Nguy cơ bùng nổ cuộc chiến tiền tệ
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc từ tháng 6/2018 tới nay đã liên tục chứng kiến các đòn “ăn miếng, trả miếng” lẫn nhau. Dù có đôi lúc hạ nhiệt với các lệnh“ngừng bắn” đạt được trong các cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, song leo thang căng thẳng và không nhượng bộ nhau vẫn là xu thế chủ đạo.
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc từ tháng 6/2018 tới nay đã liên tục chứng kiến các đòn “ăn miếng, trả miếng” lẫn nhau. Dù có đôi lúc hạ nhiệt với các lệnh“ngừng bắn” đạt được trong các cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, song leo thang căng thẳng và không nhượng bộ nhau vẫn là xu thế chủ đạo.
Ảnh minh họa, nguồn Internet
Ngày 1/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ tuyên bố sẽ áp thuế bổ sung 10% đối với 300 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc. Theo đó, mức thuế mới dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/9, nhắm vào hầu hết các mặt hàng của Trung Quốc, từ đồ may mặc, giày dép đến thiết bị điện tử như điện thoại thông minh... Loạt thuế này không bao gồm 250 tỷ USD hàng hóa đã áp thuế 25% trước đó. Thậm chí, Tổng thống Donald Trump còn cảnh báo có thể sẽ áp mức thuế suất cao hơn vượt quá 25%, tùy thuộc vào quá trình đàm phán với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Đáp trả lại đòn áp thuế của Mỹ, ngày 5/8, Trung Quốc lần đầu tiên để đồng Nhân dân tệ (NDT) mất giá 1,5%, rớt khỏi ngưỡng tâm lý 7 NDT đổi 1 USD kể từ tháng 2 năm 2008. Tuy tỷ lệ này chưa có nhiều ý nghĩa về kinh tế song mang giá trị biểu trưng cao và theo nhận định của giới chuyên gia thì có khả năng xảy ra một cuộc chiến tiền tệ giữa hai nước. Ngay sau đó, Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ ngừng mua các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ, bởi Mỹ đã vi phạm nghiêm trọng thỏa thuận của 2 nguyên thủ quốc gia tại cuộc gặp gỡ ở Osaka (Nhật Bản) và không loại trừ khả năng sẽ áp thuế quan nhập khẩu đối với các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ được mua sau ngày 3/8. Theo nhận định của các chuyên gia, việc hạ giá đồng NDT và cấm nhập nông sản Mỹ của Trung Quốc là những đòn phản kích đầu tiên với quyết định tăng thuế 10% đối với lượng hàng hóa 300 tỷ USD của Trung Quốc.
Ngay lập tức, chiều ngày 5/8 (theo giờ Mỹ), BộTài chính Mỹ đã đẩy cuộc chiến lên một mức thang mới khi chính thức liệt Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ, cáo buộc Bắc Kinh phá giá đồng NDT. Washington cáo buộc rằng đồng NDT suy yếu mang lại cho các doanh nghiệp xuất khẩu củaTrung Quốc lợi thế cạnh tranh vềgiá không công bằng so với các nhà xuất khẩu nước ngoài, cũng như làm gia tăng thặng dư thương mại của Trung Quốc. Chính vì vậy, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã “liệt” Trung Quốc vào danh sách những quốc gia thao túng tiền tệ và sẽ có những biện pháp ứng phó mạnh mẽ và hiệu quả, nhằm vô hiệu hóa tác động từ đồng NDT suy yếu.
Theo giới phân tích đánh giá, Tổng thống Trump đã có sự chuẩn bị cho kịch bản thương chiến với Trung Quốc leo thang sang chiến tranh tiền tệ. Mới đây, FED đã hạ lãi suất lần đầu tiên trong vòng hơn 1 thập kỷ. Chính quyền Tổng thống Donald Trump có thể sẽ còn tiếp tục thực hiện“vũ khí hóa” USD đối với Trung Quốc, bằng cách yêu cầu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cắt giảm thêm lãi suất nhằm làm suy yếu USD để hỗ trợ các nhà xuất khẩu Mỹ.
