Trong bối cảnh kinh tế số của Việt Nam đã và đang có những bước phát triển nhanh, nhiều triển vọng so với khu vực và thế giới, nền Báo chí cách mạng Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc chơi của xu thế hội nhập. Tại đây, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế số đã đặt ra yêu cầu cho lời giải của bài toán kinh tế báo chí - truyền thông trong bối cảnh chuyển đổi số. Lời giải của bài toán này không chỉ là thách thức, mà còn là cơ hội, tạo động lực để báo chí Việt Nam bứt phá vươn lên mạnh mẽ, tiếp tục các nhiệm vụ chính trị của nền Báo chí cách mạng hiện đại.
Từ khóa: Kinh tế báo chí số, truyền thông, xu thế, chuyển đổi số, kinh tế số
Kinh tế báo chí số - xu thế tất yếu
Trải qua gần 1 thế kỷ hình thành và phát triển, báo chí, truyền thông tiếp tục khẳng định được vai trò quan trọng trong việc phản ánh trung thực dòng chảy thông tin chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước; góp phần lan tỏa, tạo niềm tin xã hội và sức mạnh tinh thần để Việt Nam bứt phá vươn lên, phát triển phồn vinh, hưng thịnh. Báo chí, truyền thông cũng làm tốt nhiệm vụ truyền tải ra thế giới những thông tin, hình ảnh sinh động, đa chiều về đất nước, con người Việt Nam giàu tiềm năng, năng động, ổn định, cởi mở, sẵn sàng hội nhập. Bên cạnh việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, báo chí Việt Nam còn giải được bài toán kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, không chỉ tạo nguồn lực vững chắc để phát triển mà còn đóng góp vào tăng trưởng kinh tế - xã hội đất nước. Lĩnh vực báo chí hiện không chỉ là thị trường mà đã được thừa nhận là một ngành kinh tế, thậm chí ngành kinh tế mũi nhọn trong bối cảnh số hóa nền kinh tế của các quốc gia. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, doanh thu lĩnh vực báo chí, truyền thông những năm gần đây có sự tăng trưởng vượt bậc. Năm 2020, doanh thu lĩnh vực báo chí, truyền thông cả nước đạt 27,66 nghìn tỷ đồng, đóng góp vào ngân sách nhà nước trên 1,4 nghìn tỷ đồng. Năm 2023, doanh thu lĩnh vực này tăng lên 43,34 nghìn tỷ đồng, mang lại trên 2 nghìn tỷ đồng cho ngân sách nhà nước.
Cùng với xu hướng chuyển đổi số, sự bùng nổ và xâm nhập sâu sắc của làn sóng công nghệ số đã, đang làm thay đổi căn bản thị trường báo chí thế giới nói chung và thị trường báo chí Việt Nam nói riêng. Các cơ quan báo chí ngoài nhiệm vụ chính là tuyên truyền thông tin còn cần làm tốt và bắt kịp xu thế vận động, phát triển của thời đại công nghệ, đặc biệt là trong bối cảnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số đang ngày càng đẩy mạnh và đạt được những thành tựu nhất định. Những thay đổi thể hiện trên các khía cạnh như hành vi tiêu thụ tin tức; cấu trúc thị trường, nguồn thu… đã đặt ra yêu cầu giải bài toán kinh tế báo chí số.
Từ khóa: Kinh tế báo chí số, truyền thông, xu thế, chuyển đổi số, kinh tế số
Kinh tế báo chí số - xu thế tất yếu
Trải qua gần 1 thế kỷ hình thành và phát triển, báo chí, truyền thông tiếp tục khẳng định được vai trò quan trọng trong việc phản ánh trung thực dòng chảy thông tin chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước; góp phần lan tỏa, tạo niềm tin xã hội và sức mạnh tinh thần để Việt Nam bứt phá vươn lên, phát triển phồn vinh, hưng thịnh. Báo chí, truyền thông cũng làm tốt nhiệm vụ truyền tải ra thế giới những thông tin, hình ảnh sinh động, đa chiều về đất nước, con người Việt Nam giàu tiềm năng, năng động, ổn định, cởi mở, sẵn sàng hội nhập. Bên cạnh việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, báo chí Việt Nam còn giải được bài toán kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, không chỉ tạo nguồn lực vững chắc để phát triển mà còn đóng góp vào tăng trưởng kinh tế - xã hội đất nước. Lĩnh vực báo chí hiện không chỉ là thị trường mà đã được thừa nhận là một ngành kinh tế, thậm chí ngành kinh tế mũi nhọn trong bối cảnh số hóa nền kinh tế của các quốc gia. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, doanh thu lĩnh vực báo chí, truyền thông những năm gần đây có sự tăng trưởng vượt bậc. Năm 2020, doanh thu lĩnh vực báo chí, truyền thông cả nước đạt 27,66 nghìn tỷ đồng, đóng góp vào ngân sách nhà nước trên 1,4 nghìn tỷ đồng. Năm 2023, doanh thu lĩnh vực này tăng lên 43,34 nghìn tỷ đồng, mang lại trên 2 nghìn tỷ đồng cho ngân sách nhà nước.
