Cùng với sự phục hồi của các nền kinh tế sau tác động lớn của đại dịch, lạm phát đã gia tăng mạnh ở nhiều nước trên thế giới, ghi nhận những kỷ lục trong nhiều năm. Tuy nhiên, các quan chức ngân hàng trung ương, các nhà hoạch định chính sách cho rằng, lạm phát cao chỉ mang tính tạm thời và kiên định các biện pháp hỗ trợ cho đến khi nền kinh tế phục hồi hoàn toàn.
Lạm phát tăng mạnh trên khắp thế giới
Những số liệu lạm phát được công bố gần đây cho thấy áp lực tăng giá cả trên phạm vi toàn cầu ngày càng lớn. Các nhà quan sát và hoạch định chính sách đều có chung nhận định, lạm phát đang đang có xu hướng ngày càng tăng mạnh trên khắp thế giới.
Trong tháng 6/2021, lạm phát Mỹ tiếp tục tăng mạnh nhất trong 13 năm khi mà quá trình phục hồi của kinh tế Mỹ tính từ sau đại dịch Covid-19 tăng tốc và nhu cầu người tiêu dùng tăng cao, đẩy hàng loạt chi phí từ thuê xe ô tô, vé máy bay hay nhiều loại hàng hóa dịch vụ khác tăng cao chóng mặt.
Theo Wall Street Journal, Bộ Lao động Mỹ công bố, chỉ số giá tiêu dùng tại Mỹ tháng 6/2021 tăng 0,9% so với tháng trước, mức tăng mạnh nhất trong một tháng và tăng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái, mức cao nhất trong khoảng 13 năm trở lại đây. Chỉ số giá tiêu dùng lõi, loại bỏ giá thực phẩm và năng lượng, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước.
Người tiêu dùng tại Mỹ đang buộc phải chứng kiến tình trạng giá cả tăng cao vì nhiều lý do trong quá trình kinh tế Mỹ hồi phục. Chuyên gia kinh tế trưởng tại Regions Financial Corp, ông Richard F. Moody khẳng định, động lực chính của lạm phát tháng 6/2021 chính là nhu cầu vượt quá nguồn cung và doanh nghiệp chật vật đáp ứng với diễn biến mới.
Một yếu tố khác, chính là giá vé máy bay, khách sạn, thuê xe ô tô, dịch vụ giải trí tăng rất mạnh. Những loại hình dịch vụ này từng chịu tác động nặng nề khi đại dịch Covid-19 căng thẳng. Ông Moody phân tích: “Nhu cầu đang tăng quá nhanh, nhiều doanh nghiệp đang đưa giá trở lại ngưỡng bình thường như trước đại dịch”.
Việc giá cả tăng cao phản ánh nhu cầu tiêu dùng tăng chóng mặt khi quá trình tiêm vắc xin Covid-19 được triển khai nhanh, nhiều biện pháp hạn chế kinh doanh được gỡ bỏ, cùng lúc đó, người dân có tiền chi tiêu nhờ vào hàng nghìn tỷ USD tiền hỗ trợ từ liên bang. Việc lạm phát Mỹ không ngừng tăng cao trong thời gian gần đây không khỏi khiến nhiều người tranh luận về khả năng liệu nước Mỹ có đang bước vào thời kỳ lạm phát tăng rất mạnh kiểu như thời kỳ thập niên 1970.
Cũng tại châu Mỹ, theo báo cáo của Cơ quan Thống kê Canada, tỷ lệ lạm phát của nước này đã tăng lên 3,6% trong tháng 5/2021, mức cao nhất trong một thập niên. Nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát tăng mạnh là do chi phí sinh hoạt, thực phẩm, năng lượng và hàng tiêu dùng đều tăng cao hơn so với bình thường.
Còn theo số liệu mới nhất của Cơ quan Thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat), lạm phát của Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục gia tăng trong tháng 5/2021, lên mức 2,3%, so với mức 2% trong tháng 4/2021. Theo Eurostat, giá năng lượng tăng đột biến và nhiều dịch vụ đắt đỏ hơn đã thúc đẩy lạm phát giá tiêu dùng tại châu Âu.
Đáng chú ý, tỷ lệ lạm phát của Đức - nền kinh tế lớn nhất EU - trong tháng 5/2021 đã tăng lên mức cao nhất trong một thập niên, do giá nhiên liệu tăng lên và những hiệu ứng chỉ xảy ra một lần liên quan đến đại dịch Covid-19. Cơ quan Thống kê Liên bang Đức (Destatis) cho biết, giá tiêu dùng tại nền kinh tế hàng đầu châu Âu này tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng khoảng 0,5% so với tháng 4/2021, khi kinh tế Đức phục hồi sau đợt bùng phát dịch Covid-19.
