Xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine đang làm gián đoạn nghiêm trọng chuỗi cung ứng toàn cầu, cắt đứt nhiều tuyến đường vận chuyển quan trọng, buộc các công ty vận tải phải tạm ngừng cung cấp dịch vụ và giá cước hàng không đang tăng vọt.
Vận chuyển hàng hóa tắc nghẽn, chi phí tăng vọt
Dylan Alperin, người đứng đầu bộ phận dịch vụ chuyên nghiệp của nền tảng phần mềm cung ứng Keelvar cho biết, tuyến đường hàng hải ra vào biển Azov - một trong số ít các điểm tiếp cận thương mại đường biển ở Ukraine, đã rơi vào trạng thái “đóng cửa”. Điều này đã dẫn tới một lượng lớn tàu thuyền đáng kể đang chờ để đi qua eo biển Kerch. Với 70% hàng hóa xuất khẩu của Ukraine được phân phối qua đường biển, tình trạng tắc nghẽn đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
Dylan Alperin, người đứng đầu bộ phận dịch vụ chuyên nghiệp của nền tảng phần mềm cung ứng Keelvar cho biết, tuyến đường hàng hải ra vào biển Azov - một trong số ít các điểm tiếp cận thương mại đường biển ở Ukraine, đã rơi vào trạng thái “đóng cửa”. Điều này đã dẫn tới một lượng lớn tàu thuyền đáng kể đang chờ để đi qua eo biển Kerch. Với 70% hàng hóa xuất khẩu của Ukraine được phân phối qua đường biển, tình trạng tắc nghẽn đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
Ảnh minh họa, nguồn Internet
Công ty đặt chỗ container ContainerxChange cũng cho biết, các khu vực của Biển Đen và Biển Azov hiện nay rất nguy hiểm, hoặc không thể đi qua. Đã có các cuộc tấn công tên lửa vào các tàu thuyền tại đây, cũng như các vụ bắt giữ tàu, đóng cửa các làn đường vận chuyển thương mại hàng hải.
Một số công ty vận tải cho biết, việc vận chuyển hàng hóa đang bế tắc do các cảng Odessa và Mariupol của Ukraine bị đóng cửa vì bị pháo kích làm cho hư hại... Các hoạt động vận chuyển bằng container đã bị đình trệ, với rất nhiều hàng hóa bị kẹt tại các cảng. Nhiều công ty trong ngành cung ứng đã tạm ngưng cung cấp dịch vụ giao hàng đến và đi từ Nga cũng như Ukraine. Công ty vận tải biển toàn cầu Maersk đầu tháng 3/2022 thông báo sẽ tạm dừng tất cả các chuyến hàng đến và đi từ Nga bằng đường biển, đường hàng không và đường sắt, ngoại trừ hàng thực phẩm và thuốc men. Ocean Network Express, Hapag-Lloyd và MSC, các hãng vận tải biển lớn khác trên toàn thế giới, cũng đã có các thông báo tương tự. Bên cạnh đó, nhiều công ty logistics cũng đã đình chỉ việc giao hàng đến và đi từ Nga cũng như Ukraine. DHL cho biết họ đã đóng cửa các văn phòng ở Ukraine cho đến khi có thông báo mới, trong khi UPS nói rằng họ đã tạm ngừng các dịch vụ đến và đi từ Ukraine, Nga và Belarus.
Số lượng các hãng vận tải ngừng dịch vụ ở Nga ngày càng tăng, chiếm khoảng 62% tổng năng lực vận tải đường biển. Trong khi đó, giá cước tàu chở dầu đã“tăng vọt,” với mức tăng đột biến từ 157% lên 591%. Phòng Vận tải biển Quốc tế (ICS) mới đây cảnh báo rằng, sự gián đoạn chuỗi cung ứng có thể trở nên tồi tệ hơn do sự thiếu hụt đội ngũ vận chuyển liên quan tới căng thẳng Nga-Ukraine.
