Theo dự báo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), năm 2020, sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống đạt 261 tỷ kW giờ, tăng xấp xỉ 9% so với năm 2019. Trên cơ sở tính toán cung - cầu, các chuyên gia cho rằng, việc bảo đảm nguồn cung ứng điện, đặc biệt là cấp điện mùa khô năm 2020 sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thách thức, bởi những diễn biến phức tạp của thời tiết, thủy văn không thuận lợi, kèm theo đó là những ảnh hưởng không nhỏ từ việc một số công trình nguồn điện chậm tiến độ… Chính vì vậy, để đảm bảo nguồn cung ứng điện phục vụ sản xuất kinh doanh cũng như sinh hoạt của người dân, ngành điện đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đảm bảo mục tiêu không để thiếu điện trong mọi tình huống theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Ngành điện - đối diện với nhiều khó khăn, thách thức
Tập đoàn điện lực Việt Nam cho biết, năm 2019, ngành điện gặp nhiều khó khăn khi thời tiết diễn biến cực đoan, dẫn tới phụ tải điện tăng cao, khô hạn xảy ra tại nhiều khu vực, nguồn cung cấp nguyên liệu than, khí cho sản xuất điện hạn chế. Việc bảo đảm cấp điện năm 2020 được dự báo có nhiều bất cập do khô hạn trên diện rộng, lượng nước tích trong các hồ thủy điện đến hết năm 2019 hụt 4,55 tỷ m3 nước so mực nước dâng bình thường.
Cùng với đó, hệ thống điện hầu như không có dự phòng về nguồn cấp, trong đó tiến độ đầu tư các dự án nguồn mới hầu như đều chậm hơn dự kiến, gây khó khăn lớn cho việc cung cấp điện.
Bước vào năm 2020, ngành điện tiếp tục đứng trước nhiều thách thức, đặc biệt là sự gia tăng không ngừng nhu cầu sử dụng điện của người dân. Theo dự báo, điện sản xuất và mua toàn hệ thống năm 2020 là 261,456 tỷ kWh, tăng 8,97% so với năm 2019. Trong khi đó, nguồn cung mới bổ sung cho năm 2020 không đáng kể, chủ yếu là nguồn năng lượng tái tạo, tuy nhiên số giờ vận hành chưa cao; Các hồ thuỷ điện không tích được nước trong hồ đến mực nước dâng bình thường từ cuối năm 2019, dự báo nước về hồ chứa 6 tháng đầu năm 2020 kém hơn trung bình nhiều năm.
Ngành điện - đối diện với nhiều khó khăn, thách thức
Tập đoàn điện lực Việt Nam cho biết, năm 2019, ngành điện gặp nhiều khó khăn khi thời tiết diễn biến cực đoan, dẫn tới phụ tải điện tăng cao, khô hạn xảy ra tại nhiều khu vực, nguồn cung cấp nguyên liệu than, khí cho sản xuất điện hạn chế. Việc bảo đảm cấp điện năm 2020 được dự báo có nhiều bất cập do khô hạn trên diện rộng, lượng nước tích trong các hồ thủy điện đến hết năm 2019 hụt 4,55 tỷ m3 nước so mực nước dâng bình thường.
Cùng với đó, hệ thống điện hầu như không có dự phòng về nguồn cấp, trong đó tiến độ đầu tư các dự án nguồn mới hầu như đều chậm hơn dự kiến, gây khó khăn lớn cho việc cung cấp điện.
