Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã thông qua Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ đến năm 2025, gồm 18 chỉ tiêu chủ yếu và 05 đột phá chiến lược phát triển trong giai đoạn 2020-2025 trên các lĩnh vực. Những kết quả đạt được trong nửa đầu giai đoạn của Tỉnh đã cho thấy đường lối, chủ trương đúng đắn, đồng thời trở thành động lực để Đồng Tháp phấn đấu hoàn thành mục tiêu trong cả nhiệm kỳ 2020-2025.
Ngay sau Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh đã ban hành 06 Nghị quyết và 10 kết luận chuyên đề để triển khai thực hiện bám sát vào mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của Nghị quyết Đại hội. Theo đó, Tỉnh Đồng Tháp đã xây dựng Chương trình hành động hàng năm phù hợp với quan điểm chỉ đạo của Trung ương và tình hình thực tế tại địa phương. Qua đó phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, sự nỗ lực của các ngành, các cấp, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, sự đoàn kết, sáng tạo để đưa Đồng Tháp vượt qua khó khăn và giành được nhiều thành tựu trong nửa đầu nhiệm kỳ, giai đoạn 2021-2023.
Báo cáo sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2020-2023 của Tỉnh ước đạt 5,12%/năm. Trong đó, khu vực nông - lâm - thủy sản tăng 3,25%; Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 4,42%; Khu vực thương mại - dịch vụ tăng 7,08%; Ước GRDP bình quân/người năm 2023 đạt 68,83 triệu đồng, tương đương 2.917 USD (theo giá thực tế), tăng 1,29 lần so với năm 2020. Đến nay, có 04/18 chỉ tiêu đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết, đó là: Chỉ tiêu về giảm tỷ lệ hộ nghèo, Chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới; Chỉ tiêu về tổ chức Đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ; ...Có 9/18 chỉ tiêu đạt lộ trình hàng năm và 05/18 chỉ tiêu khó đạt.
Tỉnh đã tập trung khai thác tiềm năng kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu tư, khắc phục điểm nghẽn về hạ tầng giao thông, quản lý tốt tài nguyên và bảo vệ môi trường. Một số kết quả tích cực của các lĩnh vực trong nửa đầu nhiệm kỳ, giai đoạn 2021-2023 trở thành động lực tăng trưởng cho cả nhiệm kỳ 2020-2025 của tỉnh Đồng Tháp. Cụ thể:
Khu vực nông - lâm - thủy sản tiếp tục phát triển và phát huy tốt vai trò trụ đỡ của kinh tế Tỉnh trong và sau đại dịch Covid-19. Công tác khuyến nông, khuyến ngư, thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh đạt được một số kết quả nhất định; tình hình sản xuất nông – lâm – thủy sản tiếp tục ổn định, tiêu thụ được đảm bảo; tốc độ tăng bình quân GRDP giai đoạn 2021-2023 của khu vực này ước đạt 3,25%. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng hoa kiểng, cây ăn trái cho hiệu quả kinh tế cao; nhiều mô hình sản xuất tiên tiến được nhân rộng. Đặc biệt, chuyển đổi số ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp bước đầu đã triển khai và vận hành, 10% nông dân biết ứng dụng công nghệ IoT vào quy trình sản xuất, khai thác thông qua mạng Internet, mua bán trực tuyến.
Mô hình hội quán tiếp tục phát triển mạnh mẽ với 142 hội quán và hơn 7,2 nghìn thành viên. Giai đoạn 2021-2023, toàn Tỉnh có 357 sản phẩm OCOP đạt 3 sao và 4 sao, đứng thứ 03 cả nước (tăng thêm 259 sản phẩm so với năm 2020), trong đó có 275 sản phẩm đạt 3 sao, 81 sản phẩm đạt 4 sao và 01 sản phẩm đạt 5 sao. Có 03 sản phẩm đang được đề nghị công nhận đạt hạng 5 sao. Diện mạo khu vực nông thôn của Tỉnh ngày càng khang trang, mức sống của người dân ngày càng được nâng lên; Đã hoàn thành việc quy định khung cấu trúc mô hình và ban hành Bộ tiêu chí Làng thông minh áp dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2025.