Tại Anh, số liệu chính thức cho thấy, lạm phát hàng năm ở mức 2,5% trong tháng 6/2021, cao hơn mục tiêu của Ngân hàng trung ương (BoE) đặt ra trước đó, trong bối cảnh nền kinh tế mở cửa trở lại theo từng giai đoạn khiến giá hàng hóa, cũng như giá nhiên liệu động cơ và giá dầu tăng vọt.
Ở châu Á, lạm phát tiêu dùng của Hàn Quốc trong tháng 6/2021 vẫn gần mức“đỉnh” của 9 năm và ở mức trên 2% trong tháng thứ ba liên tiếp, làm gia tăng sức ép lên các nhà hoạch định chính sách phải tăng lãi suất sớm hơn dự kiến. Theo số liệu thống kê chính thức của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK), giá tiêu dùng tại nước này tăng 2,4% trong tháng 6/2021, so với mức tăng 2,6% trong tháng 5/2021, mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 4/2012.
Tại Trung Quốc, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê Trung Quốc (NBS), chỉ số giá nhà sản xuất (PPI) tháng 5 của nước này tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, mạnh nhất kể từ tháng 9/2008. Không chỉ vượt xa mức tăng 6,8% ghi nhận trong tháng 4, mức tăng này còn cao hơn mức dự báo tăng 8,5% mà giới phân tích đưa ra trước đó. NBS cho biết, PPI tăng mạnh trong tháng 5 chủ yếu do sự tăng giá dầu thô, quặng sắt, thép và các kim loại khác.
Tại Mỹ Latinh, Chính phủ Brazil cho biết, tỷ lệ lạm phát của nước này trong tháng 5/2021 đã đạt mức 8%, mức cao nhất theo tháng kể từ năm 2016, tiếp tục vượt mức trần của mục tiêu 5,25% mà ngân hàng trung ương nước này đưa ra trước đó. Các nước trong khu vực như Brazil mất nhiều năm đương đầu với siêu lạm phát, còn các nước khác như Argentina vẫn đang phải đối mặt với lạm phát ở mức hai con số.
Trong tháng 6/2021, lạm phát Mỹ tiếp tục tăng mạnh nhất trong 13 năm khi mà quá trình phục hồi của kinh tế Mỹ tính từ sau đại dịch Covid-19 tăng tốc và nhu cầu người tiêu dùng tăng cao, đẩy hàng loạt chi phí từ thuê xe ô tô, vé máy bay hay nhiều loại hàng hóa dịch vụ khác tăng cao chóng mặt.
Theo Wall Street Journal, Bộ Lao động Mỹ công bố, chỉ số giá tiêu dùng tại Mỹ tháng 6/2021 tăng 0,9% so với tháng trước, mức tăng mạnh nhất trong một tháng và tăng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái, mức cao nhất trong khoảng 13 năm trở lại đây. Chỉ số giá tiêu dùng lõi, loại bỏ giá thực phẩm và năng lượng, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước.
Người tiêu dùng tại Mỹ đang buộc phải chứng kiến tình trạng giá cả tăng cao vì nhiều lý do trong quá trình kinh tế Mỹ hồi phục. Chuyên gia kinh tế trưởng tại Regions Financial Corp, ông Richard F. Moody khẳng định, động lực chính của lạm phát tháng 6/2021 chính là nhu cầu vượt quá nguồn cung và doanh nghiệp chật vật đáp ứng với diễn biến mới.
Một yếu tố khác, chính là giá vé máy bay, khách sạn, thuê xe ô tô, dịch vụ giải trí tăng rất mạnh. Những loại hình dịch vụ này từng chịu tác động nặng nề khi đại dịch Covid-19 căng thẳng. Ông Moody phân tích: “Nhu cầu đang tăng quá nhanh, nhiều doanh nghiệp đang đưa giá trở lại ngưỡng bình thường như trước đại dịch”.
Việc giá cả tăng cao phản ánh nhu cầu tiêu dùng tăng chóng mặt khi quá trình tiêm vắc xin Covid-19 được triển khai nhanh, nhiều biện pháp hạn chế kinh doanh được gỡ bỏ, cùng lúc đó, người dân có tiền chi tiêu nhờ vào hàng nghìn tỷ USD tiền hỗ trợ từ liên bang. Việc lạm phát Mỹ không ngừng tăng cao trong thời gian gần đây không khỏi khiến nhiều người tranh luận về khả năng liệu nước Mỹ có đang bước vào thời kỳ lạm phát tăng rất mạnh kiểu như thời kỳ thập niên 1970.
