Kết quả cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 do TCTK tiến hành cho thấy, giáo dục và đào tạo của Việt Nam thời gian qua có nhiều đổi mới và đạt được những thành tựu quan trọng, đặc biệt trong nâng cao trình độ giáo dục, đào tạo của người dân, góp phần thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững mà Chính phủ Việt Nam cam kết thực hiện.
Giáo dục phổ thông đã có sự cải thiện rõ rệt trong việc tăng tỷ lệ đi học chung và đi học đúng tuổi
Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở (Tổng điều tra) năm 2019 cho thấy, tỷ lệ đi học chung của cấp tiểu học là 101,0%; cấp THCS là 92,8% và THPT là 72,3%. Ở cấp tiểu học, không có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn về tỷ lệ đi học chung (100,9% so với 101,0%). Cấp học càng cao thì khoảng cách chênh lệch về tỷ lệ đi học chung giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn càng lớn, cụ thể: Cấp THCS, tỷ lệ đi học chung của khu vực thành thị cao hơn tỷ lệ đi học chung của khu vực nông thôn là 3,4 điểm phần trăm; mức chênh lệch này ở cấp THPT là 13,0 điểm phần trăm.
So với năm 2009, tỷ lệ đi học chung và đi học đúng tuổi ở bậc THCS và THPT năm 2019 tăng lên đáng kể. Năm 2009, tỷ lệ đi học chung của bậc tiểu học là 102,6%; bậc THCS là 89,0%; bậc THPT là 62,5%; tỷ lệ đi học đúng tuổi bậc tiểu học là: 95,5%; bậc THCS là 82,6%; bậc THPT là 56,7%. trong đó tăng nhiều nhất ở cấp THPT (tỷ lệ đi học chung tăng 9,8 điểm phần trăm, tỷ lệ đi học đúng tuổi tăng 11,6 điểm phần trăm). Như vậy so với 10 năm trước, mức độ tiếp cận với giáo dục phổ thông của dân cư năm 2019 đã được cải thiện. Cơ hội đi học theo đúng độ tuổi quy định của trẻ em ngày càng được đảm bảo hơn.
Kết quả từ Tổng điều tra năm 2019 cũng cho biết, hầu như không có sự khác biệt giữa các vùng kinh tế - xã hội về mức độ phổ cập giáo dục tiểu học nhưng có chênh lệch ở cấp THCS và THPT. Tỷ lệ đi học chung cấp THCS và THPT cao nhất là ở Đồng bằng sông Hồng (lần lượt là 97,4% và 87,0%) và thấp nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long (lần lượt là 86,8% và 59,6%). Chênh lệch cao nhất giữa các vùng kinh tế - xã hội là 10,6điểm phần trăm ở cấp THCS và 27,4% ở cấp THPT.
Tỷ lệ đi học đúng tuổi cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng ở tất cả các cấp học: Tiểu học là 98,8%, THCS là 94,9%, THPT là 83,7%. Tỷ lệ đi học đúng tuổi thấp nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.
Đánh giá về tỷ lệ đi học chung theo giới tính, ở cấp học thấp (tiểu học và THCS), không có nhiều sự khác biệt về cơ hội đi học giữa trẻ em trai và trẻ em gái. Bậc tiểu học, tỷ lệ đi học chung của trẻ em trai là 101,1%, của trẻ em gái là 100,8%; bậc THCS tương ứng là 92,2% và 93,5%; bậc THPT, tỷ lệ đi học chung của trẻ em trai thấp hơn trẻ em gái 7,1 điểm phần trăm.
Giáo dục phổ thông đã có sự cải thiện rõ rệt trong việc tăng tỷ lệ đi học chung và đi học đúng tuổi
Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở (Tổng điều tra) năm 2019 cho thấy, tỷ lệ đi học chung của cấp tiểu học là 101,0%; cấp THCS là 92,8% và THPT là 72,3%. Ở cấp tiểu học, không có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn về tỷ lệ đi học chung (100,9% so với 101,0%). Cấp học càng cao thì khoảng cách chênh lệch về tỷ lệ đi học chung giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn càng lớn, cụ thể: Cấp THCS, tỷ lệ đi học chung của khu vực thành thị cao hơn tỷ lệ đi học chung của khu vực nông thôn là 3,4 điểm phần trăm; mức chênh lệch này ở cấp THPT là 13,0 điểm phần trăm.
