Như vậy so với mức đỉnh 62,4 triệu đồng/lượng bán ra trong tuần trước, giá vàng trong nước đã giảm khoảng 3,4 triệu đồng/lượng.
Còn so với mức giá đóng cửa tuần trước, giá vàng SJC đã giảm 1,14 triệu đồng/lượng ở chiều mua và giảm 1,34 triệu đồng/lượng ở chiều bán. Biên độ mua - bán ở mức 1,6 triệu đồng/lượng.
Cùng giờ, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng SJC cho thị trường Hà Nội ở mức 57,60 triệu đồng/lượng (mua vào) và 59,00 triệu đồng/lượng (bán ra). Giảm 400 nghìn đồng/lượng ở chiều mua và giảm 500 nghìn đồng/lượng ở chiều bán so với giá đóng của tuần trước. Biên độ mua - bán ở mức 1,4 triệu đồng/lượng.
Trên thị trường thế giới, sau khi thiết lập đỉnh 2.075 USD/ozt tại phiên giao dịch cuối cùng của tuần trước (7-8), giá vàng giao ngay thế giới đã hạ nhiệt và điều chỉnh giao dịch quanh mốc 2.020 USD/ozt.
Tính đến 11 giờ, giá vàng giao ngay thế giới được giao dịch ở mức giá 2.028 USD/ozt tương đương 56,90 triệu đồng/lượng theo tỷ giá bán ra 23.270 của Vietcombank (chưa tính các loại thuế phí) thấp hơn giá vàng trong nước khoảng 2 triệu đồng/lượng.
Trong một thông cáo phát đi ngày 6-8, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhận định, “trong thời gian tới, giá vàng thế giới có thể còn biến động khó lường, chủ yếu phụ thuộc vào diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu, cũng như tình hình địa chính trị trên thế giới”.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng cho biết: “Sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến giá vàng trên thị trường”; đồng thời khẳng định: “Nếu có diễn biến bất thường, sẽ có các giải pháp và đủ nguồn lực để bình ổn thị trường”.
Tỷ giá trung tâm ngày 10-8 được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ở mức 23.215 đồng/USD (tăng 12 đồng/USD so với ngày 6-8).
Ngân hàng Vietcombank vẫn giữ nguyên mức tỷ giá gần như không đổi trong hơn 1 tháng gần đây. Cụ thể, tỷ giá USD được niêm yết ở mức 23.060 đồng (mua vào), và 23.270 đồng (bán ra).
- Cần thay đổi phương thức quản lý thị trường vàng
- Giá vàng hôm nay tiếp tục vượt mốc 61 triệu đồng