Hoàn thiện thể chế phát triển là một trong ba đột phá chiến lược, thể chế là "đột phá của đột phá", là nguồn lực, động lực phát triển. Quốc hội, Chính phủ đã cùng nhau thực hiện chủ trương của Đảng, đã dành nhiều thời gian, nguồn lực cho công tác hoàn thiện thể chế nhưng đến nay thể chế vẫn là "điểm nghẽn của điểm nghẽn".
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV đã thông qua số lượng lớn luật, nghị quyết (18 luật, 4 nghị quyết quy phạm pháp luật và 17 nghị quyết điều hành kinh tế, xã hội) với sự đồng thuận, thống nhất cao của các vị đại biểu Quốc hội. Trong đó, nhiều luật, nghị quyết liên quan đến các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội, như: Đầu tư; tài chính, ngân sách, thuế; an sinh xã hội; quốc phòng, an ninh.
Các luật, nghị quyết được thông qua đã quán triệt sâu sắc tinh thần đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật theo chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm, bảo đảm ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, những điểm nghẽn về thể chế nhằm khơi thông mọi nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Kết quả đó đã thể hiện quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan, tổ chức liên quan trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, sự tham gia của đồng bào, cử tri, doanh nghiệp; tiếp tục khẳng định sự phối hợp ngày càng hiệu quả, chặt chẽ giữa Quốc hội, Chính phủ.
Như vậy, với 18 luật, 21 nghị quyết được thông qua, Kỳ họp thứ 8 là kỳ họp Quốc hội có số lượng luật được thông qua lớn nhất, chiếm gần 1/3 (18/61 luật) tổng số luật được Quốc hội ban hành từ đầu nhiệm kỳ tới nay. Tính cả kỳ họp bất thường lần thứ 5 và thứ 7 thì riêng năm 2024, Quốc hội đã thông qua 31 luật, nhiều hơn tổng số luật (30 luật) được ban hành trong 3 năm trước đó - 3 năm đầu của nhiệm kỳ.
Ngay sau Kỳ họp thứ 8, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành liên quan khẩn trương triển khai hiệu quả các luật, nghị quyết, bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật, cụ thể là tuyên truyền, phổ biến pháp luật; ban hành kế hoạch; phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết…
Để thi hành, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan có nhiệm vụ ban hành 130 văn bản với 569 nội dung giao quy định chi tiết. Trong đó, có một số luật mà số lượng điều luật, nội dung giao Chính phủ, các cơ quan quy định vừa nhiều (Luật Địa chất và Khoáng sản - hơn 83 nội dung), vừa khó (như: Luật Dữ liệu), vừa đòi hỏi cao về tiến độ (như Luật sửa đổi một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam - có hiệu lực từ 01/12/2024; Luật sửa 9 luật - có hiệu lực từ 01/01/2025; Luật sửa 4 luật - có hiệu lực từ ngày 15/01/2025…), vừa quy định nhiều chính sách mới, đặc thù, các nhiệm vụ, quyền hạn mới theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các cơ quan (Luật Đầu tư công, Luật Điện lực).
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV đã thông qua số lượng lớn luật, nghị quyết (18 luật, 4 nghị quyết quy phạm pháp luật và 17 nghị quyết điều hành kinh tế, xã hội) với sự đồng thuận, thống nhất cao của các vị đại biểu Quốc hội. Trong đó, nhiều luật, nghị quyết liên quan đến các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội, như: Đầu tư; tài chính, ngân sách, thuế; an sinh xã hội; quốc phòng, an ninh.
Các luật, nghị quyết được thông qua đã quán triệt sâu sắc tinh thần đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật theo chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm, bảo đảm ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, những điểm nghẽn về thể chế nhằm khơi thông mọi nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Kết quả đó đã thể hiện quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan, tổ chức liên quan trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, sự tham gia của đồng bào, cử tri, doanh nghiệp; tiếp tục khẳng định sự phối hợp ngày càng hiệu quả, chặt chẽ giữa Quốc hội, Chính phủ.
