Trái phiếu riêng lẻ, chờ vá nỗi đau

|

Tình trạng doanh nghiệp đến hạn không trả được cả lãi và gốc trái phiếu vẫn diễn ra phổ biến. Cực chẳng đã, không ít trái chủ của nhiều doanh nghiệp đành "chấp nhận gật đầu" với phương án giãn nợ, thậm chí buông xuôi vì... quá nản. Thị trường vẫn chờ lành các vết thương trái phiếu.

Trái chủ khóc ròng khi doanh nghi???p khất lần và thất hứa

Nửa cuối năm 2022, thị trường trái phiếu doanh nghi???p riêng lẻ chứng kiến "cú sốc" tâm lý lan rộng khi nhà đầu tư thường xuyên thấy nhiều vụ việc bị các cơ quan chức năng xử lý. Niềm tin suy giảm kết hợp thanh khoản dòng tiền trả nợ trái phiếu của nhiều doanh nghi???p gặp khó khăn đã khiến thị trường này gia tăng rủi ro.

Gần 500 nhà đầu tư trái phiếu của Công ty TNHH Nam Land (Nam Land) đã ủy quyền cho Công ty CP Chứng khoán Tân Việt (TVSI) nộp đơn khởi kiện Nam Land và các bên liên quan ra Tòa án nhân dân Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là các nhà đầu tư đã tham gia mua lô trái phiếu doanh nghi???p riêng lẻ mã NALCH2124001, có tổng trị giá khoảng 900 tỷ đồng do Nam Land phát hành ngày 13/7/2021.

Trả lãi được 5 kỳ, đến kỳ trả lãi ngày 13/1/2023, Nam Land đã không trả được. Công ty này có công văn xin khất nợ trái chủ đến ngày 28/2/2023. Nam Land cũng tổ chức đại hội trái chủ và thông báo sẽ mua lại trái phiếu trước ngày 30/6/2023. Nhưng đến ngày 28/2/2023, Nam Land chỉ trả được 50% tiền l??i và xin khất tiếp số còn lại vào cuối tháng 3/2023. Đến hẹn, Nam Land tiếp tục không trả được l??i và chính thức bị tuyên... vỡ nợ trái phiếu.

Các trái chủ yêu cầu Vietcombank (đơn vị quản lý tài khoản, quản lý tài sản bảo đảm) bán tài sản bảo đảm để trả l??i và gốc trái phiếu. Vietcombank cũng đã có công văn gửi Nam Land yêu cầu bàn giao tài sản bảo đảm nhưng tổ chức phát hành không ký bàn giao tài sản. Cực chẳng đã, trái chủ phải khởi kiện Nam Land để yêu cầu bàn giao tài sản bảo đảm.

Tương tự, Hưng Thịnh Land cũng gặp thách thức trong việc bảo đảm thanh toán gốc, lãi theo tiến độ đã cam kết. Đơn cử, ở lô trái phiếu H79CH2123002 có khối lượng phát hành 400 tỷ đồng, ngày phát hành 19/3/2021, ngày đáo hạn là 19/3/2023. Vào ngày đáo hạn, Hưng Thịnh Land chưa thực hiện được cam kết với nhà đầu tư.

Trong bối cảnh khó khăn, doanh nghi???p này đã họp hội nghị người sở hữu trái phiếu, xin được hỗ trợ, cam kết trả gốc, lãi theo tiến độ hằng tháng để đến ngày 19/9/2023 trả hết gốc, lãi trái phiếu. Tuy nhiên, việc thực hiện cam kết trên bị gián đoạn bởi doanh nghi???p này chưa thể “gỡ khó” như mong đợi.

Tới tháng 7/2023, đại diện Hưng Thịnh Land mới thực hiện xin ý kiến trái chủ gia hạn thời gian trả gốc trái phiếu thêm 7 tháng nữa, kéo dài đến ngày 19/4/2024. Theo đó, phía doanh nghi???p sẽ mua lại từ 5%-10% tiền gốc trái phiếu cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, khi nghị quyết người sở hữu trái phiếu có hiệu lực, Hưng Thịnh Land chưa thể mua lại cũng như trả lãi, việc thực hiện cam kết vẫn là thách thức lớn. Trong khi đó, theo công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính mà Hưng Thịnh Land gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), tính đến cuối tháng 3/2023, Hưng Thịnh Land có 22 lô trái phiếu doanh nghi???p đang lưu hành.