Cùng với xu hướng chuyển đổi số, sự bùng nổ và xâm nhập sâu sắc của làn sóng công nghệ số đã, đang làm thay đổi căn bản thị trường báo chí thế giới nói chung và thị trường báo chí Việt Nam nói riêng. Các cơ quan báo chí ngoài nhiệm vụ chính là tuyên truyền thông tin còn cần làm tốt và bắt kịp xu thế vận động, phát triển của thời đại công nghệ, đặc biệt là trong bối cảnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số đang ngày càng đẩy mạnh và đạt được những thành tựu nhất định. Những thay đổi thể hiện trên các khía cạnh như hành vi tiêu thụ tin tức; cấu trúc thị trường, nguồn thu… đã đặt ra yêu cầu giải bài toán kinh tế báo chí số.
Kinh tế báo chí Việt Nam tham gia mạnh mẽ vào "cuộc chơi" phát triển kinh tế số
Tại Việt Nam, phát triển kinh tế báo chí số có nhiều triển vọng thành công khi có được tiền đề là nền tảng số và hạ tầng số đã, đang đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận nhờ sức ảnh hưởng mạnh mẽ của công cuộc chuyển đổi số quốc gia. Theo đó, với sự phổ cập internet 4G, 5G và tỷ lệ người dùng điện thoại thông minh ngày càng tăng, đạt 84,4% tổng số người dùng điện thoại di động. Hành vi tiêu thụ tin tức của người dân Việt Nam thay đổi mạnh mẽ, chuyển từ đọc báo in sang “báo mạng”. Sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội cũng thay đổi hình thức tiếp cận thông tin của độc giả. Bên cạnh đó, các tập đoàn truyền thông đang phát triển ngày càng mạnh mẽ góp phần đưa báo chí, truyền thông trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn chứ không đơn thuần chỉ dừng lại ở mức độ phục vụ nhu cầu thông tin của công chúng.
Những yêu cầu thay đổi đối với kinh tế báo chí không chỉ đến từ xu thế thời đại mà còn được thúc đẩy từ thách thức thực tiễn. Hiện nay, nguồn thu chính của các cơ quan báo chí Việt Nam đến từ: Quảng cáo trên báo in; ngân sách từ nhà nước/cơ quan chủ quản; doanh thu từ phát hành báo in; hợp đồng truyền thông, nội dung được tài trợ, tiếp thị liên kết; quảng cáo điện tử và một số nguồn thu phi truyền thống khác. Tương tự như xu hướng nguồn thu của báo chí thế giới, doanh thu từ phát hành báo in và quảng cáo trên báo in tại Việt Nam vẫn là hai nguồn thu chính, nhưng đều đang có xu hướng giảm. Trong khi đó, thị trường quảng cáo toàn cầu ước tính tăng trưởng khoảng 5,8% trong năm 2023, tuy nhiên, quảng cáo báo chí lại giảm khoảng 4,6% và dự kiến giảm 3,1% trong năm 2024. Đáng nói là hầu hết các khoản tăng chi phí quảng cáo đều nằm trong tay các tập đoàn công nghệ lớn thay vì các cơ quan báo chí truyền thông.
