Công nghiệp hiện đang là một trong những ngành có đóng góp tích cực nhất vào tăng trưởng chung của toàn bộ nền kinh tế. Ước tính 6 tháng đầu năm 2019, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp tích cực nhất (xấp xỉ 40%) vào mức tăng chung của GDP.
Ảnh minh họa, nguồn Internet
Đáng chú ý, mặc dù ngành khai khoáng 6 tháng đầu năm nay vẫn tăng thấp ở mức 1,2%, ảnh hưởng tới tốc độ tăng chung của toàn ngành công nghiệp. Bù lại, ngành chế biến, chế tạo (hiện đóng góp trên 74% vào giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp) tiếp tục có mức tăng trưởng khá cao trên 2 con số (tăng 10,8%). Những ngành công nghiệp cấp 2 có tốc độ tăng 6 tháng đầu năm cao đóng góp tích cực vào mức tăng chung của ngành chế biến, chế tạo và toàn ngành công nghiệp phải kể đến các ngành: Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 69,1% (có sự đóng góp tích cực của Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thanh Hóa quy mô lớn mới đi vào sản xuất từ giữa năm 2018); sản xuất kim loại tăng 40,1% (có sự đóng góp tích cực của Formosa, Hà Tĩnh quy mô lớn, mới đi vào sản xuất chính thức từ năm 2017); khai thác quặng kim loại tăng 18,1%; chế biến gỗ, sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 15,1%; sản xuất sản phẩm từ cao su, plasstic tăng 14,7%. Một số ngành có mức tăng khá: In, sao chép bản ghi và sản xuất giường, tủ, bàn ghế cùng tăng 13%; khai thác than cứng và than non tăng 11,9%; sản xuất xe có động cơ tăng 11,7%. Các địa phương có tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm nay cao gồm: Trà Vinh tăng 45,2%; Thanh Hóa tăng 38,6%; Hà Tĩnh tăng 32,4%...
Dự báo sản xuất công nghiệp 6 tháng cuối năm sẽ tăng trưởng khả quan, tiếp tục đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của toàn bộ nền kinh tế với những điểm sáng kỳ vọng:
- Ngành sản xuất ô tô dự báo tăng trưởng đột biến với sự xuất hiện của sản phẩm mới mang thương hiệu ô tô Vinfast (thương hiệu ô tô Việt Nam đầu tiên xuất bán sản phẩm từ giữa tháng 6/2019) bổ sung năng lực mới 6 tháng cuối năm cho ngành công nghiệp Hải Phòng và công nghiệp cả nước với quy mô khá lớn: Dự kiến sản lượng ô tô các loại sản xuất đạt gần 29 nghìn chiếc với giá trị thương mại gần 23 nghìn tỷ đồng.
- Ngành lọc hóa dầu (có sự đóng góp tích cực của Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thanh Hóa) 6 tháng đầu năm sản lượng xăng, dầu sản xuất các loại đạt 6,1 triệu tấn, tăng 58,1% so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến 6 tháng cuối năm ngành này tiếp tục tăng trưởng tốt nếu như các doanh nghiệp lọc hóa dầu kết nối tốt chuỗi giá trị giữa các đơn vị sản xuất với các đơn vị tiêu thụ xăng dầu trong nước. Hiện các doanh nghiệp sản xuất xăng dầu mới chỉ sản xuất 60% công suất thiết kế do chưa kết nối đầy đủ khâu tiêu thụ với các đơn vị phân phối xăng dầu trong nước.
- Khai thác than đá tăng trưởng khả quan do nhu cầu sử dụng than cho sản xuất nhiệt điện tiếp tục tăng.
- Khai thác than đá tăng trưởng khả quan do nhu cầu sử dụng than cho sản xuất nhiệt điện tiếp tục tăng.
Ngành sản xuất thép 6 tháng đầu năm sản xuất được 16,6 triệu tấn thép các loại, tăng 36,6% so với cùng kỳ, dự kiến có xu hướng tăng tích cực trong 6 tháng cuối năm do sản xuất và tiêu thụ tốt.
- Ngành sản xuất than đá dự kiến 6 tháng cuối năm tiếp tục tăng trưởng tích cực do tiêu thụ sản phẩm thuận lợi, chủ yếu cung cấp nhiên liệu cho sản xuất nhiệt điện.
- Ngành sản xuất than đá dự kiến 6 tháng cuối năm tiếp tục tăng trưởng tích cực do tiêu thụ sản phẩm thuận lợi, chủ yếu cung cấp nhiên liệu cho sản xuất nhiệt điện.
- Ngành sản xuất xi măng dự kiến tăng trưởng tốt hơn trong 6 tháng cuối năm với dự báo ngành xây dựng, bất động sản phát triển tốt hơn 6 tháng đầu năm.
- Các ngành công nghiệp có sản phẩm phục vụ ngành nông nghiệp 6 tháng đầu năm giảm hoặc tăng thấp hơn cùng kỳ, có xu hướng tăng cao hơn vào 6 tháng cuối năm do khó khăn của ngành nông nghiệp được khắc phục hoặc giải tỏa như: sản xuất phân bón, thức ăn cho gia súc, gia cầm…
- Các ngành công nghiệp có sản phẩm phục vụ ngành nông nghiệp 6 tháng đầu năm giảm hoặc tăng thấp hơn cùng kỳ, có xu hướng tăng cao hơn vào 6 tháng cuối năm do khó khăn của ngành nông nghiệp được khắc phục hoặc giải tỏa như: sản xuất phân bón, thức ăn cho gia súc, gia cầm…
Trong năm 2019 Việt Nam ký kết mới hai hiệp định thương mại tự do quan trọng là: Hiệp định Đối tác tiến bộ và toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) (tháng 3) và Hiệp đinh thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) (tháng 6) sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến, chế tạo 6 tháng cuối năm và thời gian tới tăng khối lượng sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng công nghiệp nhiều lợi thế cạnh tranh như: Sản xuất các sản phẩm điện tử, điện thoại di động; dệt, may, da và các sản phẩm liên quan; sản xuất đồ gỗ;…
Theo dự báo của các doanh nghiệp (DN), 6 tháng cuối năm 2019, ngành chế biến, chế tạo có xu hướng tăng trưởng và phát triển tốt, cụ thể: Về khối lượng sản xuất: 91,9% số DN lạc quan cho rằng 6 tháng cuối năm 2019 khối lượng sản xuất tăng và giữ ổn định so với 6 tháng đầu năm 2019 (trong đó 58,6% DN dự báo tăng); về đơn hàng sản xuất: 91,9% số DN dự báo tăng và giữ ổn định (54,1% DN dự báo tăng); về đơn hàng xuất khẩu: 92,2% DN lạc quan cho rằng 6 tháng cuối năm 2019 tăng và giữ ổn định so với 6 tháng đầu năm 2019 (44,8% DN dự báo tăng).
Với những điểu sáng kỳ vọng như vậy, dự báo sản xuất công nghiệp 6 tháng cuối năm tiếp tục đà tăng trưởng khả quan, đóng góp tích cực cho tăng trưởng chung của toàn bộ nền kinh tế hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm 2019 đạt mức 6,8% mà Quốc hội đề ra./.
TS. Phạm Đình Thúy
Vụ trưởng Vụ Thống kê Công nghiệp, Tổng cục Thống kê