Theo ICS, các thuyền viên Ukraine và Nga chiếm 14,5% lực lượng lao động vận tải biển toàn cầu. Những lo ngại về sự an toàn của thủy thủ đoàn và việc tăng phí bảo hiểm để đưa tàu đến Ukraine hoặc Nga cũng đã không khuyến khích các chủ tàu nhận các chuyến hàng đến hai nước này.
Tình hình vận chuyển bằng đường hàng không cũng gặp nhiều khó khăn tương tự. Việc không phận Ukraine đóng cửa với các chuyến bay dân sự và các hãng hàng không tránh bay qua không phận Nga đã đẩy giá cước vận chuyển hàng không tăng đột biến. Điều này sẽ làm giảm đáng kể lượng cung cấp hàng hóa từ các hãng hàng không. Ông Judah Levine, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của công ty Freightos Group (Hong Kong) cho biết, khi các hãng hàng không tránh không phận Nga, họ sẽ thực hiện các đường bay thay thế, dài hơn - làm tăng chi phí nhiên liệu. Theo Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế, giá cước vận chuyển hàng không đã tăng 150% so với thời điểm trước đại dịch, ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực và nền kinh tế trên toàn thế giới, trong khi nhu cầu vận chuyển lại tăng 6,9% so với năm 2019 do thương mại điện tử tăng mạnh và tình trạng thiếu container toàn cầu. Đây cũng là yếu tố góp phần khiến giá cả hàng hóa tăng vọt.
Ngoài ra, nhiều chuyến bay đã bị hủy bỏ hoặc phải đổi tuyến bay, gây áp lực lên khả năng vận chuyển hàng hóa và làm gia tăng lo ngại về sự cố gián đoạn chuỗi cung ứng có thể tiếp tục xảy ra. Theo phân tích của công ty hậu cần Flexport, các chuyến bay dọc theo những tuyến đường thương mại chính bị chậm lại. Các tuyến đường dài hơn có thể tạo sự chậm chễ và ùn đọng cho các ngành phụ thuộc vào vận tải hàng không, bao gồm điện tử, chất bán dẫn…
Giới chuyên gia phân tích, sau hơn hai năm chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn bởi đại dịch, những thách thức mới đang“khoét sâu hơn vào các mắt xích”, khiến quá trình vận chuyển hàng hóa bị chậm trễ, chi phí giao hàng cao hơn. Hậu quả là các mặt hàng sử dụng chuỗi cung ứng toàn cầu đều tăng giá.
Rủi ro cho các ngành sản xuất khiến khủng hoảng thêm trầm trọng hơn
Nhiều chuyên gia nhận định, căng thẳng Nga - Ukraine đang làm xáo trộn các chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đã rất mong manh sau “cú đánh” của đại dịch Covid-19. Nhiều sản phẩm nguyên, nhiên liệu đầu vào không được cung cấp kịp thời như hợp chất platinum, nhôm, dầu hướng dương, dầu thô và thép, khiến các nhà máy ở châu Âu, Nga và Ukraine có nguy cơ phải đóng cửa. Ngoài ra, căng thẳng leo thang còn làm cho giá năng lượng tăng vọt, đẩy chi phí vận chuyển lên cao hơn. Tác động từ căng thẳng Nga-Ukraine đối với từng ngành công nghiệp sẽ là khác nhau và phụ thuộc vào thời gian của cuộc xung đột, nhưng chắc chắn chúng sẽ tạo ra ảnh hưởng lớn hơn, do chuỗi cung ứng vốn đã rất mong manh sau những ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19. Hiện, tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng tại các khu cảng biển ở Mỹ; Chi phí vận chuyển hàng hóa hiện rất cao và nhiều nhà máy tại châu Á phải đóng cửa để đối phó với dịch bệnh là những vấn đề đang hiện hữu, gây ảnh hưởng không nhỏ tới chuỗi cung ứng toàn cầu.