Cùng với những đòn trả đũa trong cuộc chiến tiền tệ, chính quyền Tổng thống Donald Trump còn tiếp tục huy động thứ “vũ khí” lợi hại trong lĩnh vực thương mại, đó là tăng thuế đánh vào hàng hóa Trung Quốc. Tính tới hiện nay, Mỹ đã nâng thuế lên 25% đối với khoảng 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và vừa tuyên bố ngày 13/8 về việc tạm hoãn tăng thuế lên 10% đối với hơn 300 tỷ USD số hàng hóa còn lại của Trung Quốc xuất sang Mỹ, song không loại trừ thực hiện điều này trong tương lai, thậm chí còn tăng lên tới 25%. Ngoài ra, Mỹ có thể đẩy mạnh việc mua vào số lượng lớn trái phiếu chính phủ Trung Quốc để nâng giá đồng NDT lên cao và vô hiệu hóa lợi thế từ đồng NDT suy yếu.
Về phần mình, sau khi bị Mỹ liệt vào diện thao túng tiền tệ, Trung Quốc cũng đã có những đáp trả mạnh mẽ. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) tuyên bố Bắc Kinh kiên quyết phản đối quyết định của Mỹ coi Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ, khẳng định Bắc Kinh chưa và sẽ không sử dụng đồng NDT để đối phó với những bất đồng về thương mại với Mỹ. Theo tuyên bố của PBOC, việc coi Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ gây tổn hại nghiêm trọng tới các quy tắc quốc tế, vì vậy, Trung Quốc đã ngừng nhập khẩu hàng nông sản của Mỹ để đáp trả hành động “vi phạm nghiêm trọng” các thỏa thuận đạt được giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Donald Trump.
Theo giới phân tích, sau khi đáp trả Mỹ theo kiểu“ăn miếng, trả miếng”, Trung Quốc cũng đã chuẩn bị sẵn các đòn hiểm nhằm vào Mỹ. Theo đó, 3 công cụ chủ đạo có thể sẽ được cân nhắc sử dụng lần lượt trong thời gian này đó là: (1) Hạ giá đồng Nhân dân tệ; (2) Ngừng mua trái phiếu chính phủ Mỹ; (3) Ngừng bán đất hiếm cho Washington.
Các chuyên gia nhận định, việc hạ giá đồng Nhân dân tệ là công cụ tốt nhất để Trung Quốc đáp trả lại Mỹ. Nếu đồng NDT hạ giá khoảng 8%, thì hàng nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc sẽ tăng khoảng 2%, đánh vào người tiêu dùng Mỹ.
Theo số liệu của FED, Trung Quốc hiện là một trong những nước nắm giữ trái phiếu chính phủ Mỹ nhiều nhất, khoảng hơn 1.000 tỷ USD (năm 2017) và gần 2.000 tỷ USD (năm 2018). Bắc Kinh có thể bán ra, hoặc thậm chí chỉ cần ngừng mua trái phiếu chính phủ Mỹ cũng đã đủ tạo ra tác động đáng kể, gần giống như ném “bom hạt nhân” vào nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, việc ra đòn hiểm thứ 2 này Trung Quốc cũng phải chịu lỗ khi giá trái phiếu Mỹ giảm. Vì thế, chỉ khi “cực chẳng đã” Trung Quốc mới buộc phải ra đòn hữu hiệu này. Theo giới quan sát, trong bối cảnh chính phủ Mỹ vốn đang chịu thâm hụt ngân sách rất lớn tới mức 804 tỷ USD (2018) và sẽ là 1.000 tỷ USD vào năm 2022, nếu Trung Quốc ra đòn thứ 2, thì Washington khó có thể chịu được áp lực ở mức này.
Cuối cùng, việc ngừng bán đất hiếm cũng là một trong 3 con át chủ bài trong chiến tranh thương mại Mỹ
- Trung, bởi vì đất hiếm liên quan đến chíp điện tử. Trung Quốc hiện chiếm tới 95% sản lượng đất hiếm của thế giới với chất lượng khá tốt. Nếu như Trung Quốc cấm vận đất hiếm xuất khẩu sang Mỹ, sẽ có nhiều sản phẩm không thể sản xuất được và Mỹ sẽ bắt đầu tự khai thác đất hiếm, song không thể làm ngay, trong bối cảnh nhu cầu rất lớn và phải mất nhiều năm mới có nguồn thay thế.