Theo thông tin từ Diễn đàn Kinh tế Báo chí 2023, doanh thu của Báo chí Việt Nam đã giảm mạnh trong 2 năm cao điểm diễn ra dịch Covid-19, cụ thể: Tổng doanh thu khối báo năm 2021 giảm 30,6% so với năm 2020 và tổng doanh thu khối tạp chí năm 2021 giảm 44,6%. Những năm hậu đại dịch, doanh thu báo chí xu hướng ổn định hơn nhưng mức phục hồi, tăng trưởng còn chậm. Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) cho thấy, 78% cơ quan báo chí có doanh thu hầu như không đổi hoặc tăng nhẹ từ 10-30%; 16,9% cơ quan báo chí vẫn ghi nhận doanh thu giảm; 71,1% cơ quan báo chí có doanh thu từ quảng cáo trên báo in giữ ổn định hoặc giảm; 74,6% cơ quan báo chí có doanh thu từ quảng cáo trên báo điện tử giữ ổn định hoặc tăng.
Bên cạnh yêu cầu thực tiễn, các chính sách của Đảng và Nhà nước cũng đặt ra yêu cầu mới đối với phát triển kinh tế báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số. Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã nhấn mạnh hai trong những nhiệm vụ chung đó là tạo nguồn thu mới và thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp nội dung số. Mục tiêu đến năm 2025, các cơ quan báo chí tối ưu hóa nguồn thu, trong đó 30% cơ quan báo chí tăng doanh thu tối thiểu 20%; tầm nhìn đến năm 2030, các cơ quan báo chí tối ưu hóa nguồn thu, trong đó 50% cơ quan báo chí tăng doanh thu tối thiểu 20%.
Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nhấn mạnh, Việt Nam cần nhanh chóng nắm bắt, hành động mạnh mẽ để phát triển kinh tế số và xã hội số, phát triển thêm các ngành nghề kinh doanh mới, mở ra các thị trường mới và tạo thêm nhiều nhu cầu việc làm mới, từ đó bứt phá vươn lên thay đổi thứ hạng quốc gia. Nhiệm vụ phát triển kinh tế số và xã hội số được đặt ở mức ưu tiên cao trong các chiến lược phát triển Quốc gia. Do đó, phát triển kinh tế báo chí số là nhu cầu tất yếu, không chỉ thực hiện nhiệm vụ về doanh thu cho cơ quan báo chí mà còn là nhiệm vụ quan trọng góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số báo chí nói riêng và tham gia vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số nói chung.
Triển vọng thành công từ giải pháp phát triển kinh tế báo chí số
Không nằm ngoài xu thế, các cơ quan báo chí tại Việt Nam đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ, phát triển của kinh tế báo chí số là một trong những nhiệm vụ quan trọng để tồn tại và phát triển. Theo dữ liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến năm 2023, cả nước có 6 cơ quan báo chí chủ lực đa phương tiện; 127 báo và 671 tạp chí (gồm 319 tạp chí khoa học và 72 tạp chí văn học nghệ thuật); 72 đài phát thanh, truyền hình nói chung, trong đó có 64 đài cấp tỉnh. Theo yêu cầu của xu thế mới, các cơ quan báo chí hiện nay không ngừng nỗ lực đa dạng hóa cách tiếp cận độc giả thông qua các hình thức mới, các kênh thông tin mới. Qua đó, tích cực thúc đẩy chuyển đổi số trong báo chí, trở thành lực lượng nòng cốt, là lực lượng chủ lực hoàn thiện kinh tế báo chí số tại Việt Nam. Thêm vào đó, các hệ sinh thái số cũng tạo môi trường thuận lợi cho chuyển đổi số báo chí nói chung và phát triển kinh tế số báo chí nói riêng, từ đó, mang lại triển vọng phát triển kinh tế báo chí số trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Khảo sát của Viện nghiên cứu Báo chí Reuters cũng cho thấy, 50% lãnh đạo các cơ quan báo chí tại 32 quốc gia kỳ vọng việc thu phí báo điện tử sẽ là nguồn thu chính trong thời gian tới. Do đó, hình thức thu phí từ độc giả cũng là một trong những xu hướng đang thịnh hành và là giải pháp tiềm năng lâu dài đối với các cơ quan báo chí hiện nay. Để thực hiện được giải pháp này, các cơ quan báo chí cần tăng cường nâng cao chất lược sản phẩm, hướng đến hệ sinh thái nội dung số. Thay đổi cách vận hành của cả đơn vị và trong một số trường hợp nhằm tạo ra mô hình kinh doanh mới. Cần xác định và phân loại đối tượng độc giả, hướng đến tổ chức sản xuất tin tức, sản phẩm đến đáp ứng nhu cầu, thị hiếu, mục tiêu nhằm chiếm lĩnh thị trường bằng một số hoạt động cụ thể như: Nghiên cứu đánh giá công chúng/thị trường/khách hàng; thiết lập mô hình thông tin phù hợp với thị hiếu; tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghệ số hiện đại. Đây cũng là giải pháp cốt lõi để nâng cao chất lượng sản phẩm báo chí số trong bối cảnh thúc đẩy chuyển đổi số báo chí.
