Cú hích từ xây dựng kết cấu hạ tầng
Với xuất phát điểm thấp, Phú Thọ xác định ưu tiên các nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng đặc biệt tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương lồng ghép các nguồn vốn Trung ương kết hợp với ngân sách địa phương và tiền tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước để có nguồn vốn đủ lớn, đầu tư cho các công trình từ hạ tầng phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho vùng đồng bào DTTS và miền núi. Song song với nguồn lực từ các chương trình, dự án, Phú Thọ còn huy động được sức mạnh của toàn xã hội, huy động các nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.
Với xuất phát điểm thấp, Phú Thọ xác định ưu tiên các nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng đặc biệt tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương lồng ghép các nguồn vốn Trung ương kết hợp với ngân sách địa phương và tiền tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước để có nguồn vốn đủ lớn, đầu tư cho các công trình từ hạ tầng phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho vùng đồng bào DTTS và miền núi. Song song với nguồn lực từ các chương trình, dự án, Phú Thọ còn huy động được sức mạnh của toàn xã hội, huy động các nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Hoàng Thị Hạnh trao Bằng khen của Bộ trưởng,
Chủ nhiệm UBDT cho các tập thể, cá nhân
Trong 3 năm qua (từ năm 2016 đến năm 2019), chỉ riêng Chương trình 135, Tỉnh được bố trí hơn 467,9 tỷ đồng để xây dựng 1.081 lượt công trình thiết yếu phục vụ nhân dân. Ngoài ra, với chủ trương: Nhà nước và Nhân dân cùng làm, người dân vừa là người hưởng lợi, lại vừa là người trực tiếp tham gia vào tất cả các khâu, các bước thực hiện, Tỉnh đã huy động được hàng trăm tỷ đồng do nhân dân đóng góp, nhiều hộ dân tự nguyện hiến hàng ngàn m2 đất, hoa màu, tài sản, cây cối để xây dựng hạ tầng nông thôn, đặc biệt là làm đường giao thông.
Cảnh hăng say lao động của những phụ nữ Mường tại xã Khả Cửu, huyện Thanh Sơn.
Nhờ vậy, đến nay diện mạo vùng nông thôn đã có nhiều thay đổi: 100% xã có đường giao thông kiên cố, 100% các thôn bản đều đã có đường giao thông, tỷ lệ giao thông nông thôn được kiên cố hóa đạt 66,2%;100% khu dân cư đã có nhà văn hóa, trong đó, có 746 khu dân cư thuộc vùng DTTS; 100% các xã có trạm BTS phủ sóng di động 3G-4G; 100% các xã có internet băng rộng cáp quang; 93,1% thôn và 95,9% hộ được sử dụng điện lưới quốc gia (tăng khoảng 35% so với năm 2014).
Múa trống đu của đồng bào Mường huyện Thanh Sơn thường được biểu diễn trong những ngày lễ, Tết,
góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống của dân tộc.
Ảnh: Tư liệu.
Trên cơ sở kết cấu hạ tầng ngày càng được hoàn thiện, Phú Thọ tập trung triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ như chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế; chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn... Nhờ vậy, sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn, đặc biệt tại khu vực đồng bào DTTS đã có bước chuyển biến tích cực theo hướng đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ và sản xuất hàng hoá. Năm 2019, thu nhập bình quân đầu người vùng DTTS đạt trên 21 triệu/người/năm, bằng 51,78% so với mức bình quân chung cả tỉnh, tỷ lệ nghèo vùng DTTS và miền núi giảm bình quân 4%/năm. Đặc biệt, huyện Tân Sơn - nơi tập trung nhiều đồng bào DTTS sinh sống, trở thành 1 trong 8 huyện nghèo của cả nước được công nhận thoát nghèo giai đoạn 2018 - 2020.