Hiện nay, Ukraine và Nga đều là những quốc gia quan trọng trong mạng lưới cung cấp hợp chất palladium và platinum cho thế giới. Các hợp chất này được sử dụng trong bộ chuyển đổi xúc tác của động cơ, cũng như nhôm, thép và chrome. Theo tổ chức Capital Economics, sự thiếu hụt một số nguyên liệu quan trọng như palladium và xenon, được sử dụng trong sản xuất chất bán dẫn và ôtô, có thể làm tăng thêm các khó khăn mà những ngành công nghiệp này đang phải đối mặt.
Tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn khiến nhiều nhà sản xuất ô tô và một số cơ sở sản xuất khác buộc phải dừng hoạt động, thúc đẩy tình trạng tăng giá hàng hóa và ảnh hưởng đến doanh số bán hàng. Các doanh nghiệp có chuỗi cung ứng toàn cầu phức tạp như các nhà sản xuất ôtô đã và đang đối mặt với một loạt tác động tiêu cực. Công ty sản xuất ôtô Volkswagen đã thông báo ngừng sản xuất ôtô điện tại nhà máy chính của hãng này, và đến tháng 3/2022 lại tiếp tục thông báo sẽ tạm dừng hoạt động tại một số nhà máy khác nữa, bao gồm cả nhà máy chính ở bang Wolsburg của Đức, do tình trạng thiếu hụt nguyên liệu đầu vào ở tất cả các khâu sản xuất.
Hiện, các nhà sản xuất chất bán dẫn cũng đang lo ngại về lượng dự trữ neon, xenon và palladium toàn cầu, vì vai trò thiết yếu của chúng trong những sản phẩm của họ. Jennifer McKeown, người đứng đầu mảng dịch vụ kinh tế toàn cầu tại Tổ chức Capital Economics nhận định, những gì đang xảy ra hiện nay có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu đầu vào, gây thêm nhiều thiệt hại cho tăng trưởng toàn cầu.
Không những vậy, căng thẳng giữa Nga và Ukraine cũng khiến cho giá lương thực không ngừng leo thang do lo ngại nguồn cung bị gián đoạn. Ukraine và Nga chiếm 30% tỷ trọng xuất khẩu lúa mì, 19% xuất khẩu ngô và 80% xuất khẩu dầu hướng dương của thế giới. Các nhà sản xuất khoai tây chiên và mỹ phẩm có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu dầu hướng dương, mà phần lớn trong số đó được sản xuất ở Nga và Ukraine. Thậm chí, tình trạng căng thẳng kéo dài có thể đe dọa đến vụ thu hoạch lúa mỳ vào mùa Hè tới đây tại cả Nga và Ukraine. Lúa mỳ do hai nước này sản xuất là nguồn cung cấp chính nguyên liệu để sản xuất bánh mỳ, mỳ ống (pasta) và các loại thực phẩm đóng gói khác cho người dân sở tại và cả ở châu Âu, Bắc Phi và Trung Đông. Giá lương thực thế giới đã tăng vọt do sự gián đoạn của chuỗi cung ứng toàn cầu, làm tăng nguy cơ bất ổn xã hội ở các nước nghèo hơn. Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) đã phải lên tiếng báo động về tình hình an ninh lương thực ở khu vực châu Phi và Trung Đông.
Có thể nói, Nga và Ukraine là những nhà sản xuất hàng hóa lớn trên thế giới. Sự gián đoạn nguồn cung từ hai nước này sẽ khiến các chuỗi cung ứng toàn cầu có thể rơi vào tình trạng hỗn loạn và trầm trọng hơn nữa, làm cho giá cả hàng hóa toàn cầu tăng cao. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, cuộc xung đột Nga - Ukraine có thể gây ra những bất ổn lớn, làm giảm triển vọng phục hội của nền kinh tế toàn cầu vốn đã suy yếu nghiêm trọng bởi đại dịch. Các nhà kinh tế cảnh báo về nguy cơ đình lạm, tức tăng trưởng kinh tế đình trệ trong khi lạm phát leo thang. Đây được xem như cuộc khủng hoảng lớn nhất ở châu Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay./.