Bước vào năm 2020, ngành điện tiếp tục đứng trước nhiều thách thức, đặc biệt là sự gia tăng không ngừng nhu cầu sử dụng điện của người dân. Theo dự báo, điện sản xuất và mua toàn hệ thống năm 2020 là 261,456 tỷ kWh, tăng 8,97% so với năm 2019. Trong khi đó, nguồn cung mới bổ sung cho năm 2020 không đáng kể, chủ yếu là nguồn năng lượng tái tạo, tuy nhiên số giờ vận hành chưa cao; Các hồ thuỷ điện không tích được nước trong hồ đến mực nước dâng bình thường từ cuối năm 2019, dự báo nước về hồ chứa 6 tháng đầu năm 2020 kém hơn trung bình nhiều năm.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Hiện nay, nguồn điện chủ yếu dựa vào thủy điện, tuy nhiên, theo Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia, tại khu vực Nam bộ và Tây Nguyên, năm nay mùa mưa đến muộn, khoảng cuối tháng 5 mới bắt đầu. Trong khi đó, tại miền Bắc và miền Trung, hiện mới đang khởi động mùa nắng nóng, nhiều nơi khô hạn.
Theo dự báo, nhiệt độ trung bình từ tháng 5 đến tháng 10 trên phạm vi toàn quốc sẽ phổ biến cao hơn trung bình khoảng 0,5-10C; riêng trong tháng 5 tại Bắc bộ và Bắc Trung bộ, nhiệt độ cao hơn tới 1-20C. Trong cả thời kỳ dự báo, toàn bộ các khu vực trên phạm vi cả nước có xu hướng thiếu hụt mưa từ 10%-30% so với trung bình, trong đó khu vực Tây Bắc và Trung bộ thiếu hụt mưa từ 30%-50%.
Báo cáo của EVN cho biết, trong tháng 4/2020, lưu lượng nước về các hồ thủy điện vẫn ở mức kém (trừ một số hồ thủy điện tại miền Bắc, miền Trung có lượng nước về cuối tháng 4 có phần được cải thiện). Tổng sản lượng thủy điện theo nước về tháng 4 tương ứng 1,5 tỷ kWh điện, thấp hơn 477 triệu kWh so với kế hoạch. Lũy kế 4 tháng đầu năm, tổng lượng nước về đạt 6,61 tỷ kWh, thấp hơn khoảng 3 tỷ kWh so với kế hoạch. Do đó, trong tháng 4, sản lượng điện sản xuất của toàn hệ thống chỉ đạt 18,54 tỷ kWh, giảm 9,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Lũy kế 4 tháng, sản lượng toàn hệ thống đạt 75,83 tỷ kWh, tăng 2,05% so với cùng kỳ năm 2019, nhưng chủ yếu do tăng từ nhiệt điện than và nhiệt điện dầu. Cụ thể, trong 4 tháng, điện từ thủy điện đạt 11,6 tỷ kWh, giảm 36,5% so với cùng kỳ năm 2019, còn từ nhiệt điện than đạt 45,33 tỷ kWh, tăng 17,56% so với cùng kỳ năm 2019; từ nhiệt điện dầu đạt 1,02 tỷ kWh, tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2019. Ngoài ra, nguồn từ năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối) cũng được huy động tối đa, đạt 3,69 tỷ kWh. Riêng điện mặt trời đạt 3,13 tỷ kWh, gấp 19,5 lần so với cùng kỳ năm 2019.
Theo dự báo, năm 2020 để đảm bảo cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia, các nguồn nhiệt điện than, thủy điện và nhiệt điện khí vẫn giữ vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, để đảm bảo cung cấp đủ điện, dự kiến sẽ phải huy động khoảng 3,4 tỷ kWh từ nguồn điện dầu giá cao. Riêng mùa khô năm 2020 (tập trung vào các tháng 3,4,5,6) sẽ phải huy động khoảng 3,153 tỷ kWh từ nguồn điện chạy dầu do tình hình thủy văn không thuận lợi và các nhà máy thủy điện lớn (Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà) phải phục vụ đổ ải trong tháng 01- 02/2020, nên sẽ không có khả năng huy động cao trong các tháng cao điểm mùa khô.