Cũng tại châu Mỹ, theo báo cáo của Cơ quan Thống kê Canada, tỷ lệ lạm phát của nước này đã tăng lên 3,6% trong tháng 5/2021, mức cao nhất trong một thập niên. Nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát tăng mạnh là do chi phí sinh hoạt, thực phẩm, năng lượng và hàng tiêu dùng đều tăng cao hơn so với bình thường.
Còn theo số liệu mới nhất của Cơ quan Thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat), lạm phát của Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục gia tăng trong tháng 5/2021, lên mức 2,3%, so với mức 2% trong tháng 4/2021. Theo Eurostat, giá năng lượng tăng đột biến và nhiều dịch vụ đắt đỏ hơn đã thúc đẩy lạm phát giá tiêu dùng tại châu Âu.
Đáng chú ý, tỷ lệ lạm phát của Đức - nền kinh tế lớn nhất EU - trong tháng 5/2021 đã tăng lên mức cao nhất trong một thập niên, do giá nhiên liệu tăng lên và những hiệu ứng chỉ xảy ra một lần liên quan đến đại dịch Covid-19. Cơ quan Thống kê Liên bang Đức (Destatis) cho biết, giá tiêu dùng tại nền kinh tế hàng đầu châu Âu này tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng khoảng 0,5% so với tháng 4/2021, khi kinh tế Đức phục hồi sau đợt bùng phát dịch Covid-19.
Tại Anh, số liệu chính thức cho thấy, lạm phát hàng năm ở mức 2,5% trong tháng 6/2021, cao hơn mục tiêu của Ngân hàng trung ương (BoE) đặt ra trước đó, trong bối cảnh nền kinh tế mở cửa trở lại theo từng giai đoạn khiến giá hàng hóa, cũng như giá nhiên liệu động cơ và giá dầu tăng vọt.
Ở châu Á, lạm phát tiêu dùng của Hàn Quốc trong tháng 6/2021 vẫn gần mức“đỉnh” của 9 năm và ở mức trên 2% trong tháng thứ ba liên tiếp, làm gia tăng sức ép lên các nhà hoạch định chính sách phải tăng lãi suất sớm hơn dự kiến. Theo số liệu thống kê chính thức của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK), giá tiêu dùng tại nước này tăng 2,4% trong tháng 6/2021, so với mức tăng 2,6% trong tháng 5/2021, mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 4/2012.
Tại Trung Quốc, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê Trung Quốc (NBS), chỉ số giá nhà sản xuất (PPI) tháng 5 của nước này tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, mạnh nhất kể từ tháng 9/2008. Không chỉ vượt xa mức tăng 6,8% ghi nhận trong tháng 4, mức tăng này còn cao hơn mức dự báo tăng 8,5% mà giới phân tích đưa ra trước đó. NBS cho biết, PPI tăng mạnh trong tháng 5 chủ yếu do sự tăng giá dầu thô, quặng sắt, thép và các kim loại khác.
Tại Mỹ Latinh, Chính phủ Brazil cho biết, tỷ lệ lạm phát của nước này trong tháng 5/2021 đã đạt mức 8%, mức cao nhất theo tháng kể từ năm 2016, tiếp tục vượt mức trần của mục tiêu 5,25% mà ngân hàng trung ương nước này đưa ra trước đó. Các nước trong khu vực như Brazil mất nhiều năm đương đầu với siêu lạm phát, còn các nước khác như Argentina vẫn đang phải đối mặt với lạm phát ở mức hai con số.
Các ngân hàng trung ương sẽ đối phó như thế nào?
Theo giới chuyên gia kinh tế, việc giá cả tăng mạnh tại Mỹ được cho là hệ quả tất yếu khi nền kinh tế nước này bắt đầu phục hồi từ trạng thái suy giảm trong năm 2020 do tác động của các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn dịch bệnh, dẫn tới đình trệ các hoạt động kinh doanh và tiêu dùng. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho rằng, giá cả có thể tiếp tục tăng trong vài tháng tới, nhưng vẫn nhận định lạm phát cao chỉ là tạm thời và sẽ giảm dần, quay trở lại ngưỡng bình thường trong trung hạn.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết, lạm phát ở nước này sẽ vẫn ở mức “cao” trong những tháng tới, nhưng sẽ giảm khi các nút thắt về nguồn cung và các vấn đề khác được giải quyết. Trong phiên điều trần trước Quốc hội, ông Powell cũng cho rằng, nền kinh tế lớn nhất thế giới này vẫn còn “một chặng đường dài phía trước” để trở lại trạng thái bình thường sau đại dịch Covid-19. Vì vậy, Fed đảm bảo rằng chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ cho đến khi nền kinh tế phục hồi hoàn toàn.