Công nghiệp tiếp tục phát huy vai trò đầu tàu kinh tế của Tỉnh. Đề án tái cơ cấu ngành Công nghiệp được thực hiện trong giai đoạn 2021-2023 đã cho thấy nhiều kết quả khả quan. Hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn Tỉnh phục hồi nhanh sau dịch Covid-19. Nhiều dự án mới được triển khai và đi vào hoạt động, thúc đẩy giá trị tăng thêm của toàn ngành Công nghiệp và đạt mức tăng trưởng bình quân 4,07%/năm. Giai đoạn 2021-2023, Đồng Tháp tập trung đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng 03 khu công nghiệp (khu công nghiệp Sa Đéc, khu công nghiệp Trần Quốc Toản, khu công nghiệp Sông Hậu). Có 12 cụm công nghiệp đã được đầu tư hạ tầng kỹ thuật và đưa vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy khoảng 85,3%, cụm công nghiệp Quảng Khánh đang trong quá trình đầu tư hoàn thiện hạ tầng.
Thương mại, dịch vụ phục hồi và tăng trưởng khá, đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng kinh tế chung. Tất cả các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi đã khôi phục 100% công suất hoạt động sau dịch Covid-19. Thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành kênh phân phối quan trọng, có hơn 300 mặt hàng đặc sản địa phương của 82 cơ sở, doanh nghiệp tham gia giao dịch. Trung tâm giới thiệu đặc sản và quảng bá du lịch Đồng Tháp tiếp tục là kênh hiệu quả giới thiệu, quảng bá đặc sản đến người tiêu dùng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2021-2023 đạt 14%/năm, cao hơn giai đoạn 2018-2020; dư nợ cho vay giai đoạn 2021-2023 tăng 12%/năm; nợ xấu được kiểm soát chặt chẽ dưới 1% tổng dư nợ.
Du lịch có nhiều tín hiệu khởi sắc, phục hồi đà tăng trưởng. Các giải pháp kích cầu, đẩy mạnh phát triển du lịch, góp phần tạo dựng hình ảnh tỉnh Đồng Tháp, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của Tỉnh. Nhiều chuỗi sự kiện văn hóa, du lịch được tổ chức thành công, tiêu biểu nhất là Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ I năm 2022, Lễ hội cá tra lần thứ I năm 2022, Lễ hội quýt hồng lần thứ I năm 2022, Lễ hội xoài lần thứ I, II. Bên cạnh đó, hạ tầng du lịch của Tỉnh tiếp tục phát triển, các khu di tích, điểm du lịch trọng điểm tăng cường các dịch vụ sẵn có, xây dựng thêm các dịch vụ mới và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động du lịch. Tỉnh cũng thực hiện số hóa các thông tin, tài liệu về điểm đến, sản phẩm du lịch, tiện ích hướng tới hình thành, phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh.
Nâng cao hiệu quả khai thác, huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực đầu tư, khắc phục điểm nghẽn về hạ tầng giao thông. Tỉnh tiếp tục thực hiện các giải pháp tái cơ cấu đầu tư công, ưu tiên vốn đầu tư công vào xây dựng kết cấu hạ tầng kết nối dự án trọng điểm, có sức lan tỏa thuộc các ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Tổng kế hoạch vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Đồng Tháp là trên 26,34 nghìn tỷ đồng; trong đó, giai đoạn 2021-2023 Tỉnh giải ngân được gần 17 nghìn tỷ đồng, ước đạt 89% kế hoạch, huy động vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt hơn 64 nghìn tỷ đồng, chiếm 21,69% GRDP. Nhiều dự án có quy mô, kết nối liên vùng đang được Trung ương và Tỉnh khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Giao thông nông thôn Tỉnh ngày càng hoàn thiện, có 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã. Các đô thị trung tâm tiếp tục phát triển đồng bộ, ngày càng khang trang, hiện đại, đưa vào vận hành các Trung tâm điều hành thông minh (IOC) tại các đô thị lớn như: IOC thành phố Cao Lãnh, IOC thành phố Hồng Ngự và chuẩn bị khai trương IOC thành phố Sa Đéc.
