Tại Hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP26 ở Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khẳng định: “Mặc dù là nước đang phát triển, mới chỉ bắt đầu tiến hành công nghiệp hóa trong hơn ba thập kỷ qua, Việt Nam sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ hơn nữa bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ; trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng "0" (Net Zero) vào năm 2050.” Đây là cam kết mạnh mẽ của Việt Nam, cùng với nhiều nước trên thế giới thực hiện Net Zero vào năm 2050. Giới chuyên gia cho rằng, để hiện thực hóa điều này, trước mắt, cần sớm loại bỏ các dự án gây ô nhiễm môi trường; cùng với đó, có các giải pháp tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo vào hệ thống lưới điện Việt Nam.
Giảm dần các dự án điện than
Để thực hiện cam kết Net Zero vào năm 2050, Việt Nam sẽ phải thay đổi rất lớn trong cơ cấu nguồn điện. Việt Nam đang chuyển hướng khỏi nhiệt điện than trong Chiến lược năng lượng dài hạn có tầm nhìn đến năm 2045. Bộ Công Thương đã công bố dự thảo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII). Theo đó, tới năm 2030, Việt Nam sẽ không phát triển thêm các nhà máy nhiệt điện than mới ngoài những dự án đã được phê duyệt, hạn chế tối đa phát triển thêm nhà máy mới tới năm 2045 và từng bước loại bỏ những nhà máy đã vận hành nhiều năm, công nghệ lạc hậu.
Giảm dần các dự án điện than
Để thực hiện cam kết Net Zero vào năm 2050, Việt Nam sẽ phải thay đổi rất lớn trong cơ cấu nguồn điện. Việt Nam đang chuyển hướng khỏi nhiệt điện than trong Chiến lược năng lượng dài hạn có tầm nhìn đến năm 2045. Bộ Công Thương đã công bố dự thảo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII). Theo đó, tới năm 2030, Việt Nam sẽ không phát triển thêm các nhà máy nhiệt điện than mới ngoài những dự án đã được phê duyệt, hạn chế tối đa phát triển thêm nhà máy mới tới năm 2045 và từng bước loại bỏ những nhà máy đã vận hành nhiều năm, công nghệ lạc hậu.
Ảnh minh họa, nguồn Internet
Đề án Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030 đưa ra đề xuất 40 GW điện than vào năm 2030, giảm gần 50% so với 75 GW được đề xuất trong Quy hoạch điện VII, được công bố năm 2011 và giảm 31% so với kế hoạch 55 GW trong Quy hoạch điện VII sửa đổi, được công bố vào năm 2016. Chính quyền các tỉnh đã yêu cầu hủy bỏ 11,6 GW điện than hoặc chuyển sang các nguồn nhiên liệu khác. Các nhà máy điện than mới cũng sẽ phải tuân theo các tiêu chuẩn hiệu quả nghiêm ngặt hơn.
Theo Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID), dự thảo Quy hoạch Điện VIII, Việt Nam hủy bỏ khoảng 7.800 MW nguồn điện than, gồm các dự án Quỳnh Lập I&II ở Nghệ An, Vũng Áng III ở Hà Tĩnh, Long Phú II&III ở Sóc Trăng. Đây là kết quả đáng ghi nhận của quá trình kiên trì vận động, đề xuất của các cơ quan chính quyền các tỉnh, người dân địa phương, nhà khoa học và các đối tác phát triển. Đồng thời, tăng thêm công suất điện gió, đặc biệt điện gió ngoài khơi…
Hội đồng Năng lượng Gió Toàn cầu (GWEC) cho biết, để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0-Net Zero, Việt Nam cần dừng triển khai các dự án than mới, cũng như đưa ra lộ trình tiến tới loại bỏ các dự án điện than hiện tại. Bởi hiện nay, với xu hướng toàn cầu chuyển dịch năng lượng khỏi nhiên liệu hóa thạch, phát triển điện than đang khép lại và các dự án điện than mới sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động tài chính.
Theo Quy hoạch điện VIII, đến năm 2045, nhiệt điện than sẽ chiếm tỷ lệ từ 15,4-19,4%. Riêng năng lượng tái tạo ngoài thủy điện sẽ chiếm 40,1-41,7%. Việt Nam cần hướng tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 bằng cách phát triển thêm nhiều nguồn năng lượng tái tạo, giảm năng lượng đến từ nhiên liệu hóa thạch.
Nâng tỷ trọng “điện sạch” vào hệ thống
Theo nhận định của các chuyên gia, xu hướng chung trong chuyển dịch năng lượng của thế giới là từ sử dụng nhiều năng lượng hoá thạch, có phát thải cao sang hệ thống năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và sử dụng hiệu quả năng lượng. Cùng với đó, chiến lược carbon thấp giúp tạo ra con đường phát triển kinh tế tốt hơn, rẻ hơn và nhanh hơn. Hiện, năng lượng tái tạo (chủ yếu là mặt trời và điện gió) đang chiếm trên 1/3 tổng sản lượng điện toàn cầu với tổng công suất lắp đặt khoảng 2.500GW. Một số nước như Đan Mạch, Bồ Đào Nha, Đức đều có tỷ lệ năng lượng tái tạo rất cao. Trong năm 2019, tỷ lệ đáp ứng từ năng lượng tái tạo trong tổng nhu cầu điện đã lên tới 46-51%; riêng Bồ Đào Nha, có nhiều ngày năng lượng tái tạo chiếm tới 100% tổng cung điện.
