Mũ Beret hay còn gọi là mũ nồi là một trong những món phụ kiện thời trang mang đậm tính lịch sử đến từ nước Pháp. Với kiểu dáng tròn mềm có phần chóp cao xinh xắn, chiếc mũ beret mang nét đẹp lãng mạn, linh hoạt và vô cùng tinh tế của một sản phẩm thời trang nổi tiếng trong thập niên 50-75 của thế kỷ XX.
Mũ beret - Từ lịch sử nguồn gốc…
Các ghi chép về lịch sử và nguồn gốc của chiếc mũ beret cho biết, các nhà khảo cổ học tìm thấy các dấu tích đầu tiên, có nét tương đồng với mũ beret trong các lăng mộ thời kỳ đồ Đồng (3200-600 TCN), cũng như các đồ vật, kiến trúc ở phía Tây và phía Bắc châu Âu, đặc biệt tại đảo Crete, Hy Lạp. Những mảnh ghép từ những chiếc mũ này tuy có khác biệt đôi chút về kích cỡ và hình dáng, nhưng đều có nét tương tự với mũ beret hiện nay. Tuy nhiên, theo nghiên cứu đánh giá, mũ beret chính thức xuất hiện ở Pháp vào những năm 1200. Loại mũ này được biết đến với cái tên beret Basque, thường thấy ở trang phục của những người chăn cừu ở vùng này và được làm từ lông của những con cừu. Họ phát hiện rằng những mảnh nhỏ từ len cừu có thể làm ẩm và nghiền nhỏ lại với nhau, tạo thành dạ, dệt thành mũ dáng tròn, có màu lông cừu tự nhiên thường vào mùa đông để giữ ấm đó là tiền thân của mũ beret.
Cái tên “Beret” vốn dĩ là từ tiếng Pháp, bắt nguồn từ tiếng Latinh “Birretum” và được dùng lần đầu vào năm 1835. Đến thập niên 1920, mũ beret gắn liền với tầng lớp lao động tại Pháp và Tây Ban Nha. Mũ beret trong giai đoạn này đã trở thành biểu tượng cho người Pháp và xuất hiện ở khắp mọi nơi, quen thuộc với nông dân, họa sỹ, nghệ sỹ hay thậm chí là các nam sinh. Cũng chính vì tính phổ biến đó mà đến nay vẫn có 20 nhà máy sản xuất mũ beret tại Pháp, ngoài ra mũ beret còn được sản xuất ở Tây Ban Nha và Ý. Mỗi năm có hàng triệu chiếc beret được đưa ra thị trường.
Là loại mũ thích hợp cho cả nam và nữ, về cơ bản mũ Beret là loại mũ đội vừa khít quanh đầu và có thể được “tạo hình” theo nhiều phong cách khác nhau. Ở châu Mỹ, mũ thường được đội vếch sang một bên. Ở Trung và Nam Mỹ, phong tục địa phương có quy định cách đội mũ beret riêng nhưng không bắt buộc và thường thì không có quy tắc chung nào. Ở đây các quý ông lớn tuổi thường đội mũ beret trên đầu hơi nhô về phía trước.
Mũ Beret thông thường không có lót, nhưng nhiều chiếc được lót một phần bằng lụa hoặc satin. Mũ Beret trong đồng phục quân đội có một băng đầu được làm từ da, lụa hoặc ruy băng cotton, đôi khi có dây rút cho phép người dùng thắt chặt mũ. Các huy hiệu sẽ được trang trí quanh mũ beret.
Màu sắc của mũ beret cũng khá đa dạng và được áp dụng cho trang phục truyền thống thay đổi theo vùng và mục đích sử dụng. Tại xứ Basque (miền bắc Tây Ban Nha và miền nam nước Pháp), mũ beret đen và xanh được sử dụng thường xuyên hơn, thường được dùng tại các lễ hội địa phương. Người dân Aragon đội mũ nồi đỏ trong khi mũ nồi đen phổ biến ở Pháp và Tây Ban Nha.
Từ những chiếc mũ beret truyền thống ở mỗi quốc gia lại có những cách thể hiện về ý nghĩa và mẫu mũ beret khác nhau. Tại Pháp, những chiếc mũ Beret đen đã từng được coi là bản sắc quốc gia của Pháp thời Anglo-Saxon và là một phần gắn liền với những người nông dân bán hành tây Onion Johnny tại Pháp. Mặc dù hiện nay mũ không còn được sử dụng rộng rãi, nhưng nó vẫn là một phần mạnh mẽ thuộc về bản sắc địa phương ở phía Tây nam nước Pháp.