Công tác quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên, nhất là quản lý, sử dụng dất đai, cát, nguồn nước bảo đảm hợp lý, tuân thủ theo quy định. Vận hành thông tin, cơ sở dữ liệu về đất đai đến 12 chi nhánh huyện, thành phố. Hoàn thành đưa vào sử dụng hệ thống giám sát tài nguyên khoáng sản (cát sông) giám sát trực tuyến 24/24 đối với các mỏ khai thác cát sông. Công tác quản lý môi trường tại các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, khu, cụm công nghiệp bảo đảm chặt chẽ. Có 100% khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đúng quy chuẩn kỹ thuật về môi trường. Công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại được các cơ sở thu gom và chuyển giao cho các đơn vị có chức năng xử lý theo quy định. Nhiều mô hình kinh tế phù hợp với tự nhiên, chủ động sống chung với lũ, hạn và biến đổi khí hậu được nhân rộng, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Thực hiện lồng ghép các giải pháp công trình và phi công trình phòng, chống thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm.
Ngay sau Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh đã ban hành 06 Nghị quyết và 10 kết luận chuyên đề để triển khai thực hiện bám sát vào mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của Nghị quyết Đại hội. Theo đó, Tỉnh Đồng Tháp đã xây dựng Chương trình hành động hàng năm phù hợp với quan điểm chỉ đạo của Trung ương và tình hình thực tế tại địa phương. Qua đó phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, sự nỗ lực của các ngành, các cấp, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, sự đoàn kết, sáng tạo để đưa Đồng Tháp vượt qua khó khăn và giành được nhiều thành tựu trong nửa đầu nhiệm kỳ, giai đoạn 2021-2023.
Báo cáo sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2020-2023 của Tỉnh ước đạt 5,12%/năm. Trong đó, khu vực nông - lâm - thủy sản tăng 3,25%; Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 4,42%; Khu vực thương mại - dịch vụ tăng 7,08%; Ước GRDP bình quân/người năm 2023 đạt 68,83 triệu đồng, tương đương 2.917 USD (theo giá thực tế), tăng 1,29 lần so với năm 2020. Đến nay, có 04/18 chỉ tiêu đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết, đó là: Chỉ tiêu về giảm tỷ lệ hộ nghèo, Chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới; Chỉ tiêu về tổ chức Đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ; ...Có 9/18 chỉ tiêu đạt lộ trình hàng năm và 05/18 chỉ tiêu khó đạt.
Tỉnh đã tập trung khai thác tiềm năng kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu tư, khắc phục điểm nghẽn về hạ tầng giao thông, quản lý tốt tài nguyên và bảo vệ môi trường. Một số kết quả tích cực của các lĩnh vực trong nửa đầu nhiệm kỳ, giai đoạn 2021-2023 trở thành động lực tăng trưởng cho cả nhiệm kỳ 2020-2025 của tỉnh Đồng Tháp. Cụ thể:
Khu vực nông - lâm - thủy sản tiếp tục phát triển và phát huy tốt vai trò trụ đỡ của kinh tế Tỉnh trong và sau đại dịch Covid-19. Công tác khuyến nông, khuyến ngư, thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh đạt được một số kết quả nhất định; tình hình sản xuất nông – lâm – thủy sản tiếp tục ổn định, tiêu thụ được đảm bảo; tốc độ tăng bình quân GRDP giai đoạn 2021-2023 của khu vực này ước đạt 3,25%. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng hoa kiểng, cây ăn trái cho hiệu quả kinh tế cao; nhiều mô hình sản xuất tiên tiến được nhân rộng. Đặc biệt, chuyển đổi số ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp bước đầu đã triển khai và vận hành, 10% nông dân biết ứng dụng công nghệ IoT vào quy trình sản xuất, khai thác thông qua mạng Internet, mua bán trực tuyến.
Mô hình hội quán tiếp tục phát triển mạnh mẽ với 142 hội quán và hơn 7,2 nghìn thành viên. Giai đoạn 2021-2023, toàn Tỉnh có 357 sản phẩm OCOP đạt 3 sao và 4 sao, đứng thứ 03 cả nước (tăng thêm 259 sản phẩm so với năm 2020), trong đó có 275 sản phẩm đạt 3 sao, 81 sản phẩm đạt 4 sao và 01 sản phẩm đạt 5 sao. Có 03 sản phẩm đang được đề nghị công nhận đạt hạng 5 sao. Diện mạo khu vực nông thôn của Tỉnh ngày càng khang trang, mức sống của người dân ngày càng được nâng lên; Đã hoàn thành việc quy định khung cấu trúc mô hình và ban hành Bộ tiêu chí Làng thông minh áp dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2025.
