Từ nhiều năm nay, công tác dân vận và phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ, với nhiều hình thức đổi mới, sáng tạo mang lại hiệu quả thiết thực và tạo sức lan tỏa sâu rộng. Những thành quả trong công tác dân vận khéo ở nhiều lĩnh vực như: Dân vận khéo trong hệ thống chính quyền, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số… thực sự là những “điểm sáng”, bước phát triển mới về “chất” trong công tác dân vận của tỉnh.
Là tỉnh miền núi thuộc khu vực Nam Tây Nguyên, Lâm Đồng có 47 dân tộc sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 25,72% dân số của tỉnh (trên 70.655 hộ với 333.561 nhân khẩu). Toàn tỉnh hiện có 78/124 xã phường, 478/1.376 thôn là vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thời gian qua, công tác dân vận luôn là“sợi chỉ đỏ”, là nguyên tắc chiến lược xuyên suốt trong công tác xây dựng Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị của tỉnh Lâm Đồng. Trong đó, Đảng ủy, UBND các cấp trên địa bàn tỉnh luôn có sự phối hợp chặt chẽ cùng Ban Dân vận cùng cấp ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, tổ chức các phong trào thi đua“Dân vận khéo” gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đặc biệt, việc đẩy mạnh phong trào thi đua “dân vận khéo” trong triển khai thực hiện các chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội đồng bào DTTS, miền núi; phong trào xây dựng nông thôn mới... của Tỉnh đã thực sự mang lại những hiệu quả tích cực.
Theo báo cáo công tác dân vận 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 của Ban dân vận Tỉnh, trong 6 tháng qua, công tác dân vận, đặc biệt là công tác dân vận vùng đồng bào DTTS đã được các cấp, các ngành trong tỉnh triển khai thực hiện với nhiều hình thức, cách làm đổi mới, sáng tạo mang lại những chuyển biến tích cực, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư. Ban Dân vận Tỉnh ủy chủ động tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua dân vận khéo giai đoạn 2021-2025, đồng thời cụ thể hóa, triển khai hướng dẫn các địa phương, cơ quan, đơn vị xây dựng mô hình và nhân rộng điển hình “dân vận khéo” giai đoạn 2022-2025. Phong trào thi đua “dân vận khéo” được coi là phương thức quan trọng để tuyên truyền, vận động, thuyết phục nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, gắn với nhiệm vụ chính trị của tỉnh, địa phương và từng cơ quan, đơn vị.
Báo cáo cho biết, phong trào thi đua“Dân vận khéo” đã phát hiện và nhân rộng nhiều mô hình, điển hình, cách làm hay, hiệu quả của các tập thể, cá nhân tiêu biểu ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. 6 tháng đầu năm 2023, đã có 1.168 mô hình“Dân vận khéo” được đăng ký thực hiện. Đến nay, toàn Tỉnh đã xây dựng và nhân rộng được 3.575 mô hình, điển hình “Dân vận khéo”. Các mô hình có nội dung phong phú, đa dạng với cách làm hay, sáng tạo, sát với thực tiễn, đem lại hiệu quả thiết thực. Tính đến ngày 15/6/2023, toàn tỉnh có khoảng 160 mô hình, điển hình dân vận khéo tiêu biểu, trong đó nổi bật có các mô hình như: Xây dựng khu dân cư kiểu mẫu của Mặt trận Tổ quốc; “khu dân cư tự quản” của Hội Cựu Chiến binh; “5 không 3 sạch”, “nuôi heo đất tiết kiệm” của Hội Liên hiệp phụ nữ. Dân vận khéo trong tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh; Hỗ trợ sinh kế, giảm nghèo bền vững của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Dân vận khéo trong tuyên truyền, vận động thanh thiếu nhi chung tay bảo vệ môi trường với mô hình “Đổi rác thải lấy quà tặng của thành phố Đà Lạt”; “Ngày Chủ nhật cùng Nhân dân” của huyện Đạ Tẻh…
Là tỉnh miền núi thuộc khu vực Nam Tây Nguyên, Lâm Đồng có 47 dân tộc sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 25,72% dân số của tỉnh (trên 70.655 hộ với 333.561 nhân khẩu). Toàn tỉnh hiện có 78/124 xã phường, 478/1.376 thôn là vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thời gian qua, công tác dân vận luôn là“sợi chỉ đỏ”, là nguyên tắc chiến lược xuyên suốt trong công tác xây dựng Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị của tỉnh Lâm Đồng. Trong đó, Đảng ủy, UBND các cấp trên địa bàn tỉnh luôn có sự phối hợp chặt chẽ cùng Ban Dân vận cùng cấp ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, tổ chức các phong trào thi đua“Dân vận khéo” gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đặc biệt, việc đẩy mạnh phong trào thi đua “dân vận khéo” trong triển khai thực hiện các chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội đồng bào DTTS, miền núi; phong trào xây dựng nông thôn mới... của Tỉnh đã thực sự mang lại những hiệu quả tích cực.