Mới đây, trái chủ của Công ty TNHH Nova Thảo Điền (Nova Thảo Điền) đã bỏ phiếu không thông qua các nội dung xin ý kiến của doanh nghi???p này. Lô trái phiếu trị giá 2.300 tỷ đồng, phát hành ngày 5/9/2022 có kỳ hạn 5 năm, trả lãi 6 tháng một lần, Nova Thảo Điền xin trả 20% lãi đến hạn, đổi thời gian đáo hạn xuống ngày 15/3/2025, dồn lãi xuống cuối kỳ và xin không tính lãi phạt…

Không chỉ có trái phiếu ngành bất động sản gặp khó khăn, trái phiếu năng lượng cũng chẳng sáng sủa hơn là mấy. Lô trái phiếu doanh nghi???p của Công ty cổ phần Năng lượng Nam Phương, doanh nghi???p có liên quan đến hệ sinh thái Bitexco, đến hạn trả lãi ngày 30/8/2023 cũng "mất hút" khiến cổ đông chỉ biết... khóc ròng!

Thống kê của HNX cho thấy, đến nay có 50 tổ chức phát hành đã đạt được thỏa thuận gia hạn gốc, lãi với trái chủ, với giá trị hơn 95.000 tỷ đồng. Song như đã đề cập, không ít trường hợp trái chủ phải ngậm bồ hòn làm ngọt chấp nhận giãn nợ vì tổ chức phát hành… mất khả năng thanh toán.

Gỡ dần "mớ bòng bong"

Cũng theo HNX, giá trị mua lại trước hạn trái phiếu doanh nghi???p từ đầu năm 2023 đến nay là khoảng 176.000 tỷ đồng, từ nay đến cuối năm áp lực đáo hạn còn 90.000 tỷ đồng. Hai tháng gần đây, một số doanh nghi???p cũng rục rịch phát hành được trái phiếu, với gần 60 lượt phát hành, giá trị huy động hơn 76.000 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Quang Thuân, Tổng Giám đốc FiinRatings cho rằng, chính sách giãn, hoãn nợ đối với tín dụng ngân hàng theo Thông tư số 02/2023/TT-NHNN và tái cơ cấu trái phiếu doanh nghi???p theo Nghị định số 08/2023/NĐ-CP có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm áp lực nợ đến hạn cho các tổ chức phát hành trái phiếu. Về bản chất, nợ được đẩy vào "thì tương lai" và chất lượng tín dụng của doanh nghi???p không thay đổi. Trong thực tế, các vấn đề pháp lý vẫn đang là điểm nghẽn không chỉ đối với khả năng vay vốn ngân hàng, mà còn đối với việc phát hành trái phiếu doanh nghi???p.

Để thị trường trái phiếu doanh nghi???p dần hồi phục và niềm tin của nhà đầu tư thật sự trở lại, các giải pháp thúc đẩy và xử lý các điểm nghẽn trái phiếu vẫn đóng vai trò quan trọng. Theo bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Phân tích Công ty cổ phần Chứng khoán MBS, thị trường trái phiếu doanh nghi???p nắm giữ nguồn vốn rất lớn cho nền kinh tế. Mỗi biến động, dù là nhỏ của thị trường, cũng có tác động lớn tới nền kinh tế. Một thách thức cho thị trường vốn các tháng cuối năm nay và năm 2024 là làm sao có được các giải pháp gỡ dần "mớ bòng bong" nợ đọng trái phiếu.


Thứ trưởng Tài chính Nguyễn Ðức Chi:

"Thông điệp của Chính phủ rất rõ ràng là không hình sự hóa các quan hệ kinh tế. Doanh nghi???p phải tôn trọng các thỏa thuận của doanh nghi???p phát hành với nhà đầu tư theo quy định pháp luật và phải thực thi trách nhiệm của mình. Doanh nghi???p phát hành phải chịu trách nhiệm đến cùng những nghĩa vụ, cam kết của mình với nhà đầu tư. Nhà nước bảo đảm việc đó được thực hiện".
Link Truy Cập Starburst