Mặc dù cả Mỹ và Trung Quốc đều rất hiểu rõ những thiệt hại khôn lường khi đối đầu thương mại nhưng với tất cả những gì cả hai bên tuyên bố và đang chuẩn bị thì dường như nguy cơ thương chiến Mỹ - Trung thành cuộc chiến tiền tệ đang rất gần. Khi cuộc chiến giữa hai nước “nóng lên”, nhiều quốc gia sẽ áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ, hạ lãi suất cũng như tìm cách đẩy giá trị của đồng tiền xuống để tạo ưu thế cho xuất khẩu. Điều này sẽ dẫn đến việc rơi vào vòng xoáy của cuộc chiến tranh tiền tệ, gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế toàn cầu.
Các chuyên gia nhận định, việc hạ giá đồng Nhân dân tệ là công cụ tốt nhất để Trung Quốc đáp trả lại Mỹ. Nếu đồng NDT hạ giá khoảng 8%, thì hàng nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc sẽ tăng khoảng 2%, đánh vào người tiêu dùng Mỹ.
Theo số liệu của FED, Trung Quốc hiện là một trong những nước nắm giữ trái phiếu chính phủ Mỹ nhiều nhất, khoảng hơn 1.000 tỷ USD (năm 2017) và gần 2.000 tỷ USD (năm 2018). Bắc Kinh có thể bán ra, hoặc thậm chí chỉ cần ngừng mua trái phiếu chính phủ Mỹ cũng đã đủ tạo ra tác động đáng kể, gần giống như ném “bom hạt nhân” vào nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, việc ra đòn hiểm thứ 2 này Trung Quốc cũng phải chịu lỗ khi giá trái phiếu Mỹ giảm. Vì thế, chỉ khi “cực chẳng đã” Trung Quốc mới buộc phải ra đòn hữu hiệu này. Theo giới quan sát, trong bối cảnh chính phủ Mỹ vốn đang chịu thâm hụt ngân sách rất lớn tới mức 804 tỷ USD (2018) và sẽ là 1.000 tỷ USD vào năm 2022, nếu Trung Quốc ra đòn thứ 2, thì Washington khó có thể chịu được áp lực ở mức này.
Cuối cùng, việc ngừng bán đất hiếm cũng là một trong 3 con át chủ bài trong chiến tranh thương mại Mỹ
- Trung, bởi vì đất hiếm liên quan đến chíp điện tử. Trung Quốc hiện chiếm tới 95% sản lượng đất hiếm của thế giới với chất lượng khá tốt. Nếu như Trung Quốc cấm vận đất hiếm xuất khẩu sang Mỹ, sẽ có nhiều sản phẩm không thể sản xuất được và Mỹ sẽ bắt đầu tự khai thác đất hiếm, song không thể làm ngay, trong bối cảnh nhu cầu rất lớn và phải mất nhiều năm mới có nguồn thay thế.
Mặc dù cả Mỹ và Trung Quốc đều rất hiểu rõ những thiệt hại khôn lường khi đối đầu thương mại nhưng với tất cả những gì cả hai bên tuyên bố và đang chuẩn bị thì dường như nguy cơ thương chiến Mỹ - Trung thành cuộc chiến tiền tệ đang rất gần. Khi cuộc chiến giữa hai nước “nóng lên”, nhiều quốc gia sẽ áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ, hạ lãi suất cũng như tìm cách đẩy giá trị của đồng tiền xuống để tạo ưu thế cho xuất khẩu. Điều này sẽ dẫn đến việc rơi vào vòng xoáy của cuộc chiến tranh tiền tệ, gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế toàn cầu.
Hậu quả “khôn lường” từ thương chiến Mỹ - Trung
Với những động thái “ăn miếng, trả miếng” của hai siêu cường lớn nhất và nhì thế giới này, thị trường tài chính toàn cầu đã lao dốc, nhiều đồng tiền chủ chốt bị mất giá, chỉ số chứng khoán bị giảm mạnh, gây những tổn hại trầm trọng cho nền kinh tế toàn cầu. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, cuộc chiến tranh “kép” - chiến tranh thương mại gắn liền với chiến tranh tiền tệ - không chỉ gây tổn thương cho Mỹ và Trung Quốc, mà còn tác động tiêu cực tới trật tự tài chính quốc tế và có thể gây ra bất ổn đối với các thị trường tài chính toàn cầu, thậm chí có nguy cơ đẩy kinh tế thế giới vào một cuộc suy thoái mới. Theo ước tính của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tổng kim ngạch thương mại hàng hóa toàn cầu năm 2018 đã giảm 500 tỷ USD, và dự kiến sẽ giảm mạnh ở mức 1,5 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2019. Còn theo cảnh báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), nếu cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn tiếp tục thì GDP toàn cầu sẽ giảm 5%, tức khoảng 455 tỷ USD.
