Đối diện với những khó khăn chưa từng có của dịch bệnh Covid-19, tỉnh Thái Bình đã tích cực, chủ động và sáng tạo trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển công nghiệp và thương mại, có giải pháp kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất nhập khẩu, nhờ đó lĩnh vực công nghiệp và thương mại của tỉnh tiếp tục phát triển với những kết quả ấn tượng.
Sản xuất công nghiệp phát triển
Theo số liệu báo cáo năm 2021, giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) của tỉnh Thái Bình ước đạt 80.849 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2020. Tiếp đà tăng trưởng của năm 2021, trong 6 tháng đầu năm 2022, giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) của tỉnh Thái Bình ước đạt 44.387 tỷ đồng, tăng 18,2% so với cùng kỳ 2021, xếp thứ 3/11 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng.
Sản xuất công nghiệp phát triển
Theo số liệu báo cáo năm 2021, giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) của tỉnh Thái Bình ước đạt 80.849 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2020. Tiếp đà tăng trưởng của năm 2021, trong 6 tháng đầu năm 2022, giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) của tỉnh Thái Bình ước đạt 44.387 tỷ đồng, tăng 18,2% so với cùng kỳ 2021, xếp thứ 3/11 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng.
Hoạt động sản xuất hàng may mặc xuất khẩu của Công ty Tân Đệ tại tỉnh Thái Bình
Bên cạnh đó, hoạt động thu hút đầu tư các dự án công nghiệp được tỉnh Thái Bình đẩy mạnh, nhất là thu hút các dự án FDI quy mô lớn vào khu kinh tế và các khu, cụm công nghiệp. Năm 2021, Thái Bình đã chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, cấp điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho cho 73 dự án với tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm là 18.265 tỷ đồng, tăng 4,5 lần so với năm 2020. Đặc biệt, tỉnh đã thu hút được 05 dự án FDI đầu tư vào khu kinh tế với tổng vốn đăng ký gần 420 triệu USD (lớn hơn tổng vốn đầu tư FDI của cả giai đoạn 2016-2020). Trong 6 tháng đầu năm 2022, trên đà phục hồi kinh tế mạnh, tỉnh Thái Bình tiếp tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, cấp điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 40 dự án với tổng số vốn đăng ký mới và tăng thêm trên 14.497 tỷ đồng (tăng 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2021) và thu hút được 04 dự án FDI với tổng vốn đăng ký gần 45 triệu USD.
Để tạo mặt bằng sạch, sẵn sàng chào đón nhà đầu tư, tỉnh Thái Bình rất quyết liệt trong việc chỉ đạo thực hiện công tác quy hoạch phát triển khu kinh tế Thái Bình, trong đó tập trung đẩy mạnh quy hoạch phân khu và đầu tư xây dựng hạ tầng, xúc tiến đầu tư vào khu kinh tế. Cùng với đó, tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh, hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã có 06 cụm công nghiệp đã hoàn thành đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung và đang đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung cho 07 cụm công nghiệp khác.
Hiện nay, một số dự án công nghiệp trọng điểm đang được đẩy mạnh triển khai như: dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Liên Hà Thái; dự án Nhà máy Greenworks Thái Bình Việt Nam; dự án nhà máy Lotes Thái Thụy Việt Nam; dự án đầu tư nhà máy sản xuất tấm trần thạch cao MIKADO GYPSUM của Công ty CP Vinafrit; dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất đồ gỗ cao cấp của Công ty CP đầu tư thương mại quốc tế Minh Vượng; dự án sản xuất tấm Modun pin năng lượng mặt trời của Công ty China New Energy Industry Group Limisted; …Các dự án trên khi hoàn thành đưa vào vận hành sản xuất chắc chắn sẽ đóng góp lớn vào giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.
Hoạt động xúc tiến thương mại trên nền tảng số được tăng cường
Đại dịch Covid-19 làm hạn chế các hoạt động xúc tiến thương mại, giao thương hàng hóa giữa cá tỉnh, vùng miền và giữa các quốc gia theo cách thức truyền thống. Trong tình hình đó, tận dụng những tiện ích từ cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại, tỉnh Thái Bình đã đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến bên cạnh việc triển khai xúc tiến thương mại theo hình thức truyền thống nhằm duy trì chuỗi cung ứng và đảm bảo ổn định sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp. Để thực hiện hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến, tỉnh đã tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh như: Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng website riêng, bộ thương hiệu trực tuyến, phần mềm quản lý dữ liệu khách hàng, xúc tiến bán hàng trực tuyến, hệ thống quản lý hoạt động xuất nhập khẩu trực tuyến … Song song với đó, tỉnh đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, thông tin của doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử uy tín của Bộ Công Thương để doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn với thông tin thị trường, giúp giảm thời gian, chi phí giao dịch, tiếp thị, phát triển quan hệ, tìm kiếm đối tác, từ đó mang lại hiệu quả kinh tế trong thời đại công nghệ số.
Để tạo mặt bằng sạch, sẵn sàng chào đón nhà đầu tư, tỉnh Thái Bình rất quyết liệt trong việc chỉ đạo thực hiện công tác quy hoạch phát triển khu kinh tế Thái Bình, trong đó tập trung đẩy mạnh quy hoạch phân khu và đầu tư xây dựng hạ tầng, xúc tiến đầu tư vào khu kinh tế. Cùng với đó, tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh, hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã có 06 cụm công nghiệp đã hoàn thành đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung và đang đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung cho 07 cụm công nghiệp khác.
