Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng
Là huyện thuần nông, có xuất phát điểm thấp, chính vì vậy, để tạo ra động lực cho phát triển kinh tế xã hội, huyện Trực Ninh luôn xác định việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng là nhiệm vụ then chốt, thường xuyên và liên tục. Tính từ đầu nhiệm kỳ (2016-2021), Huyện đã huy động hàng nghìn tỷ đồng từ các nguồn vốn Trung ương, tỉnh, địa phương, dự án hỗ trợ, tài trợ, xã hội hóa để xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông. Trong 2 năm 2016-2017, tổng vốn đầu tư trên địa bàn huyện đạt hơn 4,7 nghìn tỷ đồng. Nhờ nguồn lực này, nhiều công trình quan trọng của huyện như hệ thống kênh mương thủy lợi, hệ thống giao thông liên xã, giao thông nông thôn được đầu tư xây dựng hoặc nâng cấp. Nổi bật, kênh Cổ Lễ - Cát Chử (đoạn từ cầu Điện Biên đến Ngặt Kéo); kênh CC4, CC6, kênh Giá 10 và kênh Giá (đoạn từ cuối kênh CC6 đến đầu kênh Giá 10) được kiên cố hóa. Mạng lưới giao thông nông thôn, ngày càng được hoàn thiện nhờ nguồn lực trong dân thông qua chương trình Nông thôn mới. Cùng với đó, các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ đi qua địa bàn được Trung ương, tỉnh đầu tư nâng cấp như: Quốc lộ 21B kéo dài, Tỉnh lộ 487, các trục liên xã như tuyến Vô Tình - Văn Lai, đường Trực Chính - Phương Định, đường Nam Ninh Hải cũng được cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới… Tất cả điều này tạo nên hệ thống giao thông đồng bộ, kết nối liên hoàn từ xã tới huyện và các trung tâm kinh tế của tỉnh và khu vực.
Là huyện thuần nông, có xuất phát điểm thấp, chính vì vậy, để tạo ra động lực cho phát triển kinh tế xã hội, huyện Trực Ninh luôn xác định việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng là nhiệm vụ then chốt, thường xuyên và liên tục. Tính từ đầu nhiệm kỳ (2016-2021), Huyện đã huy động hàng nghìn tỷ đồng từ các nguồn vốn Trung ương, tỉnh, địa phương, dự án hỗ trợ, tài trợ, xã hội hóa để xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông. Trong 2 năm 2016-2017, tổng vốn đầu tư trên địa bàn huyện đạt hơn 4,7 nghìn tỷ đồng. Nhờ nguồn lực này, nhiều công trình quan trọng của huyện như hệ thống kênh mương thủy lợi, hệ thống giao thông liên xã, giao thông nông thôn được đầu tư xây dựng hoặc nâng cấp. Nổi bật, kênh Cổ Lễ - Cát Chử (đoạn từ cầu Điện Biên đến Ngặt Kéo); kênh CC4, CC6, kênh Giá 10 và kênh Giá (đoạn từ cuối kênh CC6 đến đầu kênh Giá 10) được kiên cố hóa. Mạng lưới giao thông nông thôn, ngày càng được hoàn thiện nhờ nguồn lực trong dân thông qua chương trình Nông thôn mới. Cùng với đó, các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ đi qua địa bàn được Trung ương, tỉnh đầu tư nâng cấp như: Quốc lộ 21B kéo dài, Tỉnh lộ 487, các trục liên xã như tuyến Vô Tình - Văn Lai, đường Trực Chính - Phương Định, đường Nam Ninh Hải cũng được cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới… Tất cả điều này tạo nên hệ thống giao thông đồng bộ, kết nối liên hoàn từ xã tới huyện và các trung tâm kinh tế của tỉnh và khu vực.
Ông Lưu Văn Dương, Chủ tịch UBND huyện Trực Ninh (người ngồi thứ 2 từ bên trái vào) trao đổi thông tin với phóng viên Tạp chí Con số và Sự kiện
Bước chuyển mạnh trong sản xuất công nghiệp
Từ nền tảng kết cấu hạ tầng ngày càng đồng bộ, huyện Trực Ninh tập trung thực hiện nhiều giải pháp tạo điều kiện thu hút doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực công nghiệp, sản xuất tập trung và thương mại dịch vụ. Kết thúc năm 2018, sản xuất CN - TTCN của huyện đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn đạt trên 6.200 tỷ đồng (giá cố định 2010), tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước, góp phần đưa số thu ngân sách của huyện đạt xấp xỉ 189,5 tỷ đồng, vượt 25,38 % dự toán tỉnh giao.
Điểm sáng nhất trong phát triển công nghiệp của huyện thời gian qua, chính là việc Huyện thu hút được các dự án lớn của các doanh nghiệp FDI đầu tư. Nổi bật là nhà máy sản xuất đồ chơi trẻ em của Công ty Dream Plastic tại xã Trực Thái, tổng vốn đầu tư 17,8 triệu USD, sử dụng khoảng 5 nghìn lao động; Công ty TNHH Giầy AMARA diện tích hơn 14,2 ha, sử dụng trên 8,5 nghìn lao động; Công ty TNHH KIARA GARMENTS Việt Nam diện tích 1,2 ha; Công ty TNHH SUNG WONVINA diện tích 1,1 ha… Các dự án đã góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho một lượng lớn lao động nông thôn.
Bên cạnh các dự án lớn, sản xuất công nghiệp ở các làng nghề cũng rất phát triển. Toàn huyện có 14 làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn, với trên 3 nghìn hộ sản xuất kinh doanh, hàng năm thu hút trên 6 nghìn lao động. Hầu hết các hộ làm nghề đều có thu nhập khá. Ngành nghề nông thôn đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập và đóng góp quan trọng thực hiện thành công Chương trình xây dựng NTM.
Để sản xuất trong các làng nghề có hiệu quả, Huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khai thác tối đa cơ sở hạ tầng hiện có ở 3 cụm công nghiệp trên địa bàn, xây dựng cơ sở hạ tầng một số điểm công nghiệp tập trung tại các làng nghề như: Mộc Trung Lao - Trung Đông, làng Mộc Kênh - thị trấn Cổ Lễ; dệt Cự Trữ, Nhự Nương, Phú Ninh - Phương Định, ươm tơ Cổ Chất - Phương Định; Sợi PE Trực Hùng. Định hướng của Huyện là tiếp tục hình thành khu vực sản xuất tập trung tại các làng nghề từ đó tạo điều kiện về mặt bằng, thủ tục hành chính để các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh, mở rộng nghề hiện có./.
Trịnh Trung Long