Bên cạnh đó, năm 2020 dự kiến sẽ có nhiều khó khăn trong vận hành hệ thống điện bởi nhu cầu điện tăng trưởng cao hơn so với dự báo, việc cung cấp than, khí và lượng nước trong hồ chứa thủy điện tiếp tục không thuận lợi. Cùng với đó, công tác bảo đảm cân đối tài chính của EVN gặp nhiều khó khăn, bởi chi phí đầu vào của sản xuất điện có xu hướng tăng (như giá than, khí cho sản xuất điện)... điều này cũng đặt ra không ít thách thức cho công tác đầu tư xây dựng của EVN.
Đặc biệt, mới đây điện lực các tỉnh phía Bắc phải hứng chịu những thiệt hại lớn do mưa đá và giông lốc. Báo cáo của Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) cho biết, trong quý I/2020, hệ thống lưới điện của nhiều đơn vị thuộc Tổng công ty đã bị ảnh hưởng do diễn biến bất lợi và đột biến của thời tiết như những đợt giông lốc, mưa đá đã gây ra thiệt hại nặng nề lưới điện điện trung, hạ thế, làm gián đoạn cung cấp điện tại nhiều tỉnh, thành phố miền Bắc, như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Thái Nguyên, Yên Bái, Lạng Sơn, Nghệ An, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hòa Bình, Hà Giang, Cao Bằng, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Lào Cai... Do đó, bên cạnh những thiệt hại không nhỏ của người dân, hộ sản xuất kinh doanh, thì ngành điện cũng đã khẩn trương huy động nguồn lực tập trung khắc phục những hỏng hóc của hệ thống nhằm đảm bảo cấp điện trở lại cho sinh hoạt của người dân và khôi phục sản xuất kinh doanh.
Những nỗ lực nhằm đảm bảo nguồn cung ứng điện
Trước những khó khăn, thách thức đó, Tập đoàn điện lực Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp, tính toán cập nhật cân bằng cung cầu điện cho năm 2020; Huy động tối đa các nguồn nhiệt điện than, khí, kể cả các nguồn điện chạy dầu giá thành cao để nỗ lực tích nước các hồ thủy điện ở mức cao nhất có thể. Tập đoàn chủ động phối hợp chặt chẽ với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tổng công ty khí Việt Nam (PVGas), Tập đoàn Khoáng sản Việt Nam... để có các giải pháp cấp khí Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ ở mức cao nhất có thể, đặc biệt là trong giai đoạn cao điểm mùa khô.
Ngành điện cũng đang tập trung bảo đảm đầu tư các dự án nguồn điện và lưới điện theo đúng tiến độ. Chủ động trong việc rà soát tình hình đầu tư các công trình lưới điện theo quy hoạch, kế hoạch năm để có những điều chỉnh phù hợp nhu cầu thực tế, đáp ứng các nhu cầu truyền tải điện và cấp điện mới của các nhà đầu tư. Trong đó, đặc biệt ưu tiên các dự án tiến độ hoàn thành trong 6 tháng đầu năm 2020, các công trình trọng điểm cấp điện cho miền Nam, TP. Hà Nội và các phụ tải quan trọng.
Tập đoàn điện lực Việt Nam giao kế hoạch cho các nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) theo từng tháng và cả năm để các đơn vị chủ động chuẩn bị các phương án vận hành và chuẩn bị nhiên liệu. Đồng thời yêu cầu các NMNĐ phải bảo đảm sản lượng mùa khô (số giờ vận hành hơn 4.000 giờ) và sản lượng cả năm (số giờ vận hành hơn 7.200 giờ). Hoàn thành công tác sửa chữa, bảo dưỡng các NMNĐ, bảo đảm khả dụng cao nhất trong mùa khô và cả năm 2020, trong đó yêu cầu hệ số khả dụng các NMNĐ than hơn 97% và NMNĐ khí hơn 98%.
EVN cũng yêu cầu các NMNĐ cần chủ động trong việc cung cấp, nhập khẩu than cho phát điện theo kế hoạch trong mùa khô và cả năm; điều phối nhiên liệu than, khí bảo đảm kịp thời, hiệu quả.