So với năm 2009, tỷ lệ đi học chung và đi học đúng tuổi ở bậc THCS và THPT năm 2019 tăng lên đáng kể. Năm 2009, tỷ lệ đi học chung của bậc tiểu học là 102,6%; bậc THCS là 89,0%; bậc THPT là 62,5%; tỷ lệ đi học đúng tuổi bậc tiểu học là: 95,5%; bậc THCS là 82,6%; bậc THPT là 56,7%. trong đó tăng nhiều nhất ở cấp THPT (tỷ lệ đi học chung tăng 9,8 điểm phần trăm, tỷ lệ đi học đúng tuổi tăng 11,6 điểm phần trăm). Như vậy so với 10 năm trước, mức độ tiếp cận với giáo dục phổ thông của dân cư năm 2019 đã được cải thiện. Cơ hội đi học theo đúng độ tuổi quy định của trẻ em ngày càng được đảm bảo hơn.
Kết quả từ Tổng điều tra năm 2019 cũng cho biết, hầu như không có sự khác biệt giữa các vùng kinh tế - xã hội về mức độ phổ cập giáo dục tiểu học nhưng có chênh lệch ở cấp THCS và THPT. Tỷ lệ đi học chung cấp THCS và THPT cao nhất là ở Đồng bằng sông Hồng (lần lượt là 97,4% và 87,0%) và thấp nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long (lần lượt là 86,8% và 59,6%). Chênh lệch cao nhất giữa các vùng kinh tế - xã hội là 10,6điểm phần trăm ở cấp THCS và 27,4% ở cấp THPT.
Tỷ lệ đi học đúng tuổi cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng ở tất cả các cấp học: Tiểu học là 98,8%, THCS là 94,9%, THPT là 83,7%. Tỷ lệ đi học đúng tuổi thấp nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.
Đánh giá về tỷ lệ đi học chung theo giới tính, ở cấp học thấp (tiểu học và THCS), không có nhiều sự khác biệt về cơ hội đi học giữa trẻ em trai và trẻ em gái. Bậc tiểu học, tỷ lệ đi học chung của trẻ em trai là 101,1%, của trẻ em gái là 100,8%; bậc THCS tương ứng là 92,2% và 93,5%; bậc THPT, tỷ lệ đi học chung của trẻ em trai thấp hơn trẻ em gái 7,1 điểm phần trăm.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Tình trạng trẻ em ngoài nhà trường đã giảm khoảng hai phần ba trong vòng hai thập kỷ qua
Kết quả Tổng điều tra năm 2019 cho thấy, có 8,3% trẻ em trong độ tuổi đi học phổ thông nhưng không đến trường, giảm 12,6 điểm phần trăm so với năm 1999 và giảm 8,1 điểm phần trăm so với năm 2009 (năm 1999: 20,9%; năm 2009: 16,4%). Tỷ lệ trẻ em không đến trường của nam giới cao hơn 1,7 điểm phần trăm so với nữ giới. Như vậy, sau 20 năm, tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường đã giảm được gần hai phần ba. Đây là một trong những thành tựu rất đáng ghi nhận trong lĩnh vực giáo dục của Việt Nam trong hai thập kỷ qua.
Từ năm 1999 đến nay, những nỗ lực đưa trẻ em đến trường đã góp phần thu hẹp bất bình đẳng giới giữa trẻ em trai và trẻ em gái. Tỷ lệ trẻ em gái trong độ tuổi đi học chưa bao giờ đi học hoặc bỏ học không những giảm mà còn đổi chiều từ mức cao hơn tỷ lệ của trẻ em trai xuống còn thấp hơn, mặc dù mức thấp hơn này không nhiều. Tỷ lệ ngoài nhà trường của trẻ em trai và trẻ em gái các năm 1999, 2009 và 2019 lần lượt là: 18,5% so với 23,5%; 17,3% so với 15,3% và 9,2% so với 7,5%.