Theo báo cáo công tác dân vận 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 của Ban dân vận Tỉnh, trong 6 tháng qua, công tác dân vận, đặc biệt là công tác dân vận vùng đồng bào DTTS đã được các cấp, các ngành trong tỉnh triển khai thực hiện với nhiều hình thức, cách làm đổi mới, sáng tạo mang lại những chuyển biến tích cực, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư. Ban Dân vận Tỉnh ủy chủ động tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua dân vận khéo giai đoạn 2021-2025, đồng thời cụ thể hóa, triển khai hướng dẫn các địa phương, cơ quan, đơn vị xây dựng mô hình và nhân rộng điển hình “dân vận khéo” giai đoạn 2022-2025. Phong trào thi đua “dân vận khéo” được coi là phương thức quan trọng để tuyên truyền, vận động, thuyết phục nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, gắn với nhiệm vụ chính trị của tỉnh, địa phương và từng cơ quan, đơn vị.
Báo cáo cho biết, phong trào thi đua“Dân vận khéo” đã phát hiện và nhân rộng nhiều mô hình, điển hình, cách làm hay, hiệu quả của các tập thể, cá nhân tiêu biểu ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. 6 tháng đầu năm 2023, đã có 1.168 mô hình“Dân vận khéo” được đăng ký thực hiện. Đến nay, toàn Tỉnh đã xây dựng và nhân rộng được 3.575 mô hình, điển hình “Dân vận khéo”. Các mô hình có nội dung phong phú, đa dạng với cách làm hay, sáng tạo, sát với thực tiễn, đem lại hiệu quả thiết thực. Tính đến ngày 15/6/2023, toàn tỉnh có khoảng 160 mô hình, điển hình dân vận khéo tiêu biểu, trong đó nổi bật có các mô hình như: Xây dựng khu dân cư kiểu mẫu của Mặt trận Tổ quốc; “khu dân cư tự quản” của Hội Cựu Chiến binh; “5 không 3 sạch”, “nuôi heo đất tiết kiệm” của Hội Liên hiệp phụ nữ. Dân vận khéo trong tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh; Hỗ trợ sinh kế, giảm nghèo bền vững của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Dân vận khéo trong tuyên truyền, vận động thanh thiếu nhi chung tay bảo vệ môi trường với mô hình “Đổi rác thải lấy quà tặng của thành phố Đà Lạt”; “Ngày Chủ nhật cùng Nhân dân” của huyện Đạ Tẻh…
Điển hình Dân vận khéo tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng
Đặc biệt, điểm nhấn tạo nên thành công của phong trào thi đua“dân vận khéo” trong xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Lâm Đồng được biết đến chính là hiệu quả của các đợt công tác dân vận tập trung của Ban Chỉ đạo Các chương trình phối hợp giữa lực lượng vũ trang và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh (Ban Chỉ đạo 502 tỉnh). Với“sứ mệnh” quan trọng là giúp đỡ các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS khó khăn sớm hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, Ban Chỉ đạo 502 tỉnh đã phối hợp cùng hệ thống chính trị các cấp, các địa phương, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh huy động mọi nguồn lực tổ chức 9 đợt công tác dân vận tập trung tại 12 xã khó khăn của tỉnh với tổng giá trị trên 31,6 tỷ đồng. Các công trình, mô hình cụ thể, như: Hỗ trợ xây dựng 85 căn Nhà Tình thương, Nhà đại đoàn kết, Nhà tình nghĩa Quân-Dân; hơn 50 giếng nước sạch, hệ thống làm sạch nước; lắp đặt các tuyến đường điện“Thắp sáng đường quê”; đường bê tông liên thôn; sân chơi cho trẻ em; xây nhà vệ sinh; trang bị cơ sở vật chất cho hội trường thôn; nhà sinh hoạt cộng đồng; Thực hiện các đợt thăm, khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho người nghèo; Tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cây trồng cho nông dân...