Mũ beret - Từ lịch sử nguồn gốc…
Các ghi chép về lịch sử và nguồn gốc của chiếc mũ beret cho biết, các nhà khảo cổ học tìm thấy các dấu tích đầu tiên, có nét tương đồng với mũ beret trong các lăng mộ thời kỳ đồ Đồng (3200-600 TCN), cũng như các đồ vật, kiến trúc ở phía Tây và phía Bắc châu Âu, đặc biệt tại đảo Crete, Hy Lạp. Những mảnh ghép từ những chiếc mũ này tuy có khác biệt đôi chút về kích cỡ và hình dáng, nhưng đều có nét tương tự với mũ beret hiện nay. Tuy nhiên, theo nghiên cứu đánh giá, mũ beret chính thức xuất hiện ở Pháp vào những năm 1200. Loại mũ này được biết đến với cái tên beret Basque, thường thấy ở trang phục của những người chăn cừu ở vùng này và được làm từ lông của những con cừu. Họ phát hiện rằng những mảnh nhỏ từ len cừu có thể làm ẩm và nghiền nhỏ lại với nhau, tạo thành dạ, dệt thành mũ dáng tròn, có màu lông cừu tự nhiên thường vào mùa đông để giữ ấm đó là tiền thân của mũ beret.
Cái tên “Beret” vốn dĩ là từ tiếng Pháp, bắt nguồn từ tiếng Latinh “Birretum” và được dùng lần đầu vào năm 1835. Đến thập niên 1920, mũ beret gắn liền với tầng lớp lao động tại Pháp và Tây Ban Nha. Mũ beret trong giai đoạn này đã trở thành biểu tượng cho người Pháp và xuất hiện ở khắp mọi nơi, quen thuộc với nông dân, họa sỹ, nghệ sỹ hay thậm chí là các nam sinh. Cũng chính vì tính phổ biến đó mà đến nay vẫn có 20 nhà máy sản xuất mũ beret tại Pháp, ngoài ra mũ beret còn được sản xuất ở Tây Ban Nha và Ý. Mỗi năm có hàng triệu chiếc beret được đưa ra thị trường.
Là loại mũ thích hợp cho cả nam và nữ, về cơ bản mũ Beret là loại mũ đội vừa khít quanh đầu và có thể được “tạo hình” theo nhiều phong cách khác nhau. Ở châu Mỹ, mũ thường được đội vếch sang một bên. Ở Trung và Nam Mỹ, phong tục địa phương có quy định cách đội mũ beret riêng nhưng không bắt buộc và thường thì không có quy tắc chung nào. Ở đây các quý ông lớn tuổi thường đội mũ beret trên đầu hơi nhô về phía trước.
Mũ Beret thông thường không có lót, nhưng nhiều chiếc được lót một phần bằng lụa hoặc satin. Mũ Beret trong đồng phục quân đội có một băng đầu được làm từ da, lụa hoặc ruy băng cotton, đôi khi có dây rút cho phép người dùng thắt chặt mũ. Các huy hiệu sẽ được trang trí quanh mũ beret.
Màu sắc của mũ beret cũng khá đa dạng và được áp dụng cho trang phục truyền thống thay đổi theo vùng và mục đích sử dụng. Tại xứ Basque (miền bắc Tây Ban Nha và miền nam nước Pháp), mũ beret đen và xanh được sử dụng thường xuyên hơn, thường được dùng tại các lễ hội địa phương. Người dân Aragon đội mũ nồi đỏ trong khi mũ nồi đen phổ biến ở Pháp và Tây Ban Nha.
Từ những chiếc mũ beret truyền thống ở mỗi quốc gia lại có những cách thể hiện về ý nghĩa và mẫu mũ beret khác nhau. Tại Pháp, những chiếc mũ Beret đen đã từng được coi là bản sắc quốc gia của Pháp thời Anglo-Saxon và là một phần gắn liền với những người nông dân bán hành tây Onion Johnny tại Pháp. Mặc dù hiện nay mũ không còn được sử dụng rộng rãi, nhưng nó vẫn là một phần mạnh mẽ thuộc về bản sắc địa phương ở phía Tây nam nước Pháp.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Tại Scotland, mũ beret có một số biến thể, đáng chú ý là ở phần mũi của berets của người Scotland có ruy băng và lông vũ để xác định gia tộc và cấp bậc của người sử dụng nó. Mũ Beret ở đây được coi là một biểu tượng của tinh thần yêu nước.