Kết quả Tổng điều tra năm 2019 cho thấy, mặc dù tỷ lệ trẻ em không đến trường trên phạm vi cả nước chỉ còn 8,3% nhưng sự khác biệt vẫn còn khá lớn giữa khu vực nông thôn và khu vực thành thị, cũng như giữa các vùng kinh tế - xã hội. Tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường ở khu vực nông thôn cao hơn gần hai lần so với khu vực thành thị (9,5% so với 5,7%). Chênh lệch cao nhất về tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường giữa các vùng kinh tế - xã hội là 10,1 điểm phần trăm. Đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường thấp nhất (3,2%), thấp hơn khoảng bốn lần so với Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long (cả hai vùng này đều bằng 13,3%). Đáng chú ý, Đông Nam Bộ là một trong hai vùng kinh tế phát triển nhất cả nước nhưng có tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường thuộc nhóm cao (sau Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long), chiếm 9,5%.
Tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường giữa các cấp học cũng có sự khác biệt khá rõ. Cấp học càng cao, tỷ lệ này càng gia tăng. Ở cấp tiểu học, cứ 100 em trong độ tuổi đi học cấp tiểu học thì có khoảng 1 em không được đến trường; con số tương ứng ở cấp THCS là gần 7 em, ở cấp THPT là 26 em.
Tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường ở tất cả các cấp của khu vực nông thôn luôn cao hơn khu vực thành thị; cấp học càng cao, khoảng cách càng tăng. Cụ thể, khoảng cách thành thị - nông thôn tăng từ 0,4% tại cấp tiểu học lên 2,9% tại cấp THCS và 12,4% tại cấp THPT.
Tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường ở Đồng bằng sông Hồng luôn ở mức thấp nhất cả nước ở tất cả các cấp, trong khi Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long là hai vùng có tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường rất cao ở các cấp của giáo dục phổ thông.
Hầu hết người dân Việt Nam từ 15 tuổi trở lên đều biết đọc biết viết
Kết quả Tổng điều tra năm 2019 cho thấy, tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên là 95,8%, tăng 1,8 điểm phần trăm so với năm 2009. Trong 20 năm qua, tỷ lệ biết chữ của nữ tăng 7,7 điểm phần trăm; khoảng cách chênh lệch về tỷ lệ biết chữ giữa nam và nữ được thu hẹp đáng kể. Năm 1999, tỷ lệ biết chữ của nam là 93,9%, cao hơn của nữ 7,0 điểm phần trăm; đến năm 2019, tỷ lệ biết chữ của nam đạt 97,0%, cao hơn tỷ lệ này của nữ 2,4 điểm phầm trăm.
Tỷ lệ biết chữ của dân số sống tại khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn do có khoảng cách phát triển giữa hai khu vực. Tuy nhiên trong những năm gần đây, nhờ có chính sách phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ nên sự chênh lệch về tỷ lệ biết chữ giữa khu vực thành thị và nông thôn đang dần thu hẹp, với chênh lệch 4,0 điểm phần trăm, thấp hơn so với mức chênh lệch 4,7 điểm phần trăm năm 2009.
Đồng bằng sông Hồng là vùng có tỷ lệ biết chữ cao nhất (98,9%). Trung du và miền núi phía Bắc có tỷ lệ biết chữ thấp nhất (89,9%), đây cũng là vùng có sự chênh lệch về tỷ lệ biết chữ giữa thành thị và nông thôn cao nhất cả nước (10,1 điểm phần trăm). Tiếp theo là Tây Nguyên với mức chênh lệch thành thị - nông thôn lên đến 8,6 điểm phần trăm, trong khi mức chênh lệch này ở các vùng còn lại chỉ dưới 3,0 điểm phần trăm.
Trên phạm vi cả nước, không có sự chênh lệch quá lớn giữa nam và nữ về tỷ lệ biết đọc biết viết. Tuy nhiên, nếu xét theo từng nhóm tuổi, có sự chênh lệch khá rõ ở nhóm dân số cao tuổi. Ở độ tuổi trẻ, tỷ lệ biết đọc biết viết của nam và nữ là tương đương nhau; độ tuổi càng lớn, tỷ lệ biết đọc biết viết của nữ giới càng thấp so với nam giới. Sự khác biệt này được thấy rõ ở nhóm dân số từ 60 tuổi trở lên.