Trong khi đó, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Christine Lagarde cho biết, lạm phát cao hơn ở Eurozone gần đây chủ yếu là do “các yếu tố tạm thời” liên quan đến đại dịch và ECB sẽ không sớm thắt chặt chính sách tiền tệ siêu lỏng. Trong cuộc họp báo vào tháng 7/2021, bà Lagarde đã đề cập đến mục tiêu lạm phát mới của ECB sẽ «đơn giản» và «cân đối” hơn. Điều này đồng nghĩa ECB sẽ cho phép lạm phát tạm thời cao hơn hoặc thấp hơn mức mục tiêu trước khi có hành động can thiệp. Theo đó, ECB đã giữ nguyên chính sách kích thích kinh tế quy mô lớn cho Eurozone, nhấn mạnh việc cần tiếp tục hỗ trợ khu vực này để đạt được mục tiêu lạm phát mới do ngân hàng trung ương đề ra.
Tại Anh, ông Richard Hughes, Chủ tịch Văn phòng Trách nhiệm Ngân sách (OBR), cơ quan giám sát tài chính công tại Anh mới đây nhận định, lạm phát tăng được cho là hiện tượng tạm thời do sự điều chỉnh để nền kinh tế trở lại các mức hoạt động bình thường. OBR cũng không kỳ vọng đà tăng lạm phát sẽ duy trì trong thời gian dài.
Ủy ban Chính sách tiền tệ của Anh (BoE) cho biết chưa có ý định thắt chặt chính sách tiền tệ, ít nhất cho đến khi có bằng chứng rõ ràng về những tiến bộ đáng kể của nền kinh tế và đạt được mục tiêu lạm phát 2% một cách bền vững. Tại Mỹ Latinh, các ngân hàng trung ương khu vực đang chịu sức ép lớn hơn trong việc tăng lãi suất. Các ngân hàng trung ương Brazil và Mexico, hai nền kinh tế lớn nhất khu vực, đã tăng lãi suất. Tại Brazil, vào đầu tháng 5/2021, Ngân hàng trung ương nước này đã nâng lãi suất lần thứ hai trong năm 2021 lên mức 3,5% nhằm kiếm chế lạm phát, trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh bị đại dịch Covid-19 tàn phá. Động thái trên đã cho thấy mức độ cảnh báo về lạm phát đối với các nhà hoạch định chính sách trong khu vực.
Sức ép lạm phát tại Mỹ Latinh đối nghịch với các nền kinh tế mới nổi ở châu Á, nơi các ngân hàng trung ương phần lớn vẫn chưa hành động, khi nhu cầu yếu trong lúc các nền kinh tế đang nỗ lực phục hồi sau những tác động của đại dịch.
Hàn Quốc được cho là quốc gia châu Á đầu tiên rút dần các chính sách kích thích tiền tệ được triển khai trong giai đoạn dịch bệnh và bắt đầu bình thường hóa việc nới lỏng chính sách. Thống đốc ngân hàng Hàn Quốc (BoK) Lee Ju-yeol cho biết, ngân hàng này sẽ bắt đầu bình thường hóa chính sách nới lỏng tiền tệ vào cuối năm 2021.
Có thể nói, hầu hết các ngân hàng trung ương lớn vẫn tin tưởng rằng bất kỳ sự gia tăng lạm phát nào trong năm 2021 sẽ chỉ là tạm thời và dễ dàng được chế ngự mà không cần phải thắt chặt chính sách đáng kể. Tuy nhiên, sự tăng giá hàng hóa trên diện rộng không chỉ là một khoảnh khắc nhất thời và có nhiều thứ đang trở nên khó kiểm soát hơn. Vì vậy, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đưa ra cảnh báo, lạm phát hoàn toàn có thể kéo dài hơn dự kiến, không đơn thuần chỉ là một hiện tượng tạm thời, đồng thời, thúc giục các ngân hàng trung ương phải chuẩn bị những biện pháp để đối phó với nguy cơ lạm phát đang ngày càng gia tăng./.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết, lạm phát ở nước này sẽ vẫn ở mức “cao” trong những tháng tới, nhưng sẽ giảm khi các nút thắt về nguồn cung và các vấn đề khác được giải quyết. Trong phiên điều trần trước Quốc hội, ông Powell cũng cho rằng, nền kinh tế lớn nhất thế giới này vẫn còn “một chặng đường dài phía trước” để trở lại trạng thái bình thường sau đại dịch Covid-19. Vì vậy, Fed đảm bảo rằng chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ cho đến khi nền kinh tế phục hồi hoàn toàn.