Hiện nay, Ukraine và Nga đều là những quốc gia quan trọng trong mạng lưới cung cấp hợp chất palladium và platinum cho thế giới. Các hợp chất này được sử dụng trong bộ chuyển đổi xúc tác của động cơ, cũng như nhôm, thép và chrome. Theo tổ chức Capital Economics, sự thiếu hụt một số nguyên liệu quan trọng như palladium và xenon, được sử dụng trong sản xuất chất bán dẫn và ôtô, có thể làm tăng thêm các khó khăn mà những ngành công nghiệp này đang phải đối mặt.
Tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn khiến nhiều nhà sản xuất ô tô và một số cơ sở sản xuất khác buộc phải dừng hoạt động, thúc đẩy tình trạng tăng giá hàng hóa và ảnh hưởng đến doanh số bán hàng. Các doanh nghiệp có chuỗi cung ứng toàn cầu phức tạp như các nhà sản xuất ôtô đã và đang đối mặt với một loạt tác động tiêu cực. Công ty sản xuất ôtô Volkswagen đã thông báo ngừng sản xuất ôtô điện tại nhà máy chính của hãng này, và đến tháng 3/2022 lại tiếp tục thông báo sẽ tạm dừng hoạt động tại một số nhà máy khác nữa, bao gồm cả nhà máy chính ở bang Wolsburg của Đức, do tình trạng thiếu hụt nguyên liệu đầu vào ở tất cả các khâu sản xuất.
Hiện, các nhà sản xuất chất bán dẫn cũng đang lo ngại về lượng dự trữ neon, xenon và palladium toàn cầu, vì vai trò thiết yếu của chúng trong những sản phẩm của họ. Jennifer McKeown, người đứng đầu mảng dịch vụ kinh tế toàn cầu tại Tổ chức Capital Economics nhận định, những gì đang xảy ra hiện nay có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu đầu vào, gây thêm nhiều thiệt hại cho tăng trưởng toàn cầu.
Không những vậy, căng thẳng giữa Nga và Ukraine cũng khiến cho giá lương thực không ngừng leo thang do lo ngại nguồn cung bị gián đoạn. Ukraine và Nga chiếm 30% tỷ trọng xuất khẩu lúa mì, 19% xuất khẩu ngô và 80% xuất khẩu dầu hướng dương của thế giới. Các nhà sản xuất khoai tây chiên và mỹ phẩm có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu dầu hướng dương, mà phần lớn trong số đó được sản xuất ở Nga và Ukraine. Thậm chí, tình trạng căng thẳng kéo dài có thể đe dọa đến vụ thu hoạch lúa mỳ vào mùa Hè tới đây tại cả Nga và Ukraine. Lúa mỳ do hai nước này sản xuất là nguồn cung cấp chính nguyên liệu để sản xuất bánh mỳ, mỳ ống (pasta) và các loại thực phẩm đóng gói khác cho người dân sở tại và cả ở châu Âu, Bắc Phi và Trung Đông. Giá lương thực thế giới đã tăng vọt do sự gián đoạn của chuỗi cung ứng toàn cầu, làm tăng nguy cơ bất ổn xã hội ở các nước nghèo hơn. Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) đã phải lên tiếng báo động về tình hình an ninh lương thực ở khu vực châu Phi và Trung Đông.
Có thể nói, Nga và Ukraine là những nhà sản xuất hàng hóa lớn trên thế giới. Sự gián đoạn nguồn cung từ hai nước này sẽ khiến các chuỗi cung ứng toàn cầu có thể rơi vào tình trạng hỗn loạn và trầm trọng hơn nữa, làm cho giá cả hàng hóa toàn cầu tăng cao. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, cuộc xung đột Nga - Ukraine có thể gây ra những bất ổn lớn, làm giảm triển vọng phục hội của nền kinh tế toàn cầu vốn đã suy yếu nghiêm trọng bởi đại dịch. Các nhà kinh tế cảnh báo về nguy cơ đình lạm, tức tăng trưởng kinh tế đình trệ trong khi lạm phát leo thang. Đây được xem như cuộc khủng hoảng lớn nhất ở châu Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay./.
Tiến Long