Bầu cử Quốc hội Liên bang Đức: Định hình tương lai khối EU

|

Đúng như kết quả thăm dò dư luận trước thời điểm bỏ phiếu, các kết quả thăm dò sau bầu cử cho thấy, liên đảng Liên minh Dân chủ cơ đốc giáo (CDU) và Liên minh Xã hội cơ đốc giáo (CSU) của đương kim Thủ tướng Angela Merkel đã giành chiến thắng cuộc bầu cử quốc hội Đức với 32,5%-33,5% số phiếu. \r\n

 

Theo sau là đảng Dân chủ xã hội với 20%-21% số phiếu. Chiến thắng dễ dàng này đã đảm bảo cho bà Merkel tiếp tục nhiệm kỳ thứ 4.
Yếu tố cực hữu

8 giờ sáng 24-9, các điểm bỏ phiếu thuộc 299 khu vực bầu cử trên toàn nước Đức đã đồng loạt mở cửa đón cử tri đi bầu Quốc hội Liên bang khóa 2017-2021. Đây không chỉ là cuộc bầu cử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nước Đức trong vòng 4 năm tới mà còn là cuộc bầu cử được đánh giá quan trọng hàng đầu ở châu Âu trong năm 2017, góp phần định hình tương lai của Liên minh châu Âu (EU).

Tuy nhiên, chiến thắng của liên minh CDU lại bị bóng đen che phủ bởi Đảng cực hữu Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) đã lần đầu có ghế trong Quốc hội với 13% số phiếu và thậm chí trở thành lực lượng chính trị lớn thứ 3 tại Đức.

Kết quả này không những là một bước ngoặt trong thời kỳ hậu chiến Đức mà còn cho thấy mức độ chia rẽ sâu sắc trong xã hội Đức với tỷ lệ hài lòng cao về bà Merkel nhưng đồng thời cũng mong muốn có một sự thay đổi lớn sau hơn một thập niên lãnh đạo của bà.
 Thủ tướng Angela Merkel đi bỏ phiếu tại một điểm bầu cử ở trung tâm thủ đô Berlin
 Ngày 23-9, các thành viên thuộc tổ chức Smaller Than Five (Nhỏ hơn 5) tiếp tục xuống đường vận động người dân đi bỏ phiếu nhằm ngăn chặn AfD có được 5% phiếu bầu cần thiết để vào Quốc hội Đức để giữ cho số lượng nghị sĩ đại diện cho cử tri của AfD ở mức thấp. Họ cáo buộc một loạt mối nguy hại mà AfD có thể gây ra, trong đó có việc thông qua các chính sách hoài nghi biến đổi khí hậu giống như Tổng thống Mỹ Donald Trump, nguy cơ EU tan rã, chống lại người tị nạn và người nhập cư.

Nhiệm kỳ thứ tư đương kim Thủ tướng

Nếu như cuộc bầu cử 2017 đánh dấu một bước ngoặt về hình thức lẫn nội dung trong chính trị Đức sau chiến tranh, thì cuộc bầu cử lần này cũng lại không có nhiều bất ngờ khi bà Merkel tiếp tục giữ chức thủ tướng nhiệm kỳ 4.

Bà Merkel là chính trị gia theo đường lối bảo thủ, được đánh giá cao trong nhiệm kỳ vừa qua nhờ cách xử lý khôn khéo đối với cuộc khủng hoảng người nhập cư vào châu Âu. GDP vẫn tăng trưởng tốt, khủng hoảng người nhập cư được kiểm soát tốt… đã đem lại cho bà Merkel nhiều lợi thế hơn bất cứ ứng cử viên nào. Đối với nhiều người Đức, bà đại diện cho sức mạnh và sự ổn định trong một thế giới đầy thay đổi chính trị. Việc đảng của bà Merkel giành chiến thắng dường như sẽ ít có bất ngờ, thì kịch bản hậu bầu cử ở Đức là câu hỏi khó khi SPD đã lên tiếng từ chối tham gia liên minh với CDU/CSU. 

Không chỉ quan trọng đối với nước Đức, cuộc bầu cử này còn có ý nghĩa quyết định số phận của EU trong tương lai, nhất là khi những vấn đề mà EU đang phải đương đầu cũng tác động mạnh mẽ tới đời sống chính trị-xã hội của nước Đức. Với vai trò là đầu tàu của EU và ngày càng can dự tích cực vào nhiều vấn đề quốc tế và khu vực, Đức cùng với Pháp, sẽ góp phần củng cố EU trước nguy cơ tan rã từ vấn đề Brexit (Anh rời khỏi EU) cũng như cuộc khủng hoảng nợ công, và mối quan hệ trục trặc với đối tác xuyên Đại Tây Dương là Mỹ. Đây là thử thách trước mắt mà liên minh cầm quyền mới phải vượt qua.