Hơn một phần ba dân số từ 15 tuổi trở lên đạt trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên
Kết quả Tổng điều tra năm 2019 cho thấy, số người có trình độ học vấn từ THPT trở lên của cả nước chiếm 36,5% tổng dân số từ 15 tuổi trở lên, tăng gần hai lần so với năm 2009 (20,8%).
Giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn, có sự chênh lệch về trình độ học vấn cao nhất của dân số từ 15 tuổi trở lên. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có trình độ học vấn thấp (chưa tốt nghiệp tiểu học, tốt nghiệp tiểu học và tốt nghiệp THCS) ở khu vực thành thị thấp hơn so với nông thôn; ngược lại, tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có trình độ học vấn cao hơn (tốt nghiệp từ THPT trở lên) ở khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn. Trong đó, tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên chưa tốt nghiệp tiểu học ở khu vực nông thôn cao hơn gần ba lần so với thành thị (lần lượt là 4,7% và 12,5%); tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có trình độ trên THPT của khu vực thành thị lại cao hơn gần ba lần so với khu vực nông thôn (lần lượt là 31,6% và 12,4%).
Như vậy, sự phát triển kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng tốt ở khu vực thành thị đã tạo cơ hội cho người dân nơi đây được tiếp cận với các dịch vụ giáo dục dễ dàng. Điều này làm cho người dân khu vực thành thị có ưu thế hơn so với khu vực nông thôn ở những cấp học có trình độ cao hơn. Ngoài ra, khu vực thành thị cũng là điểm đến hấp dẫn hơn trong việc thu hút người có trình độ cao tới sinh sống và làm việc.
Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai vùng kinh tế - xã hội có mức độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước và là nơi thu hút những người có trình độ học vấn cao đến học tập và làm việc. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên tốt nghiệp THPT và trên THPT ở hai vùng này tương ứng là 48,3% và 43,0%. Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên là hai vùng có tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên tốt nghiệp THPT và trên THPT thấp nhất, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm 21,0% dân số từ 15 tuổi trở lên.
Tỷ lệ dân số có trình độ đại học trở lên tăng hơn hai lần sau 10 năm
Toàn quốc có 80,8% dân số từ 15 tuổi trở lên không có trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT). Một nửa trong số 19,2% người có trình độ CMKT là người có trình độ từ đại học trở lên (chiếm 9,3%). Tỷ lệ dân số có CMKT đã tăng lên đáng kể so với năm 2009, tăng 5,9 điểm phần trăm (năm 2009: 13,3%). Tỷ lệ dân số có trình độ đại học trở lên tăng mạnh nhất, gấp hơn hai lần so với năm 2009 (năm 2009: 4,4%). Điều này cho thấy 10 năm qua, giáo dục đại học và trên đại học của Việt Nam đã có những bước chuyển mình, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước. Tuy nhiên, Việt Nam cần chú trọng và nỗ lực hơn nữa trong giáo dục, đào tạo nghề để có được nguồn nhân lực có kỹ năng tốt phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên được đào tạo CMKT ở khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn: Đào tạo trình độ cao đẳng và dưới cao đẳng ở khu vực thành thị cao hơn gần hai lần khu vực nông thôn; đào tạo trình độ đại học và trên đại học ở thành thị cao hơn gần bốn lần so với khu vực nông thôn. Tuy nhiên, không có sự khác biệt đáng kể khi xét theo giới tính, tỷ trọng nam có trình độ từ sơ cấp trở lên cao hơn nữ 2,2 điểm phần trăm, lần lượt là 20,3% và 18,1%.
Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai vùng có tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên được đào tạo từ đại học trở lên cao nhất, tương ứng là 13,5% và 11,6%. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có tỷ lệ dân số được đào tạo từ đại học trở lên thấp nhất, chiếm 5,2%.
