Là một tỉnh miền núi biên giới, cách xa những trung tâm kinh tế lớn, địa hình chia cắt mạnh, chính vì vậy, Cao Bằng luôn xác định nông - lâm nghiệp là trụ cột của nền kinh tế. Trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thị trường, Cao Bằng đã đẩy mạnh thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tập trung vào cây, con đặc hữu áp dụng quy trình sản xuất an toàn, hữu cơ, hình thành các chuỗi giá trị. Từ đó, Tỉnh đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm tạo đầu ra ổn định cho các sản phẩm nông lâm sản và thủy sản.
Nhằm đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, Tỉnh ủy Cao Bằng đã ban hành Chương trình số 08-CTr/TU ngày 29/4/2016 về việc thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Căn cứ vào chương trình đó, ngành Nông nghiệp Cao Bằng đã tham mưu để tỉnh ban hành các đề án với chính sách hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm nhằm chuyển hướng sản xuất từ chiều rộng sang chiều sâu. Sau một thời gian triển khai thực hiện, Ðề án đã góp phần tích cực thay đổi nhận thức của người dân trong phát triển sản xuất theo hướng đầu tư thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Đến nay, Cao Bằng đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa có quy mô lớn, giá trị cao như: Vùng trồng trúc sào ở huyện Nguyên Bình, Bảo Lạc; vùng nguyên liệu thuốc lá ở Hòa An, Hà Quảng; vùng trồng mía nguyên liệu ở các huyện Phục Hòa, Quảng Uyên, Thạch An; vùng trồng quýt ở Trà Lĩnh; vùng trồng chanh leo ở Trà Lĩnh, Phục Hòa, Quảng Uyên...
Nhằm đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, Tỉnh ủy Cao Bằng đã ban hành Chương trình số 08-CTr/TU ngày 29/4/2016 về việc thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Căn cứ vào chương trình đó, ngành Nông nghiệp Cao Bằng đã tham mưu để tỉnh ban hành các đề án với chính sách hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm nhằm chuyển hướng sản xuất từ chiều rộng sang chiều sâu. Sau một thời gian triển khai thực hiện, Ðề án đã góp phần tích cực thay đổi nhận thức của người dân trong phát triển sản xuất theo hướng đầu tư thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Đến nay, Cao Bằng đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa có quy mô lớn, giá trị cao như: Vùng trồng trúc sào ở huyện Nguyên Bình, Bảo Lạc; vùng nguyên liệu thuốc lá ở Hòa An, Hà Quảng; vùng trồng mía nguyên liệu ở các huyện Phục Hòa, Quảng Uyên, Thạch An; vùng trồng quýt ở Trà Lĩnh; vùng trồng chanh leo ở Trà Lĩnh, Phục Hòa, Quảng Uyên...
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Triệu Đình Lê và Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh
trao Bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể. Ảnh: Tư liệu
Theo đánh giá của các doanh nghiệp, nhiều diện tích đất canh tác của Cao Bằng vẫn chưa bị hoặc ít bị ảnh hưởng bởi các chất hóa học do con người sử dụng trước đó, do đó Cao Bằng đã xác định tập trung vào hướng phát triển sản phẩm nông nghiệp đặc hữu mà các địa phương khác không có hoặc nếu có thì chất lượng khác hẳn. Hiện Cao Bằng đã xác định 11 sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Tỉnh gồm: Hạt dẻ, gạo nếp (nếp Ong, nếp Hương, nếp Pì Pất, nếp cẩm), miến dong Nguyên Bình, miến dong Án Lại (Hòa An), thạch đen, đậu tương, lạc đỏ, lê vàng, thịt lợn đen, thịt gà ri, chiếu trúc xuất khẩu.
Theo đó, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh đang phát triển hiệu quả, hứa hẹn trở thành thế mạnh của địa phương như mô hình trồng gừng hữu cơ tại huyện Hà Quảng, trồng rau an toàn tại 2 huyện Thạch An, Hoà An, nuôi lợn giống, thịt tiêu chuẩn công nghiệp và hữu cơ tại huyện Hòa An... Tiềm năng phát triển nông nghiệp hữu cơ của Cao Bằng còn lớn, bởi xu thế sử dụng sản phẩm hữu cơ ngày càng tăng cả ở thị trường trong nước và trên thế giới.
Theo đó, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh đang phát triển hiệu quả, hứa hẹn trở thành thế mạnh của địa phương như mô hình trồng gừng hữu cơ tại huyện Hà Quảng, trồng rau an toàn tại 2 huyện Thạch An, Hoà An, nuôi lợn giống, thịt tiêu chuẩn công nghiệp và hữu cơ tại huyện Hòa An... Tiềm năng phát triển nông nghiệp hữu cơ của Cao Bằng còn lớn, bởi xu thế sử dụng sản phẩm hữu cơ ngày càng tăng cả ở thị trường trong nước và trên thế giới.
Người dân huyện Trà Lĩnh phát triển cây quýt đặc sản, mang lại thu nhập cao
Ảnh: Tư liệu
Bên cạnh các chương trình hỗ trợ cho sản xuất, Cao Bằng cũng quan tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư liên kết với người dân để sản xuất và bao tiêu sản phẩm đã tạo ra chuỗi giá trị cho sản phẩm. Bước đầu, một số doanh nghiệp tiêu biểu như Công ty TNHH Kolia đã phát triển hàng chục ha chè canh tác hữu cơ tại khu vực Phja Oắc, Phja Đén (Nguyên Bình), Công ty TNHH Nông lâm nghiệp Hà Quảng với hàng chục ha trồng lạc giống của các xã trong huyện Thông Nông và Hà Quảng...
Để góp phần xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, Cao Bằng tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường tư vấn, hỗ trợ các đơn vị, tổ chức và cá nhân đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm của ngành nông nghiệp. Đến nay, một số sản phẩm được đăng ký sở hữu trí tuệ như: Hạt dẻ Trùng Khánh, quýt Trà Lĩnh, miến dong hương rừng Phja Oắc, miến dong Nguyên Bình, chiếu trúc Cao Bằng, lạp sườn Tâm Hòa…
Với những thay đổi tích cực từ nhận thức của người dân đến những giải pháp mang tính then chốt của tỉnh, hiệu quả sản xuất nông nghiệp đã được nâng lên rõ rệt góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của Tỉnh./.
Để góp phần xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, Cao Bằng tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường tư vấn, hỗ trợ các đơn vị, tổ chức và cá nhân đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm của ngành nông nghiệp. Đến nay, một số sản phẩm được đăng ký sở hữu trí tuệ như: Hạt dẻ Trùng Khánh, quýt Trà Lĩnh, miến dong hương rừng Phja Oắc, miến dong Nguyên Bình, chiếu trúc Cao Bằng, lạp sườn Tâm Hòa…
Với những thay đổi tích cực từ nhận thức của người dân đến những giải pháp mang tính then chốt của tỉnh, hiệu quả sản xuất nông nghiệp đã được nâng lên rõ rệt góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của Tỉnh./.
Bế Xuân Tiến
Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Cao Bằng