Việt Nam cũng đã chuyển hướng khỏi điện than trong chiến lược năng lượng dài hạn, thúc đẩy việc thay thế các nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch bằng năng lượng tái tạo. Từ năm 2016 đến năm 2020, năng lượng tái tạo đã tăng 484%, hoặc gấp đôi tỷ lệ đã được lên kế hoạch, trong khi năng lượng tái tạo không dùng thủy điện đã tăng lên 26% tổng lượng điện năng của cả nước vào cuối năm 2020.
Theo thông tin từ nhóm tư vấn Năng lượng điện và Khí đốt thiên nhiên-McKinsey & Company, Việt Nam đã tích cực nâng công suất phát điện với cam kết khai thác triệt để các nguồn năng lượng tái tạo. Đây là một nỗ lực không hề nhỏ với một quốc gia sử dụng than đá làm nguồn năng lượng phát điện chủ yếu và cơ bản đã khai thác hết nguồn thủy điện, trong khi nhu cầu năng lượng vẫn đang tăng với tốc độ gần 10%/năm.
Để tiến tới mục tiêu Net Zero, theo GWEC, nhu cầu về điện có thể được đáp ứng bởi các nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió và điện mặt trời, cũng như thủy điện, pin tích trữ và các công nghệ khác. Đây cũng là hướng đi Việt Nam có thể hướng tới.
Ngoài ra, điện gió ngoài khơi hoàn toàn có thể được sử dụng cho việc phát triển nguồn tài nguyên điện tiết kiệm và đáng tin cậy trong những năm tới. Hiện nay, nguồn điện này chưa được triển khai tại Việt Nam.
Theo Hội đồng Năng lượng Gió Toàn cầu, chi phí điện gió đã giảm mạnh trong những năm gần đây và sẽ tiếp tục trở nên cạnh tranh hơn khi cơ chế đấu thầu được triển khai. Sau giai đoạn khởi tạo ngành (4-5 GW đầu tiên), điện gió ngoài khơi hoàn toàn có thể cạnh tranh về chi phí với điện than và khí. Hơn nữa, việc phát triển năng lượng tái tạo đang nhận được sự hậu thuẫn rất mạnh mẽ từ ngành tài chính toàn cầu, thông qua trái phiếu xanh, tài chính xanh, cũng như các cơ chế khác. Các tổ chức tài chính toàn cầu sẵn sàng đầu tư nhiều tỷ USD vào phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam.
Nhiều chuyên gia cho rằng, trong Quy hoạch Điện VIII sắp tới, Việt Nam nên xem xét đưa mức năng lượng gió tham vọng cao hơn, khoảng 10 GW để từ đó, biến điện gió ngoài khơi trở thành trụ cột trong hệ thống điện tương lai.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để đạt mục tiêu phát thải bằng 0 vào năm 2050, sẽ có nhiều mục tiêu liên quan cần điều chỉnh tổng thể. Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) cho biết, tuyên bố toàn cầu về việc chuyển đổi từ điện than sang năng lượng sạch có 4 điểm chính. Đó là, nhanh chóng mở rộng quy mô của điện sạch; loại bỏ điện than vào thập niên 2030 đối với các nền kinh tế lớn và vào thập niên 2040 trên toàn cầu; ngừng cấp giấy phép mới, xây dựng mới và hỗ trợ mới hay trực tiếp từ Chính phủ cho các dự án điện than; tăng cường nỗ lực trong nước và quốc tế để đảm bảo khuôn khổ mạnh mẽ để thực hiện quá trình chuyển dịch công bằng. Do đó, trước tiên phải điều chỉnh Dự thảo Quy hoạch điện VIII đi theo hướng cam kết này. Đồng thời, chú trọng tới cơ chế tạo điều kiện thu hút nguồn vốn từ Quỹ khí hậu Xanh để hỗ trợ nguồn vốn cho thực hiện Net Zero ở Việt Nam. Bên cạnh đó, chiến lược hành động quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu do Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng cũng sẽ nâng cấp mục tiêu theo Net Zero, đẩy sớm hơn thị trường carbon và các cơ chế chính sách về tài chính xanh, kinh tế tuần hoàn…
Tập đoàn Warsila cho rằng, để hướng tới lộ trình phát thải bằng 0 thì năng lượng tái tạo gồm điện mặt trời, điện gió và nguồn điện khí có thể trở thành một nguồn điện với chi phí hợp lý và độ tin cậy cao khi có đủ sự linh hoạt trong hệ thống điện.