Số năm đi học bình quân của dân số Việt Nam là 9,0 năm, trong đó số năm đi học bình quân của nam giới cao hơn nữ giới là 0,7 năm (năm đi học bình quân của nam giới là 9,4 và nữ giới là 8,7 năm). Chênh lệch này một phần là do sự khác nhau trong cơ hội được tiếp cận giáo dục giữa nam giới và nữ giới trong quá khứ. Người dân ở khu vực thành thị có số năm học bình quân cao hơn người dân ở khu vực nông thôn. Số năm học trung bình của cả nước là 9,0 năm, tương ứng với số năm học cuối cùng của cấp THCS. Đồng bằng sông Hồng là vùng có số năm đi học bình quân cao nhất (10,6 năm), nhiều hơn 3,5 năm so với Đồng bằng sông Cửu Long, vùng có số năm đi học bình quân thấp nhất (7,1 năm).
Số năm đi học kỳ vọng là 12,2 năm - con số này đã vượt qua số năm đi học của tất cả các bậc học phổ thông. Điều này cho thấy, thế hệ tiếp theo của dân số Việt Nam sẽ được tiếp cận sâu, rộng hơn với các loại hình giáo dục từ giáo dục phổ thông đến giáo dục chuyên nghiệp và đào tạo nghề. Số năm đi học kỳ vọng cung cấp một tín hiệu tốt về tương lai của nền giáo dục và cơ hội tiếp cận với giáo dục chuyên sâu.
Kết quả cuộc điều tra cũng cho biết, số năm đi học kỳ vọng của nam giới và nữ giới là tương đồng nhau, số năm đi học kỳ vọng của nữ giới cao hơn 0,4 năm so với nam giới (tương ứng là 12,4 năm và 12,0 năm). Số năm đi học kỳ vọng của khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn. Đồng bằng sông Hồng là vùng có số năm đi học kỳ vọng cao nhất, Tây Nguyên có số năm đi học kỳ vọng thấp nhất./.
Từ năm 1999 đến nay, những nỗ lực đưa trẻ em đến trường đã góp phần thu hẹp bất bình đẳng giới giữa trẻ em trai và trẻ em gái. Tỷ lệ trẻ em gái trong độ tuổi đi học chưa bao giờ đi học hoặc bỏ học không những giảm mà còn đổi chiều từ mức cao hơn tỷ lệ của trẻ em trai xuống còn thấp hơn, mặc dù mức thấp hơn này không nhiều. Tỷ lệ ngoài nhà trường của trẻ em trai và trẻ em gái các năm 1999, 2009 và 2019 lần lượt là: 18,5% so với 23,5%; 17,3% so với 15,3% và 9,2% so với 7,5%.
Kết quả Tổng điều tra năm 2019 cho thấy, mặc dù tỷ lệ trẻ em không đến trường trên phạm vi cả nước chỉ còn 8,3% nhưng sự khác biệt vẫn còn khá lớn giữa khu vực nông thôn và khu vực thành thị, cũng như giữa các vùng kinh tế - xã hội. Tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường ở khu vực nông thôn cao hơn gần hai lần so với khu vực thành thị (9,5% so với 5,7%). Chênh lệch cao nhất về tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường giữa các vùng kinh tế - xã hội là 10,1 điểm phần trăm. Đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường thấp nhất (3,2%), thấp hơn khoảng bốn lần so với Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long (cả hai vùng này đều bằng 13,3%). Đáng chú ý, Đông Nam Bộ là một trong hai vùng kinh tế phát triển nhất cả nước nhưng có tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường thuộc nhóm cao (sau Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long), chiếm 9,5%.
Tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường giữa các cấp học cũng có sự khác biệt khá rõ. Cấp học càng cao, tỷ lệ này càng gia tăng. Ở cấp tiểu học, cứ 100 em trong độ tuổi đi học cấp tiểu học thì có khoảng 1 em không được đến trường; con số tương ứng ở cấp THCS là gần 7 em, ở cấp THPT là 26 em.
Tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường ở tất cả các cấp của khu vực nông thôn luôn cao hơn khu vực thành thị; cấp học càng cao, khoảng cách càng tăng. Cụ thể, khoảng cách thành thị - nông thôn tăng từ 0,4% tại cấp tiểu học lên 2,9% tại cấp THCS và 12,4% tại cấp THPT.
Tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường ở Đồng bằng sông Hồng luôn ở mức thấp nhất cả nước ở tất cả các cấp, trong khi Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long là hai vùng có tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường rất cao ở các cấp của giáo dục phổ thông.