Công nghiệp tiếp tục phát huy vai trò đầu tàu kinh tế của Tỉnh. Đề án tái cơ cấu ngành Công nghiệp được thực hiện trong giai đoạn 2021-2023 đã cho thấy nhiều kết quả khả quan. Hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn Tỉnh phục hồi nhanh sau dịch Covid-19. Nhiều dự án mới được triển khai và đi vào hoạt động, thúc đẩy giá trị tăng thêm của toàn ngành Công nghiệp và đạt mức tăng trưởng bình quân 4,07%/năm. Giai đoạn 2021-2023, Đồng Tháp tập trung đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng 03 khu công nghiệp (khu công nghiệp Sa Đéc, khu công nghiệp Trần Quốc Toản, khu công nghiệp Sông Hậu). Có 12 cụm công nghiệp đã được đầu tư hạ tầng kỹ thuật và đưa vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy khoảng 85,3%, cụm công nghiệp Quảng Khánh đang trong quá trình đầu tư hoàn thiện hạ tầng.
Thương mại, dịch vụ phục hồi và tăng trưởng khá, đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng kinh tế chung. Tất cả các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi đã khôi phục 100% công suất hoạt động sau dịch Covid-19. Thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành kênh phân phối quan trọng, có hơn 300 mặt hàng đặc sản địa phương của 82 cơ sở, doanh nghiệp tham gia giao dịch. Trung tâm giới thiệu đặc sản và quảng bá du lịch Đồng Tháp tiếp tục là kênh hiệu quả giới thiệu, quảng bá đặc sản đến người tiêu dùng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2021-2023 đạt 14%/năm, cao hơn giai đoạn 2018-2020; dư nợ cho vay giai đoạn 2021-2023 tăng 12%/năm; nợ xấu được kiểm soát chặt chẽ dưới 1% tổng dư nợ.
Du lịch có nhiều tín hiệu khởi sắc, phục hồi đà tăng trưởng. Các giải pháp kích cầu, đẩy mạnh phát triển du lịch, góp phần tạo dựng hình ảnh tỉnh Đồng Tháp, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của Tỉnh. Nhiều chuỗi sự kiện văn hóa, du lịch được tổ chức thành công, tiêu biểu nhất là Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ I năm 2022, Lễ hội cá tra lần thứ I năm 2022, Lễ hội quýt hồng lần thứ I năm 2022, Lễ hội xoài lần thứ I, II. Bên cạnh đó, hạ tầng du lịch của Tỉnh tiếp tục phát triển, các khu di tích, điểm du lịch trọng điểm tăng cường các dịch vụ sẵn có, xây dựng thêm các dịch vụ mới và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động du lịch. Tỉnh cũng thực hiện số hóa các thông tin, tài liệu về điểm đến, sản phẩm du lịch, tiện ích hướng tới hình thành, phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh.
Nâng cao hiệu quả khai thác, huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực đầu tư, khắc phục điểm nghẽn về hạ tầng giao thông. Tỉnh tiếp tục thực hiện các giải pháp tái cơ cấu đầu tư công, ưu tiên vốn đầu tư công vào xây dựng kết cấu hạ tầng kết nối dự án trọng điểm, có sức lan tỏa thuộc các ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Tổng kế hoạch vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Đồng Tháp là trên 26,34 nghìn tỷ đồng; trong đó, giai đoạn 2021-2023 Tỉnh giải ngân được gần 17 nghìn tỷ đồng, ước đạt 89% kế hoạch, huy động vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt hơn 64 nghìn tỷ đồng, chiếm 21,69% GRDP. Nhiều dự án có quy mô, kết nối liên vùng đang được Trung ương và Tỉnh khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Giao thông nông thôn Tỉnh ngày càng hoàn thiện, có 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã. Các đô thị trung tâm tiếp tục phát triển đồng bộ, ngày càng khang trang, hiện đại, đưa vào vận hành các Trung tâm điều hành thông minh (IOC) tại các đô thị lớn như: IOC thành phố Cao Lãnh, IOC thành phố Hồng Ngự và chuẩn bị khai trương IOC thành phố Sa Đéc.