Chuyển biến toàn diện trên các mặt
Với sự chung tay của toàn xã hội, sự nghiệp giáo dục - đào tạo đối với con em đồng bào người dân tộc thiểu số được chú trọng đầu tư, tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục. Quy mô mạng lưới và cơ sở vật chất các trường được củng cố, phát triển, 100% các xã vùng DTTS và miền núi có đủ hệ thống trường học các cấp từ mẫu giáo, tiểu học đến trung học cơ sở, tất cả các xã đặc biệt khó khăn đều có các lớp cắm bản để học sinh đi học được thuận tiện. Các trường vùng đặc biệt khó khăn, vùng DTTS và miền núi được ưu tiên đầu tư mua sắm, cấp đủ trang thiết bị, sách giáo khoa cho học sinh.
Hệ thống y tế được củng cố, phát triển từ tuyến tỉnh đến cơ sở. Các trạm y tế được đầu tư nâng cấp vật chất, trang thiết bị, thuốc chữa bệnh thiết yếu. Tỉnh có 78,7% số trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã, đội ngũ y sỹ, bác sỹ là người DTTS được tăng cường, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, hiện toàn tỉnh có trên 400 cán bộ y bác sĩ là người dân tộc thiểu số, chủ yếu công tác ở tuyến huyện và cơ sở. Công tác cấp thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng chính sách, người DTTS, người nghèo và trẻ dưới 6 tuổi được quan tâm.
Lễ hội mở cửa rừng của dân tộc Mường huyện Yên Lập
Ảnh: Tư liệu.
Phú Thọ có 50 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 4 dân tộc duy trì được bản sắc văn hoá và phong tục tập quán riêng đó là dân tộc Mường, Dao, Cao Lan (Sán Chay) và dân tộc Mông. Thời gian qua, công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa được quan tâm đẩy mạnh. 5/19 di tích được Nhà nước xếp hạng thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi được thực hiện tu bổ, tôn tạo, 12 lễ hội đã được tổ chức phục dựng và duy trì tại
địa phương. Chính các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào DTTS đã trở thành “chất liệu”để khai thác, thúc đẩy tỉnh Phú Thọ phát triển du lịch văn hóa.
Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số, tỉnh Phú Thọ đã quan tâm chỉ đạo xây dựng
điểm du lịch cộng đồng tại các bản dân tộc Mường, Dao Tiền (xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn)
là một trong 4 trung tâm du lịch trọng điểm của tỉnh.
điểm du lịch cộng đồng tại các bản dân tộc Mường, Dao Tiền (xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn)
là một trong 4 trung tâm du lịch trọng điểm của tỉnh.
Phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc và xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong vùng đồng bào DTTS và miền núi được đẩy mạnh góp phần cùng với lực lượng công an đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả các vụ việc liên quan đến an ninh trật tự, kịp thời phát hiện, ngăn chặn việc truyền “đạo lạ” trái phép, tuyên truyền vận động phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em, dụ dỗ lao động phổ thông xuất cảnh trái phép...
Những kết quả tích cực đạt được trong phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS và miền núi tại Phú Thọ đã khẳng định các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đã đi vào cuộc sống. Thời gian tới, Phú Thọ sẽ cùng cả nước thực hiện “Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”. Điều này chắc chắn sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển mới cho vùng DTTS, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội bền vững chung của toàn tỉnh./.
Mô hình nuôi bò vỗ béo ở xã Cát Trù, huyện Cẩm Khê góp phần xóa đói giảm nghèo,
nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn.
nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn.
Những kết quả tích cực đạt được trong phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS và miền núi tại Phú Thọ đã khẳng định các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đã đi vào cuộc sống. Thời gian tới, Phú Thọ sẽ cùng cả nước thực hiện “Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”. Điều này chắc chắn sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển mới cho vùng DTTS, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội bền vững chung của toàn tỉnh./.
Đinh Ngọc Thanh
Trưởng ban Dân tộc tỉnh Phú Thọ
Trưởng ban Dân tộc tỉnh Phú Thọ