Ở Nga chiếc mũ beret nổi tiếng nhất chắc hẳn là chiếc mũ nồi đỏ của lực lượng quân sự. Đây là chiếc mũ dành riêng cho các sĩ quan cũng như nhân viên của các đơn vị đặc nhiệm thuộc quân Bộ Nội vụ từ thời Liên Xô. Chiếc beret đỏ này chính là niềm tự hào với bất kỳ một sĩ quan đặc nhiệm nào của Nga nếu được đội trên đầu. Vì để đạt được danh thì họ phải trải qua quá trình rèn luyện, thi tài và đánh giá gắt gao về đạo đức cũng như nghiệp vụ. Mũ beret Nga thời trang hiện nay cũng có rất nhiều mẫu mã đa dạng và khá độc đáo, thương hiệu nổi tiếng nhất của beret Nga là Alekon…
Tại Việt Nam, mũ beret xuất hiện bắt đầu từ thời Pháp thuộc và được gọi với cái tên dân dã là mũ nồi, mũ được biến thể thành loại mũ vòm tròn, mềm với phần đỉnh mũ dẹt. Thông thường loại mũ này được làm bằng len, nỉ hoặc một số loại vải mềm khác.
…đến dấu ấn trên sàn diễn thời trang
Mũ beret không chỉ có ý nghĩa về mặt lịch sử, văn hóa mà còn là một sản phẩm thời trang nổi tiếng. Theo đó, giai đoạn 1950-1975 được xem là thời kì “thịnh vượng” của món phụ kiện này. Khi đó, beret trở thành “đỉnh cao” thời trang Hollywood và được lăng xê bởi những người đẹp nổi tiếng tại kinh đô điện ảnh Hollywood như Twiggy, Brigitte Bardot, Catherine Deneuve, Lauren Bacall,…
Bước vào thập niên 80 - giai đoạn có nhiều biến chuyển về thời trang. Có rất nhiều xu hướng và trào lưu nở rộ từ màu sắc sặc sỡ đến quần thể thao như áo độn vai, hoa tai bản to, quần dù, váy mini… tất cả đều được ưa chuộng. Chính vì lẽ đó, chiếc mũ nồi beret dần mất đi ưu thế của mình. Các nhà máy sản xuất mũ beret ở Pháp từ con số 20 hạ xuống chỉ còn 1, 2 nhà máy.
Tuy nhiên, thời trang là một vòng tuần hoàn lặp lại của những xu hướng. Các luồng văn hóa liên tục thay đổi và gặp gỡ nhau. Năm 2015, Gucci là thương hiệu đã “hồi sinh” biểu tượng của kinh đô ánh sáng - chiếc mũ beret huyền thoại. Trong bộ sưu tập Thu Đông 2015, hãng mốt Italy đã dùng mũ beret như một phần không thể thiếu trong trang phục của những cô gái mang phong cách geek chic (mọt sách).
Tiếp đến, năm 2017 trong bộ sưu tập Thu Đông 2017 của thương hiệu thời trang Dior, mũ beret được “bùng nổ” trở lại với sự xuất hiện của dàn người mẫu đồng loạt bước ra sàn catwalk với chiếc mũ nồi bằng da trơn, vừa cổ điển vừa hiện đại, có thể kết hợp linh hoạt với bất kỳ món đồ phụ kiện nào.
Năm 2018, một lần những quy tắc cơ bản về sự xa hoa của Dior từ trước đến nay bị phá vỡ bằng hình ảnh người phụ nữ bước đi kiêu hãnh trong bộ trang phục đậm chất Parisian và chiếc mũ beret xinh xắn…
Có thể nói, mũ beret thực sự đã quay trở lại sàn diễn thời trang, với sự góp công lớn của các thương hiệu Gucci, Marc by Marc Jacobs, Paul & Joe… Mặc dù, giờ đây mũ beret không còn được ưu chuộng như trước đây, song ở đâu đó trong phong cách ăn vận trong thường ngày và trên sàn diễn thời trang, người ta vẫn thấy những chiếc mũ beret xinh xắn xuất hiện đôi khi để tạo điểm nhấn, song có lúc tạo cả một làn sóng thời trang như để khẳng định sức sống mạnh mẽ và bền bỉ cũng như “biểu tượng” bất tử của thời trang./.