Công tác quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên, nhất là quản lý, sử dụng dất đai, cát, nguồn nước bảo đảm hợp lý, tuân thủ theo quy định. Vận hành thông tin, cơ sở dữ liệu về đất đai đến 12 chi nhánh huyện, thành phố. Hoàn thành đưa vào sử dụng hệ thống giám sát tài nguyên khoáng sản (cát sông) giám sát trực tuyến 24/24 đối với các mỏ khai thác cát sông. Công tác quản lý môi trường tại các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, khu, cụm công nghiệp bảo đảm chặt chẽ. Có 100% khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đúng quy chuẩn kỹ thuật về môi trường. Công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại được các cơ sở thu gom và chuyển giao cho các đơn vị có chức năng xử lý theo quy định. Nhiều mô hình kinh tế phù hợp với tự nhiên, chủ động sống chung với lũ, hạn và biến đổi khí hậu được nhân rộng, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Thực hiện lồng ghép các giải pháp công trình và phi công trình phòng, chống thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm.
Cùng với các thành tựu kể trên, tỉnh Đồng Tháp tiếp tục nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế. Chất lượng giáo dục của Tỉnh ở một số chỉ tiêu xếp trong nhóm 3/12 tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và trong nhóm 15 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước. Hoạt động thúc đẩy khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực.
Tỉnh xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá với chủ đề hành động “Kinh tế xanh Sen Hồng bứt phá - Chuyển đổi số Đồng Tháp tiên phong”. Hiện Trung tâm chuyển đổi số của Đồng Tháp là Trung tâm thứ hai được thành lập trên toàn quốc.
Để tiếp tục nâng cao hình ảnh địa phương, xây dựng môi trường văn hóa, phát triển con người toàn diện, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, hỗ trợ việc làm, giảm nghèo, chăm sóc gia đình chính sách cùng các chính sách an sinh xã hội được Tỉnh đặc biệt quan tâm. Tỉnh đã huy động được nhiều nguồn lực tham gia với tổng nguồn vốn giai đoạn 2021-2023 đạt 112,8 tỷ đồng; thu nhập bình quân hộ nghèo tăng 1,3 lần so với năm 2020.
Trong quá trình triển khai các nhiệm vụ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ XI, việc còn tồn tại khó khăn, vướng mắc, hạn chế là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, những thành tựu kinh tế - xã hội Đồng Tháp đạt được trong nửa đầu giai đoạn 2020 -2025 đã cho thấy sự đoàn kết, nỗ lực, chung tay của cả hệ thống chính trị và người dân với tinh thần đổi mới, nghiêm túc và chất lượng. Tỉnh đã xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện một cách đồng bộ, quyết liệt ngay từ đầu nhiệm kỳ. Đặc biệt, Đồng Tháp đã chủ động trong việc cụ thể hóa và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025.
Trong nửa sau của nhiệm kỳ 2020-2025, bên cạnh việc tiếp tục thực hiện đồng bộ các nhóm nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra, Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh Đồng Tháp tập trung thêm một số nhiệm vụ về nâng cao chất lượng triển khai, thực hiện một số chủ trương, nghị quyết, kết luận của Trung ương, của Tỉnh; Tăng cường công tác Đảng; Phấn đấu đạt mục tiêu về tăng trưởng kinh tế; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Có 6 nhóm giải pháp để thực hiện các nhiệm vụ gồm: (1) Xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh; (2) Khai thác tiềm năng kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu tư, khắc phục điểm nghẽn về hạ tầng giao thông, quản lý tốt tài nguyên và bảo vệ môi trường; (3) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ , xây dựng môi trường văn hóa, phát triển con người toàn diện và bảo đảm an sinh xã hội; (4) Xây dựng bộ máy chính quyền địa phương tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; (5) Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa đi đôi với kỷ cương, bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nhân dân, tiếp tục tạo chuyển biến mạnh mẽ công tác dân vận và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết; (6) Tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bảo đảm ổn định và phát triển.
Những kết quả trên đã cho thấy sự quyết tâm của toàn hệ thống chính trị tỉnh Đồng Tháp trong triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025; Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Đồng thời là tiền đề để tỉnh Đồng Tháp tiếp tục thực hiện nhiệm vụ trong nửa cuối nhiệm kỳ 2020-2025 và là động lực tăng trưởng cho cả giai đoạn 2020-2025./.
Minh Hà