Như vậy, với 18 luật, 21 nghị quyết được thông qua, Kỳ họp thứ 8 là kỳ họp Quốc hội có số lượng luật được thông qua lớn nhất, chiếm gần 1/3 (18/61 luật) tổng số luật được Quốc hội ban hành từ đầu nhiệm kỳ tới nay. Tính cả kỳ họp bất thường lần thứ 5 và thứ 7 thì riêng năm 2024, Quốc hội đã thông qua 31 luật, nhiều hơn tổng số luật (30 luật) được ban hành trong 3 năm trước đó - 3 năm đầu của nhiệm kỳ.
Ngay sau Kỳ họp thứ 8, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành liên quan khẩn trương triển khai hiệu quả các luật, nghị quyết, bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật, cụ thể là tuyên truyền, phổ biến pháp luật; ban hành kế hoạch; phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết…
Để thi hành, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan có nhiệm vụ ban hành 130 văn bản với 569 nội dung giao quy định chi tiết. Trong đó, có một số luật mà số lượng điều luật, nội dung giao Chính phủ, các cơ quan quy định vừa nhiều (Luật Địa chất và Khoáng sản - hơn 83 nội dung), vừa khó (như: Luật Dữ liệu), vừa đòi hỏi cao về tiến độ (như Luật sửa đổi một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam - có hiệu lực từ 01/12/2024; Luật sửa 9 luật - có hiệu lực từ 01/01/2025; Luật sửa 4 luật - có hiệu lực từ ngày 15/01/2025…), vừa quy định nhiều chính sách mới, đặc thù, các nhiệm vụ, quyền hạn mới theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các cơ quan (Luật Đầu tư công, Luật Điện lực).
Thủ tướng nêu rõ, khối lượng công việc cần thực hiện là rất lớn, việc triển khai các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 đòi hỏi sự tập trung, nỗ lực, quyết tâm rất lớn của các bộ, ngành, địa phương - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Tại Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV diễn ra chiều 25/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, khối lượng công việc cần thực hiện là rất lớn, việc triển khai các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 đòi hỏi sự tập trung, nỗ lực, quyết tâm rất lớn của các bộ, ngành, địa phương.
Yêu cầu khẩn trương ban hành 130 văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV, Thủ tướng nhấn mạnh cần phát huy hơn nữa tinh thần chia sẻ, thấu hiểu, lắng nghe, thể chế phải đi trước, mở đường cho những đột phá phát triển; phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, cương quyết xóa bỏ cơ chế "xin - cho", không tạo ra hệ sinh thái "xin - cho", loại bỏ những quy định cản trở sự phát triển, làm chậm lại tiến trình đổi mới, cương quyết cắt bỏ các thủ tục rườm rà, làm tăng chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp.
Để nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trong tổ chức triển khai thi hành pháp luật, với quan điểm "nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân; coi trọng thời gian, trí tuệ và sự quyết đoán đúng lúc; phát huy tinh thần chia sẻ, thấu hiểu, lắng nghe", Thủ tướng đề nghị các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tiếp tục phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với Chính phủ, bộ, ngành ngay từ giai đoạn đầu trong công tác xây dựng pháp luật, bảo đảm tính khả thi của các quy định trong các dự án luật, nghị quyết, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành sau khi được thông qua.
Tăng cường hoạt động giám sát trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật, kịp thời phát hiện những nội dung trái pháp luật, những vi phạm để kiến nghị các biện pháp xử lý phù hợp, bảo đảm pháp luật được thực thi nghiêm minh, hiệu quả.
Thủ tướng đề nghị các địa phương và các cơ quan liên quan bám sát thực tiễn, chủ động, tích cực đề xuất xây dựng chính sách, pháp luật, đặc biệt là tháo gỡ những điểm nghẽn, vướng mắc trong thực thi pháp luật để kịp thời điều chỉnh, bổ sung.
Với tinh thần thượng tôn pháp luật, với mục tiêu đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đổi mới cơ chế thi hành pháp luật, gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với thực hiện pháp luật theo Nghị quyết số 27 của Trung ương, Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn và tin tưởng rằng công tác triển khai thi hành pháp luật ngày càng chuyên nghiệp, bài bản, hiệu lực, hiệu quả./.
P.V