Các mô hình “Dân vận khéo” điển hình tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới đã góp phần vận động mọi tầng lớp Nhân dân chung tay góp sức, ủng hộ kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn. Qua đó, góp phần vào kết quả xây dựng nông thôn mới ở các địa phương trong tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh có 109/111 xã (98,2%) nông thôn mới (trong đó: Có 40 xã NTM nâng cao; 14 xã NTM kiểu mẫu); 07 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Trong lĩnh vực phát triển kinh tế có nhiều mô hình, điển hình “Dân vận khéo”, trọng tâm là vận động các tầng lớp nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hợp tác giúp nhau trong sản xuất, kinh doanh nhằm phát triển kinh tế, giảm nghèo, khuyến khích sản xuất, kinh doanh giỏi, làm giàu chính đáng, điển hình như: Tại huyện Lâm Hà có mô hình tổ hợp tác mắc ca thôn Bằng Sơn, xã Tân Thanh; mô hình vận động nhân dân làm đường dân sinh của tập thể Khối dân vận xã Mê Linh; mô hình tổ chăn nuôi bò thịt, xã Phúc Thọ; mô hình trồng cam đường canh tại thôn Nhân Hòa, xã Đạn Phượng; Dân vận khéo trong vận động phát triển các mô hình kinh tế tập thể của huyện Đam Rông; “Bếp ăn từ thiện” của thành phố Bảo Lộc…
Các mô hình “Dân vận khéo” điển hình tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới đã góp phần vận động mọi tầng lớp Nhân dân chung tay góp sức, ủng hộ kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn. Qua đó, góp phần vào kết quả xây dựng nông thôn mới ở các địa phương trong tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh có 109/111 xã (98,2%) nông thôn mới (trong đó: Có 40 xã NTM nâng cao; 14 xã NTM kiểu mẫu); 07 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Trong lĩnh vực phát triển kinh tế có nhiều mô hình, điển hình “Dân vận khéo”, trọng tâm là vận động các tầng lớp nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hợp tác giúp nhau trong sản xuất, kinh doanh nhằm phát triển kinh tế, giảm nghèo, khuyến khích sản xuất, kinh doanh giỏi, làm giàu chính đáng, điển hình như: Tại huyện Lâm Hà có mô hình tổ hợp tác mắc ca thôn Bằng Sơn, xã Tân Thanh; mô hình vận động nhân dân làm đường dân sinh của tập thể Khối dân vận xã Mê Linh; mô hình tổ chăn nuôi bò thịt, xã Phúc Thọ; mô hình trồng cam đường canh tại thôn Nhân Hòa, xã Đạn Phượng; Dân vận khéo trong vận động phát triển các mô hình kinh tế tập thể của huyện Đam Rông; “Bếp ăn từ thiện” của thành phố Bảo Lộc…
Trong năm 2022, mô hình “Hỗ trợ sinh kế người nghèo” thông qua việc trao phương tiện sinh kế cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh đã mang lại những kết quả tích cực. Mô hình đã hỗ trợ trên 18 tỷ đồng (mức hỗ trợ mỗi hộ từ 06 đến 20 triệu đồng) cho hơn 1.257 hộ nghèo, hộ cận nghèo tại 23 xã, 3 thị trấn thuộc 7 huyện của tỉnh để thực hiện các mô hình sản xuất kinh tế như: Trồng chuối Laba, chanh dây, trồng dâu nuôi tằm, nuôi heo đen, cải tạo, trồng xen cây ăn trái, hệ thống béc tưới, giống rau...
Tại huyện Lạc Dương việc vận động nhân dân xây dựng Khu dân cư kiểu mẫu ở thôn Đưng K’Si, xã Đạ Chais đã trở thành mô hình “Dân vận khéo” tiêu biểu trong vùng đồng bào DTTS tại địa phương. Theo đó, thôn Đưng K’Si hiện có 134 hộ dân với 518 nhân khẩu, trong đó đồng bào DTTS chiếm 87,65%. Nhờ triển khai tốt mô hình“dân vận khéo” trong xây dựng thôn sáng, xanh, sạch, đẹp gắn với xây dựng Khu dân cư kiểu mẫu đã góp phần phát triển kinh tế-xã hội của thôn… Ban Nhân dân thôn đã vận động cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong thôn giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đẩy mạnh tuyên truyền, huy động sự chung tay, góp sức của người dân tham gia thực hiện đảm bảo vệ sinh môi trường thôn. Vận động người dân thực hiện phong trào“3 sạch”(sạch nhà, sạch ngõ, sạch đường) để huy động các hộ gia đình tham gia hưởng ứng, chỉnh trang, cải tạo khuôn viên nhà ở, vườn, đường sá trong khu dân cư. Nhờ vậy, công tác vệ sinh môi trường trong thôn có chuyển biến tích cực, dần hình thành ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư. Đa số hộ dân đã thu gom, phân loại rác tại hộ, có thùng đựng rác trong thôn. Đến nay, tỷ lệ hộ dân trong thôn Đưng K’Si thực hiện chỉnh trang nhà cửa phù hợp đạt trên 80%; tỷ lệ hộ gia đình có hàng rào xung quanh nhà, cổng ngõ được xây dựng, sửa chữa đẹp, hài hòa với phong cảnh của làng quê đạt 100% (trong đó 70% hộ có hàng rào); dọc tuyến đường thôn được dọn dẹp thường xuyên và trồng hoa, cây cảnh đảm bảo mỹ quan…
Bên cạnh đó, để xây dựng thành công mô hình Khu dân cư kiểu mẫu, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cư dân, Ban Nhân dân thôn Đưng K’Si đã vận động người dân trong thôn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, làm chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm xa nhà ở, không thả rông gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời, thực hiện tuyên truyền, vận động người dân xóa bỏ các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; hình thành nét văn hóa cộng đồng văn minh; nâng cao chất lượng gia đình văn hóa, thôn văn hóa; nâng cao ý thức chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như các quy ước, hương ước, đã được phê duyệt tại địa phương. Hiệu quả của mô hình dân vận khéo tại thôn Đưng K’Si đã góp phần huy động sức dân, phát huy nguồn lực tại chỗ để xây dựng nông thôn mới cũng như xây dựng Khu dân cư kiểu mẫu trên địa bàn.