Ở Nga chiếc mũ beret nổi tiếng nhất chắc hẳn là chiếc mũ nồi đỏ của lực lượng quân sự. Đây là chiếc mũ dành riêng cho các sĩ quan cũng như nhân viên của các đơn vị đặc nhiệm thuộc quân Bộ Nội vụ từ thời Liên Xô. Chiếc beret đỏ này chính là niềm tự hào với bất kỳ một sĩ quan đặc nhiệm nào của Nga nếu được đội trên đầu. Vì để đạt được danh thì họ phải trải qua quá trình rèn luyện, thi tài và đánh giá gắt gao về đạo đức cũng như nghiệp vụ. Mũ beret Nga thời trang hiện nay cũng có rất nhiều mẫu mã đa dạng và khá độc đáo, thương hiệu nổi tiếng nhất của beret Nga là Alekon…
Tại Việt Nam, mũ beret xuất hiện bắt đầu từ thời Pháp thuộc và được gọi với cái tên dân dã là mũ nồi, mũ được biến thể thành loại mũ vòm tròn, mềm với phần đỉnh mũ dẹt. Thông thường loại mũ này được làm bằng len, nỉ hoặc một số loại vải mềm khác.
…đến dấu ấn trên sàn diễn thời trang
Mũ beret không chỉ có ý nghĩa về mặt lịch sử, văn hóa mà còn là một sản phẩm thời trang nổi tiếng. Theo đó, giai đoạn 1950-1975 được xem là thời kì “thịnh vượng” của món phụ kiện này. Khi đó, beret trở thành “đỉnh cao” thời trang Hollywood và được lăng xê bởi những người đẹp nổi tiếng tại kinh đô điện ảnh Hollywood như Twiggy, Brigitte Bardot, Catherine Deneuve, Lauren Bacall,…
Bước vào thập niên 80 - giai đoạn có nhiều biến chuyển về thời trang. Có rất nhiều xu hướng và trào lưu nở rộ từ màu sắc sặc sỡ đến quần thể thao như áo độn vai, hoa tai bản to, quần dù, váy mini… tất cả đều được ưa chuộng. Chính vì lẽ đó, chiếc mũ nồi beret dần mất đi ưu thế của mình. Các nhà máy sản xuất mũ beret ở Pháp từ con số 20 hạ xuống chỉ còn 1, 2 nhà máy.
Tuy nhiên, thời trang là một vòng tuần hoàn lặp lại của những xu hướng. Các luồng văn hóa liên tục thay đổi và gặp gỡ nhau. Năm 2015, Gucci là thương hiệu đã “hồi sinh” biểu tượng của kinh đô ánh sáng - chiếc mũ beret huyền thoại. Trong bộ sưu tập Thu Đông 2015, hãng mốt Italy đã dùng mũ beret như một phần không thể thiếu trong trang phục của những cô gái mang phong cách geek chic (mọt sách).
Tiếp đến, năm 2017 trong bộ sưu tập Thu Đông 2017 của thương hiệu thời trang Dior, mũ beret được “bùng nổ” trở lại với sự xuất hiện của dàn người mẫu đồng loạt bước ra sàn catwalk với chiếc mũ nồi bằng da trơn, vừa cổ điển vừa hiện đại, có thể kết hợp linh hoạt với bất kỳ món đồ phụ kiện nào.
Năm 2018, một lần những quy tắc cơ bản về sự xa hoa của Dior từ trước đến nay bị phá vỡ bằng hình ảnh người phụ nữ bước đi kiêu hãnh trong bộ trang phục đậm chất Parisian và chiếc mũ beret xinh xắn…
Có thể nói, mũ beret thực sự đã quay trở lại sàn diễn thời trang, với sự góp công lớn của các thương hiệu Gucci, Marc by Marc Jacobs, Paul & Joe… Mặc dù, giờ đây mũ beret không còn được ưu chuộng như trước đây, song ở đâu đó trong phong cách ăn vận trong thường ngày và trên sàn diễn thời trang, người ta vẫn thấy những chiếc mũ beret xinh xắn xuất hiện đôi khi để tạo điểm nhấn, song có lúc tạo cả một làn sóng thời trang như để khẳng định sức sống mạnh mẽ và bền bỉ cũng như “biểu tượng” bất tử của thời trang./.
Thu Hòa