Hiện nay, một số dự án công nghiệp trọng điểm đang được đẩy mạnh triển khai như: dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Liên Hà Thái; dự án Nhà máy Greenworks Thái Bình Việt Nam; dự án nhà máy Lotes Thái Thụy Việt Nam; dự án đầu tư nhà máy sản xuất tấm trần thạch cao MIKADO GYPSUM của Công ty CP Vinafrit; dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất đồ gỗ cao cấp của Công ty CP đầu tư thương mại quốc tế Minh Vượng; dự án sản xuất tấm Modun pin năng lượng mặt trời của Công ty China New Energy Industry Group Limisted; …Các dự án trên khi hoàn thành đưa vào vận hành sản xuất chắc chắn sẽ đóng góp lớn vào giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.
Hoạt động xúc tiến thương mại trên nền tảng số được tăng cường
Đại dịch Covid-19 làm hạn chế các hoạt động xúc tiến thương mại, giao thương hàng hóa giữa cá tỉnh, vùng miền và giữa các quốc gia theo cách thức truyền thống. Trong tình hình đó, tận dụng những tiện ích từ cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại, tỉnh Thái Bình đã đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến bên cạnh việc triển khai xúc tiến thương mại theo hình thức truyền thống nhằm duy trì chuỗi cung ứng và đảm bảo ổn định sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp. Để thực hiện hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến, tỉnh đã tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh như: Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng website riêng, bộ thương hiệu trực tuyến, phần mềm quản lý dữ liệu khách hàng, xúc tiến bán hàng trực tuyến, hệ thống quản lý hoạt động xuất nhập khẩu trực tuyến … Song song với đó, tỉnh đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, thông tin của doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử uy tín của Bộ Công Thương để doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn với thông tin thị trường, giúp giảm thời gian, chi phí giao dịch, tiếp thị, phát triển quan hệ, tìm kiếm đối tác, từ đó mang lại hiệu quả kinh tế trong thời đại công nghệ số.
Hướng dân khách hàng truy câp vào sàn Thương mại điện tử xem thông tin các sản phẩm
Bên cạnh đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tìm kiếm đối tác và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, tỉnh Thái Bình luôn tích cực liên kết, giới thiệu để các doanh nghiệp của tỉnh tham gia các hội nghị, hội chợ quốc tế trực tuyến, tham gia các hoạt động XTTM thực hiện trên môi trường mạng, khai thác các thị trường các nước ký kết hiệp định CPTPP, EVFTA và các FTA khác do Cục XTTM tổ chức. Tỉnh còn hỗ trợ doanh nghiệp tham gia đào tạo, huấn luyện xuất khẩu hàng hóa qua các nền tảng, sàn thương mại điện tử quốc tế lớn như Amazon, Alibaba; khai thác tốt các ứng dụng phục vụ công tác XTTM như: Hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung quản lý khách hàng – CRM; hệ sinh thái XTTM – VECOBIZ; cổng truy xuất nguồn gốc XTTM; cổng thông tin hướng dẫn xuất nhập khẩu hàng hóa; nền tảng đào tạo XTTM trực tuyến.
Ngoài ra, nhằm giúp các doanh nghiệp kết nối khách hàng, duy trì và phát triển kênh phân phối thị trường trong nước, củng cố và phát triển thị trường xuất khẩu với chi phí thấp hơn, tỉnh Thái Bình đã tăng cường cung cấp và tư vấn thông tin thị trường qua nhiều hình thức như đăng tải trên cổng thông tin, phát hành ấn phẩm, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng...
Nhờ đẩy mạnh xúc tiến thương mại trên nền tảng số nên hoạt động thương mại của tỉnh Thái Bình vẫn phát triển mạnh bất chấp những tác động tiêu cực từ đại dịch Covid 19. Năm 2021 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 7,5% so với năm 2020, là một trong những tỉnh có tăng trưởng thương mại dương (bình quân cả nước là -4,6%). Hoạt động xuất nhập khẩu phục hồi và tăng trưởng mạnh. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 2.069 triệu USD, tăng 23,5% so với năm 2020, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 1.632 triệu USD, tăng 21,3% so với năm 2020. Trong 6 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 17,4% so với cùng kỳ 2021; kim ngạch xuất khẩu đạt 1.080 triệu USD, tăng 25,2% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu đạt 1.112 triệu USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2021.
Ngoài ra, nhằm giúp các doanh nghiệp kết nối khách hàng, duy trì và phát triển kênh phân phối thị trường trong nước, củng cố và phát triển thị trường xuất khẩu với chi phí thấp hơn, tỉnh Thái Bình đã tăng cường cung cấp và tư vấn thông tin thị trường qua nhiều hình thức như đăng tải trên cổng thông tin, phát hành ấn phẩm, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng...
Nhờ đẩy mạnh xúc tiến thương mại trên nền tảng số nên hoạt động thương mại của tỉnh Thái Bình vẫn phát triển mạnh bất chấp những tác động tiêu cực từ đại dịch Covid 19. Năm 2021 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 7,5% so với năm 2020, là một trong những tỉnh có tăng trưởng thương mại dương (bình quân cả nước là -4,6%). Hoạt động xuất nhập khẩu phục hồi và tăng trưởng mạnh. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 2.069 triệu USD, tăng 23,5% so với năm 2020, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 1.632 triệu USD, tăng 21,3% so với năm 2020. Trong 6 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 17,4% so với cùng kỳ 2021; kim ngạch xuất khẩu đạt 1.080 triệu USD, tăng 25,2% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu đạt 1.112 triệu USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2021.
Minh Châu