Không chỉ đạt nhiều dấu ấn trong phong trào “Dân vận khéo” trong xây dựng nông thôn mới, trong phát triển kinh tế, quốc phòng - an ninh, phong trào thi đua“Dân vận khéo” đã góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật, nắm sát tình hình Nhân dân, với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, “khéo” tuyên truyền, vận động, phát huy vai trò của Nhân dân tham gia xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội. Cụ thể như: Tại thị trấn Đạ Tẻh, xác định phong trào thi đua “Dân vận khéo” có vai trò quan trọng trong Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, các cấp chính quyền thị trấn Đạ Tẻh đã triển khai nhiều mô hình dân vận khéo tại địa phương. Năm 2022, thị trấn Đạ Tẻh thực hiện 9 mô hình thi đua dân vận khéo trên các lĩnh vực xây dựng Đảng, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Trong đó, để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn, Hội Cựu chiến binh và Công an thị trấn Đạ Tẻh đã vận động cán bộ, hội viên và người dân đóng góp kinh phí lắp đặt hệ thống camera tại các tuyến đường trên địa bàn, các điểm quan trọng về an ninh trật tự đấu nối với hệ thống đầu thu và màn hình quan sát. Các mắt camera được kết nối bằng wifi của hộ gia đình trên tinh thần tự nguyện để truyền tín hiệu hình ảnh về hệ thống, kết nối với điện thoại thông minh của cảnh sát khu vực, tổ trưởng Tổ dân phố. Tính đến tháng 7/2023, mô hình đã lắp đặt được 7 hệ thống camera an ninh với tổng số 99 mắt, 7 đầu thu ghi hình, 7 màn hình theo dõi với tổng số kinh phí lắp đặt là trên 323 triệu đồng, nhờ vậy tình hình an ninh trật tự trên địa bàn đã ngày càng được thắt chặt, an toàn và giảm các tệ nạn xã hội…
Hay với Mô hình“Phiên chợ gây quỹ, cùng em đến trường” của Đoàn thanh niên thị trấn Đạ Tẻh nhằm tạo nguồn quỹ linh động để vừa giúp đỡ học sinh khó khăn, vừa có nguồn quỹ thăm hỏi và động viên anh chị em làm công tác Đoàn tại các chi đoàn cơ sở. Tính đến cuối năm 2022, mô hình đã được triển khai hoạt động với nhiều lượt mở phiên chợ, sôi động, đa dạng với các mặt hàng, như: Trái cây, hoa, bánh trung thu, bánh chưng, giò, chả... Tất cả số tiền thu được tại các phiên chợ được đưa vào Quỹ. Qua đó hỗ trợ thẻ Bảo hiểm y tế, hỗ trợ tiền suất ăn bán trú cho học sinh hoàn cảnh khó khăn trong năm học 2021-2022 và đầu năm học mới 2022-2023; hỗ trợ thực hiện Mô hình “Đèn đường thắp sáng đường quê’ tại Tổ dân phố 8A...
Ngoài ra, phong trào thi đua “dân vận khéo” cũng đã tác động mạnh mẽ đến các tổ chức, cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh; các tổ chức, cơ sở tôn giáo tích cực tham gia phong trào thi đua “dân vận khéo” bằng nhiều hoạt động, mô hình cụ thể như: Giáo xứ sáng, xanh, sạch, đẹp; Giáo xứ kiểu mẫu; Giáo họ an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19...
Có thể thấy, những điểm sáng của phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở Lâm Đồng đã tác động tích cực đến các mặt đời sống xã hội. Những kết quả đó cũng góp phần cổ vũ, động viên, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong toàn bộ hệ thống chính trị. Phát huy được ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ được giao; nâng cao ý thức tự chủ của Nhân dân trong đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nâng cao thu nhập; vươn lên thoát nghèo; xây dựng phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; phát triển các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; xóa bỏ tập tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh; mô hình tự quản trong cộng đồng dân cư; vận động người dân tích cực tham gia thực hiện đảm bảo an ninh trật tự, củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng, với sự nghiệp phát triển chung của tỉnh Lâm Đồng./.
Đoàn Châu