Từ những nền tảng tiềm năng hiện có, chuyên gia khuyến nghị một số giải pháp phát triển kinh tế báo chí số trong ngắn hạn, gồm: (i) Miễn, giảm thuế giá trị gia tăng với toàn bộ sản phẩm báo chí; (ii) Đơn giản hóa thủ tục hành chính với các gói truyền thông chính sách; (iii) Tạo thuận lợi trong thực hiện nghĩa vụ kiểm soát tương tác người dùng khi báo chí hiện diện trên các nền tảng Mạng xã hội.
Trong tầm nhìn dài hạn, có thể tham khảo và triển khai một số giải pháp thúc đẩy kinh tế báo chí số Việt Nam như: Đẩy mạnh xã hội hóa để tăng đầu tư cho năng lực công nghệ, kinh doanh cho các cơ quan báo chí; Thông qua vai trò cầu nối của Bộ Thông tin và Truyền thông và các Hiệp hội trong lĩnh vực, hỗ trợ các cơ quan báo chí tăng cường hiện diện và hợp tác kinh doanh với nền tảng mạng xã hội; Tập trung ngân sách cho một số cơ quan báo chí cốt lõi để xây dựng nhóm đơn vị truyền thông chủ lực. Qua đó, thúc đẩy các “đầu tàu” tạo động lực, hỗ trợ, giúp đỡ các cơ quan báo chí cùng phát triển.
Phát triển kinh tế báo chí số tuy đã nhen nhóm trong nhiều năm nhưng vẫn là một trong những lĩnh vực mới, còn vướng phải nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Vấn đề đó đặt ra yêu cầu cần có một hành lang pháp lý để hành trình chuyển đổi số báo chí cũng như phát triển kinh tế báo chí số đảm bảo hiệu quả, thông suốt, chặt chẽ. Vì vậy, Chính phủ cần nghiên cứu tổng thể về kinh tế báo chí trong bối cảnh truyền thông số; đồng thời, xây dựng, hoàn thiện các khung phổ pháp lý, chính sách phát triển để tạo nền tảng vững chắc cho phát triển nguồn lực báo chí Việt Nam. Qua đó, thúc đẩy chuyển đổi số báo chí, phát triển kinh tế báo chí, tạo động lực để xây dựng nền Báo chí cách mạng Việt Nam trường tồn, nhân văn, đậm đà, vì sự phồn vinh của đất nước.
Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông: “Báo chí muốn phát triển thì cần không gian mới, cần lực lượng sản xuất mới, cần nguồn lực sản xuất mới, cần yếu tố sản xuất mới và cần động lực mới. Không gian mới là không gian số. Lực lượng sản xuất mới là công nghệ số. Nguồn lực sản xuất mới là nhân lực số. Yếu tố sản xuất mới là dữ liệu số. Động lực mới là đổi mới sáng tạo số. Bởi vậy, đầu tư vào công nghệ số, nhân lực số, dữ liệu số và đổi mới sáng tạo số sẽ là đầu tư vì tương lai của báo chí.” Nhà báo Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam: “Báo chí nên quay trở lại với cái bản chất ban đầu đó là phải xây dựng mối quan hệ trực tiếp với độc giả, phải gắn bó với họ, phải hiểu họ là ai để đưa ra những nội dung phù hợp. “ PGS.TS Bùi Chí Trung, Phó Viện trưởng Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông: “Việc phát triển kinh tế báo chí truyền thông không chỉ cần nhìn từ một vài trường hợp cụ thể, từ riêng một lĩnh vực hay loại hình riêng biệt mà cần được nhìn nhận ở quy mô tổng thể, chiến lược và toàn diện của hệ thống báo chí quốc gia, gắn với bối cảnh phát triển kinh tế số mạnh mẽ hiện nay. Từ đó có bước phát triển đột phá nhằm thực hiện tốt vai trò, chức năng báo chí cách mạng, của hệ thống truyền thông Việt Nam chuyên nghiệp và nhân văn”./. |
Thu Hiền