Trong một báo cáo của Bloomberg Economics, những bất ổn về thương mại Mỹ - Trung có thể hạ thấp 0,6% GDP thế giới vào năm 2021 so với một viễn cảnh không có thương chiến. Báo cáo nhận định, chính sách tiền tệ có thể được sử dụng để giảm thiểu những cú sốc do bất ổn nhưng vẫn không thể ngăn được hết thiệt hại. Nếu các ngân hàng trung ương trên toàn cầu phản ứng với tình trạng suy yếu nhu cầu thì GDP thế giới được dự đoán giảm 0,3% năm 2021.
Giới phân tích nhận định, trong số các đòn tấn công trả đũa của cuộc chiến thương mại đang ngày càng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc, tác động lớn và nguy hiểm nhất là việc Mỹ liệt Trung Quốc vào danh sách quốc gia thao túng tiền tệ và Trung Quốc cấm nhập hàng nông sản Mỹ. Với“danh sách đen” thao túng tiền tệ, Washington có thể áp dụng Luật Thương mại và Cạnh tranh Omnibus, theo đó cho phép Tổng thống Mỹ ra quyết định hạn chế nhập hàng hóa Trung Quốc nếu xét thấy hàng hóa nhập khẩu từ những nước này gây tổn hại đến thị trường Mỹ. Đồng thời, Mỹ sẽ ngừng cung cấp hỗ trợ tài chính cho các công ty của Mỹ đầu tư vào thị trường Trung Quốc, trong khi các công ty Trung Quốc cũng không thể tham gia những dự án hợp tác lớn tại thị trường Mỹ, dẫn tới việc nhiều doanh nghiệp Trung Quốc thậm chí có thể phải rút khỏi thị trường Mỹ. Bên cạnh đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng sẽ tăng cường giám sát đồng NDT, còn Mỹ sẽ áp dụng các biện pháp trả đũa bổ sung nhằm vào Trung Quốc. Tất cả những biện pháp trên sẽ tác động tiêu cực tới thị trường tài chính toàn cầu cũng như các thị trường khu vực.
Trong một báo cáo của Bloomberg Economics, những bất ổn về thương mại Mỹ - Trung có thể hạ thấp 0,6% GDP thế giới vào năm 2021 so với một viễn cảnh không có thương chiến. Báo cáo nhận định, chính sách tiền tệ có thể được sử dụng để giảm thiểu những cú sốc do bất ổn nhưng vẫn không thể ngăn được hết thiệt hại. Nếu các ngân hàng trung ương trên toàn cầu phản ứng với tình trạng suy yếu nhu cầu thì GDP thế giới được dự đoán giảm 0,3% năm 2021.
Giới phân tích nhận định, trong số các đòn tấn công trả đũa của cuộc chiến thương mại đang ngày càng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc, tác động lớn và nguy hiểm nhất là việc Mỹ liệt Trung Quốc vào danh sách quốc gia thao túng tiền tệ và Trung Quốc cấm nhập hàng nông sản Mỹ. Với“danh sách đen” thao túng tiền tệ, Washington có thể áp dụng Luật Thương mại và Cạnh tranh Omnibus, theo đó cho phép Tổng thống Mỹ ra quyết định hạn chế nhập hàng hóa Trung Quốc nếu xét thấy hàng hóa nhập khẩu từ những nước này gây tổn hại đến thị trường Mỹ. Đồng thời, Mỹ sẽ ngừng cung cấp hỗ trợ tài chính cho các công ty của Mỹ đầu tư vào thị trường Trung Quốc, trong khi các công ty Trung Quốc cũng không thể tham gia những dự án hợp tác lớn tại thị trường Mỹ, dẫn tới việc nhiều doanh nghiệp Trung Quốc thậm chí có thể phải rút khỏi thị trường Mỹ. Bên cạnh đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng sẽ tăng cường giám sát đồng NDT, còn Mỹ sẽ áp dụng các biện pháp trả đũa bổ sung nhằm vào Trung Quốc. Tất cả những biện pháp trên sẽ tác động tiêu cực tới thị trường tài chính toàn cầu cũng như các thị trường khu vực.