Hầu hết người dân Việt Nam từ 15 tuổi trở lên đều biết đọc biết viết
Kết quả Tổng điều tra năm 2019 cho thấy, tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên là 95,8%, tăng 1,8 điểm phần trăm so với năm 2009. Trong 20 năm qua, tỷ lệ biết chữ của nữ tăng 7,7 điểm phần trăm; khoảng cách chênh lệch về tỷ lệ biết chữ giữa nam và nữ được thu hẹp đáng kể. Năm 1999, tỷ lệ biết chữ của nam là 93,9%, cao hơn của nữ 7,0 điểm phần trăm; đến năm 2019, tỷ lệ biết chữ của nam đạt 97,0%, cao hơn tỷ lệ này của nữ 2,4 điểm phầm trăm.
Tỷ lệ biết chữ của dân số sống tại khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn do có khoảng cách phát triển giữa hai khu vực. Tuy nhiên trong những năm gần đây, nhờ có chính sách phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ nên sự chênh lệch về tỷ lệ biết chữ giữa khu vực thành thị và nông thôn đang dần thu hẹp, với chênh lệch 4,0 điểm phần trăm, thấp hơn so với mức chênh lệch 4,7 điểm phần trăm năm 2009.
Đồng bằng sông Hồng là vùng có tỷ lệ biết chữ cao nhất (98,9%). Trung du và miền núi phía Bắc có tỷ lệ biết chữ thấp nhất (89,9%), đây cũng là vùng có sự chênh lệch về tỷ lệ biết chữ giữa thành thị và nông thôn cao nhất cả nước (10,1 điểm phần trăm). Tiếp theo là Tây Nguyên với mức chênh lệch thành thị - nông thôn lên đến 8,6 điểm phần trăm, trong khi mức chênh lệch này ở các vùng còn lại chỉ dưới 3,0 điểm phần trăm.
Trên phạm vi cả nước, không có sự chênh lệch quá lớn giữa nam và nữ về tỷ lệ biết đọc biết viết. Tuy nhiên, nếu xét theo từng nhóm tuổi, có sự chênh lệch khá rõ ở nhóm dân số cao tuổi. Ở độ tuổi trẻ, tỷ lệ biết đọc biết viết của nam và nữ là tương đương nhau; độ tuổi càng lớn, tỷ lệ biết đọc biết viết của nữ giới càng thấp so với nam giới. Sự khác biệt này được thấy rõ ở nhóm dân số từ 60 tuổi trở lên.
Hơn một phần ba dân số từ 15 tuổi trở lên đạt trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên
Kết quả Tổng điều tra năm 2019 cho thấy, số người có trình độ học vấn từ THPT trở lên của cả nước chiếm 36,5% tổng dân số từ 15 tuổi trở lên, tăng gần hai lần so với năm 2009 (20,8%).
Giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn, có sự chênh lệch về trình độ học vấn cao nhất của dân số từ 15 tuổi trở lên. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có trình độ học vấn thấp (chưa tốt nghiệp tiểu học, tốt nghiệp tiểu học và tốt nghiệp THCS) ở khu vực thành thị thấp hơn so với nông thôn; ngược lại, tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có trình độ học vấn cao hơn (tốt nghiệp từ THPT trở lên) ở khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn. Trong đó, tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên chưa tốt nghiệp tiểu học ở khu vực nông thôn cao hơn gần ba lần so với thành thị (lần lượt là 4,7% và 12,5%); tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có trình độ trên THPT của khu vực thành thị lại cao hơn gần ba lần so với khu vực nông thôn (lần lượt là 31,6% và 12,4%).
Như vậy, sự phát triển kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng tốt ở khu vực thành thị đã tạo cơ hội cho người dân nơi đây được tiếp cận với các dịch vụ giáo dục dễ dàng. Điều này làm cho người dân khu vực thành thị có ưu thế hơn so với khu vực nông thôn ở những cấp học có trình độ cao hơn. Ngoài ra, khu vực thành thị cũng là điểm đến hấp dẫn hơn trong việc thu hút người có trình độ cao tới sinh sống và làm việc.
Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai vùng kinh tế - xã hội có mức độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước và là nơi thu hút những người có trình độ học vấn cao đến học tập và làm việc. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên tốt nghiệp THPT và trên THPT ở hai vùng này tương ứng là 48,3% và 43,0%. Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên là hai vùng có tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên tốt nghiệp THPT và trên THPT thấp nhất, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm 21,0% dân số từ 15 tuổi trở lên.
Tỷ lệ dân số có trình độ đại học trở lên tăng hơn hai lần sau 10 năm
Toàn quốc có 80,8% dân số từ 15 tuổi trở lên không có trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT). Một nửa trong số 19,2% người có trình độ CMKT là người có trình độ từ đại học trở lên (chiếm 9,3%). Tỷ lệ dân số có CMKT đã tăng lên đáng kể so với năm 2009, tăng 5,9 điểm phần trăm (năm 2009: 13,3%). Tỷ lệ dân số có trình độ đại học trở lên tăng mạnh nhất, gấp hơn hai lần so với năm 2009 (năm 2009: 4,4%). Điều này cho thấy 10 năm qua, giáo dục đại học và trên đại học của Việt Nam đã có những bước chuyển mình, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước. Tuy nhiên, Việt Nam cần chú trọng và nỗ lực hơn nữa trong giáo dục, đào tạo nghề để có được nguồn nhân lực có kỹ năng tốt phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên được đào tạo CMKT ở khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn: Đào tạo trình độ cao đẳng và dưới cao đẳng ở khu vực thành thị cao hơn gần hai lần khu vực nông thôn; đào tạo trình độ đại học và trên đại học ở thành thị cao hơn gần bốn lần so với khu vực nông thôn. Tuy nhiên, không có sự khác biệt đáng kể khi xét theo giới tính, tỷ trọng nam có trình độ từ sơ cấp trở lên cao hơn nữ 2,2 điểm phần trăm, lần lượt là 20,3% và 18,1%.
Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai vùng có tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên được đào tạo từ đại học trở lên cao nhất, tương ứng là 13,5% và 11,6%. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có tỷ lệ dân số được đào tạo từ đại học trở lên thấp nhất, chiếm 5,2%.
Số năm đi học bình quân của dân số Việt Nam là 9,0 năm, trong đó số năm đi học bình quân của nam giới cao hơn nữ giới là 0,7 năm (năm đi học bình quân của nam giới là 9,4 và nữ giới là 8,7 năm). Chênh lệch này một phần là do sự khác nhau trong cơ hội được tiếp cận giáo dục giữa nam giới và nữ giới trong quá khứ. Người dân ở khu vực thành thị có số năm học bình quân cao hơn người dân ở khu vực nông thôn. Số năm học trung bình của cả nước là 9,0 năm, tương ứng với số năm học cuối cùng của cấp THCS. Đồng bằng sông Hồng là vùng có số năm đi học bình quân cao nhất (10,6 năm), nhiều hơn 3,5 năm so với Đồng bằng sông Cửu Long, vùng có số năm đi học bình quân thấp nhất (7,1 năm).
Số năm đi học kỳ vọng là 12,2 năm - con số này đã vượt qua số năm đi học của tất cả các bậc học phổ thông. Điều này cho thấy, thế hệ tiếp theo của dân số Việt Nam sẽ được tiếp cận sâu, rộng hơn với các loại hình giáo dục từ giáo dục phổ thông đến giáo dục chuyên nghiệp và đào tạo nghề. Số năm đi học kỳ vọng cung cấp một tín hiệu tốt về tương lai của nền giáo dục và cơ hội tiếp cận với giáo dục chuyên sâu.
Kết quả cuộc điều tra cũng cho biết, số năm đi học kỳ vọng của nam giới và nữ giới là tương đồng nhau, số năm đi học kỳ vọng của nữ giới cao hơn 0,4 năm so với nam giới (tương ứng là 12,4 năm và 12,0 năm). Số năm đi học kỳ vọng của khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn. Đồng bằng sông Hồng là vùng có số năm đi học kỳ vọng cao nhất, Tây Nguyên có số năm đi học kỳ vọng thấp nhất./.
Thu Hòa