Bên cạnh đó, EVN xây dựng kế hoạch cung cấp điện hằng tháng và thông báo cho chính quyền địa phương, đồng thời phối hợp chính quyền địa phương, các doanh nghiệp để điều hòa phụ tải hợp lý, sẵn sàng vận hành các nguồn điện tại chỗ của doanh nghiệp trong trường hợp hệ thống điện bị thiếu nguồn.
Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) cam kết bảo đảm vận hành an toàn tin cậy hệ thống truyền tải điện 220/500 kV, đặc biệt hệ thống điện 500 kV Bắc - Nam; siết chặt kỷ luật vận hành, không để xảy ra sự cố chủ quan; kiểm tra, củng cố lưới điện, bảo đảm cung cấp điện an toàn, liên tục, tin cậy.
Đối với việc điều tiết nguồn nước từ các hồ thủy điện phục vụ đổ ải vụ đông xuân tại các tỉnh trung du và đồng bằng Bắc Bộ, do thủy văn tại các hồ thủy điện rất bất lợi, mực nước thấp hơn so cùng kỳ nhiều năm nhưng với sự phối hợp tích cực của ngành điện với thủy lợi, nên đã có sự điều chỉnh linh hoạt lịch lấy nước sát thực tế, lấy nước tiết kiệm, hiệu quả, đã rút ngắn thời gian lấy nước và tiết kiệm lượng nước xả từ các hồ thủy điện. Tính chung cả ba đợt đổ ải để phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân năm 2019 - 2020 tại khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc bộ, các hồ thủy điện của EVN đã xả 2,6 tỷ m3, tiết kiệm 1,7 tỷ m3 nước so kế hoạch, tiết kiệm 3 tỷ m3 nước so vụ đông xuân trước. Theo đánh giá, việc tiết kiệm nêu trên đã góp phần quan trọng dành nguồn nước quý giá phục vụ phát điện mùa khô năm 2020 trong bối cảnh các hồ thủy điện thiếu nước nghiêm trọng như hiện nay.
Bên cạnh đó, EVN cũng triển khai hàng loạt giải pháp về tiết kiệm điện và quản lý nhu cầu phụ tải, giao các đơn vị tiết kiệm điện với sản lượng bằng 2% sản lượng điện thương phẩm; phát triển điện mặt trời áp mái với tổng công suất 550 MWp; tuyên truyền tiết kiệm điện cho các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị và nhân dân cũng được tích cực triển khai. Tập đoàn chủ trương mở rộng thực hiện chương trình điều chỉnh phụ tải (DR) đối với các doanh nghiệp có mức tiêu thụ điện lớn.
Ngoài ra, ngành điện triển khai thực hiện nghiêm và hiệu quả Chương trình tổng thể sử dụng điện tiết kiệm chống lãng phí, đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ và tận dụng hiệu quả cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Cùng với đó, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (NLDC) thường xuyên cập nhật các thông số đầu vào (phụ tải, thủy văn, cung ứng nhiên liệu, tiến độ nguồn,...), tính toán cân bằng cung cầu điện. Điều hành tối ưu hệ thống điện, chuẩn bị sẵn sàng các phương án cung ứng điện và các phương án xử lý khi sự cố xảy ra; bố trí hợp lý lịch bảo dưỡng các tổ máy năm 2020.
Đẩy mạnh thực hiện cơ cấu, sắp xếp lại các đơn vị thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, năng lực cạnh tranh để phát triển bền vững, hướng tới mục tiêu tự cường trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong phát triển điện lực và sử dụng điện.
Với những hành động cụ thể, cùng kế hoạch để vượt qua những khó khăn, thách thức, ngành điện đang từng bước nỗ lực bảo đảm cung ứng điện đầy đủ, an toàn và ổn định phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân trong năm 2020, đồng thời tạo tiền đề cho những năm tiếp theo./.
T.H