Bên cạnh đó, việc Trung Quốc cấm nhập hàng nông sản Mỹ có tác động dây chuyền lớn tới nền chính trị Mỹ. Hàng triệu nông dân Mỹ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề từ quyết định này và chính phủ Mỹ sẽ phải rót hàng tỷ USD để cứu trợ cho họ. Theo Ngân hàng dự trữ liên bang ST.Louis, hiện nay, các khoản nợ nông nghiệp không trả đúng kỳ hạn đã tăng gấp 3 lần kể từ giữa năm 2015, lên mức cao nhất trong 8 năm qua. Đây được xem là một đòn giáng mạnh nhằm vào những nỗ lực của Tổng thống Trump khi thực hiện cam kết với các nông dân Mỹ - những người đã dành số lượng lớn phiếu bầu cho ông trong cuộc bầu cử năm 2016 - rằng ông sẽ mang về cho họ những đơn hàng lớn từ Trung Quốc.
Theo Washington Post, hậu quả nghiêm trọng nhất của chiến tranh tiền tệ sẽ là sự chững lại của cả hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ - Trung Theo giới chuyên gia, những đòn tấn công thuế quan của Mỹ luôn gây thiệt hại nặng nề cho thương mại cũng như nền kinh tế Trung Quốc. Việc Mỹ tăng thuế lên 25% đối với hàng hóa Trung Quốc xuất sang Mỹ trị giá hơn 200 tỷ USD được cho là một nhân tố quan trọng khiến tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc bị Quỹ Tiền tệ quốc tế hạ xuống chỉ còn 6,2% trong năm nay. IMF lưu ý nếu mức thuế 25% của Mỹ vẫn được duy trì đối với hàng hóa Trung Quốc, tăng trưởng kinh tế của cường quốc kinh tế số hai thế giới này sẽ tiếp tục giảm tốc trong năm tới.
Mức suy giảm của kinh tế Trung Quốc chắc chắn sẽ còn gia tăng thêm nếu Mỹ tăng thuế lên 10% đối với hơn 300 tỷ USD hàng hóa còn lại của Trung Quốc. IMF tính toán, nếu Mỹ tăng thuế lên 25% đối với lượng hàng nhập khẩu còn lại từ Trung Quốc (hơn 300 tỷ USD), tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc có thể giảm thêm khoảng 0,8% trong 12 tháng tiếp theo.
Về phần Mỹ, dù là bên chủ động hơn, song cũng sẽ chịu không ít thiệt hại nếu cuộc chiến với Trung Quốc không sớm hạ nhiệt. Về lý thuyết, việc đồng NDT giảm giá giúp tăng lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc trong thương mại với Mỹ, đồng thời làm gia tăng thặng dư thương mại của Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu thương chiến kéo dài, ví tiền của người lao động tại Mỹ sẽ chịu tác động trực tiếp, trong đó tiền tiết kiệm và sức chi tiêu sẽ đều giảm.
Bên cạnh đó, cuộc chiến tiền tệ và thương mại leo thang sẽ làm dậy sóng các thị trường tài chính và chứng khoán Mỹ và thế giới. Động thái leo thang mới nhất của thương chiến Mỹ-Trung đã làm các nhà đầu tư hoảng sợ, khiến cả ba mã cổ phiếu lớn của Mỹ là Down Jones, S&P 500 và Nasdaq Composite lao dốc thê thảm trong phiên giao dịch ngày 5/8. Ngoài ra, cuộc chiến tiền tệ với Trung Quốc có thể làm suy yếu vai trò trung tâm của Mỹ trong hệ thống tài chính thế giới.
Thương chiến Mỹ - Trung thực chất là cuộc chạy đua giữ và giành ngôi vị dẫn đầu thế giới, nhằm khẳng định vị thế của mỗi nước trong cấu trúc an ninh toàn cầu mới. Vì thế, việc“ra đòn hiểm”, nhằm vào nhau là tất yếu, các cuộc đàm phán thương lượng sẽ tiếp tục diễn ra, tuy nhiên chỉ nhằm “hòa hoãn” tạm thời, và cuộc chiến vẫn chưa thể có hồi kết./.
Trúc Linh