Trong khi đó, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Christine Lagarde cho biết, lạm phát cao hơn ở Eurozone gần đây chủ yếu là do “các yếu tố tạm thời” liên quan đến đại dịch và ECB sẽ không sớm thắt chặt chính sách tiền tệ siêu lỏng. Trong cuộc họp báo vào tháng 7/2021, bà Lagarde đã đề cập đến mục tiêu lạm phát mới của ECB sẽ «đơn giản» và «cân đối” hơn. Điều này đồng nghĩa ECB sẽ cho phép lạm phát tạm thời cao hơn hoặc thấp hơn mức mục tiêu trước khi có hành động can thiệp. Theo đó, ECB đã giữ nguyên chính sách kích thích kinh tế quy mô lớn cho Eurozone, nhấn mạnh việc cần tiếp tục hỗ trợ khu vực này để đạt được mục tiêu lạm phát mới do ngân hàng trung ương đề ra.
Tại Anh, ông Richard Hughes, Chủ tịch Văn phòng Trách nhiệm Ngân sách (OBR), cơ quan giám sát tài chính công tại Anh mới đây nhận định, lạm phát tăng được cho là hiện tượng tạm thời do sự điều chỉnh để nền kinh tế trở lại các mức hoạt động bình thường. OBR cũng không kỳ vọng đà tăng lạm phát sẽ duy trì trong thời gian dài.
Ủy ban Chính sách tiền tệ của Anh (BoE) cho biết chưa có ý định thắt chặt chính sách tiền tệ, ít nhất cho đến khi có bằng chứng rõ ràng về những tiến bộ đáng kể của nền kinh tế và đạt được mục tiêu lạm phát 2% một cách bền vững. Tại Mỹ Latinh, các ngân hàng trung ương khu vực đang chịu sức ép lớn hơn trong việc tăng lãi suất. Các ngân hàng trung ương Brazil và Mexico, hai nền kinh tế lớn nhất khu vực, đã tăng lãi suất. Tại Brazil, vào đầu tháng 5/2021, Ngân hàng trung ương nước này đã nâng lãi suất lần thứ hai trong năm 2021 lên mức 3,5% nhằm kiếm chế lạm phát, trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh bị đại dịch Covid-19 tàn phá. Động thái trên đã cho thấy mức độ cảnh báo về lạm phát đối với các nhà hoạch định chính sách trong khu vực.
Sức ép lạm phát tại Mỹ Latinh đối nghịch với các nền kinh tế mới nổi ở châu Á, nơi các ngân hàng trung ương phần lớn vẫn chưa hành động, khi nhu cầu yếu trong lúc các nền kinh tế đang nỗ lực phục hồi sau những tác động của đại dịch.
Hàn Quốc được cho là quốc gia châu Á đầu tiên rút dần các chính sách kích thích tiền tệ được triển khai trong giai đoạn dịch bệnh và bắt đầu bình thường hóa việc nới lỏng chính sách. Thống đốc ngân hàng Hàn Quốc (BoK) Lee Ju-yeol cho biết, ngân hàng này sẽ bắt đầu bình thường hóa chính sách nới lỏng tiền tệ vào cuối năm 2021.
Có thể nói, hầu hết các ngân hàng trung ương lớn vẫn tin tưởng rằng bất kỳ sự gia tăng lạm phát nào trong năm 2021 sẽ chỉ là tạm thời và dễ dàng được chế ngự mà không cần phải thắt chặt chính sách đáng kể. Tuy nhiên, sự tăng giá hàng hóa trên diện rộng không chỉ là một khoảnh khắc nhất thời và có nhiều thứ đang trở nên khó kiểm soát hơn. Vì vậy, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đưa ra cảnh báo, lạm phát hoàn toàn có thể kéo dài hơn dự kiến, không đơn thuần chỉ là một hiện tượng tạm thời, đồng thời, thúc giục các ngân hàng trung ương phải chuẩn bị những biện pháp để đối phó với nguy cơ lạm phát đang ngày càng gia tăng./.
Tiến Long