Giới chuyên gia cho rằng, Chính phủ Việt Nam đã tái khẳng định và mở rộng phạm vi cam kết tăng công suất năng lượng tái tạo để không chỉ dừng lại ở việc lắp đặt các tấm năng lượng Mặt Trời, hiện vẫn giữ vai trò chủ đạo. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Việt Nam đang thực hiện nhiều biện pháp mạnh, tiếp cận tổng thể, lồng ghép các kế hoạch, chiến lược phục hồi kinh tế trong điều kiện“bình thường mới” với chuyển đổi kinh tế số, tăng trưởng xanh và thích ứng biến đối khí hậu.
Giai đoạn mở rộng năng lượng tiếp theo của Việt Nam sẽ đòi hỏi các dự án quy mô lớn, sử dụng nhiều vốn và kỹ thuật phức tạp hơn, đối với cả năng lượng mặt trời và điện gió trên bờ, nhưng đặc biệt là điện gió ngoài khơi… Việt Nam có thể hướng tới Net Zero nhờ cam kết mạnh mẽ, cùng những giải pháp đồng bộ, lộ trình rõ ràng để thực hiện./.
Việt Nam cũng đã chuyển hướng khỏi điện than trong chiến lược năng lượng dài hạn, thúc đẩy việc thay thế các nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch bằng năng lượng tái tạo. Từ năm 2016 đến năm 2020, năng lượng tái tạo đã tăng 484%, hoặc gấp đôi tỷ lệ đã được lên kế hoạch, trong khi năng lượng tái tạo không dùng thủy điện đã tăng lên 26% tổng lượng điện năng của cả nước vào cuối năm 2020.
Theo thông tin từ nhóm tư vấn Năng lượng điện và Khí đốt thiên nhiên-McKinsey & Company, Việt Nam đã tích cực nâng công suất phát điện với cam kết khai thác triệt để các nguồn năng lượng tái tạo. Đây là một nỗ lực không hề nhỏ với một quốc gia sử dụng than đá làm nguồn năng lượng phát điện chủ yếu và cơ bản đã khai thác hết nguồn thủy điện, trong khi nhu cầu năng lượng vẫn đang tăng với tốc độ gần 10%/năm.
Để tiến tới mục tiêu Net Zero, theo GWEC, nhu cầu về điện có thể được đáp ứng bởi các nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió và điện mặt trời, cũng như thủy điện, pin tích trữ và các công nghệ khác. Đây cũng là hướng đi Việt Nam có thể hướng tới.
Ngoài ra, điện gió ngoài khơi hoàn toàn có thể được sử dụng cho việc phát triển nguồn tài nguyên điện tiết kiệm và đáng tin cậy trong những năm tới. Hiện nay, nguồn điện này chưa được triển khai tại Việt Nam.
Theo Hội đồng Năng lượng Gió Toàn cầu, chi phí điện gió đã giảm mạnh trong những năm gần đây và sẽ tiếp tục trở nên cạnh tranh hơn khi cơ chế đấu thầu được triển khai. Sau giai đoạn khởi tạo ngành (4-5 GW đầu tiên), điện gió ngoài khơi hoàn toàn có thể cạnh tranh về chi phí với điện than và khí. Hơn nữa, việc phát triển năng lượng tái tạo đang nhận được sự hậu thuẫn rất mạnh mẽ từ ngành tài chính toàn cầu, thông qua trái phiếu xanh, tài chính xanh, cũng như các cơ chế khác. Các tổ chức tài chính toàn cầu sẵn sàng đầu tư nhiều tỷ USD vào phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam.
Nhiều chuyên gia cho rằng, trong Quy hoạch Điện VIII sắp tới, Việt Nam nên xem xét đưa mức năng lượng gió tham vọng cao hơn, khoảng 10 GW để từ đó, biến điện gió ngoài khơi trở thành trụ cột trong hệ thống điện tương lai.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để đạt mục tiêu phát thải bằng 0 vào năm 2050, sẽ có nhiều mục tiêu liên quan cần điều chỉnh tổng thể. Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) cho biết, tuyên bố toàn cầu về việc chuyển đổi từ điện than sang năng lượng sạch có 4 điểm chính. Đó là, nhanh chóng mở rộng quy mô của điện sạch; loại bỏ điện than vào thập niên 2030 đối với các nền kinh tế lớn và vào thập niên 2040 trên toàn cầu; ngừng cấp giấy phép mới, xây dựng mới và hỗ trợ mới hay trực tiếp từ Chính phủ cho các dự án điện than; tăng cường nỗ lực trong nước và quốc tế để đảm bảo khuôn khổ mạnh mẽ để thực hiện quá trình chuyển dịch công bằng. Do đó, trước tiên phải điều chỉnh Dự thảo Quy hoạch điện VIII đi theo hướng cam kết này. Đồng thời, chú trọng tới cơ chế tạo điều kiện thu hút nguồn vốn từ Quỹ khí hậu Xanh để hỗ trợ nguồn vốn cho thực hiện Net Zero ở Việt Nam. Bên cạnh đó, chiến lược hành động quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu do Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng cũng sẽ nâng cấp mục tiêu theo Net Zero, đẩy sớm hơn thị trường carbon và các cơ chế chính sách về tài chính xanh, kinh tế tuần hoàn…
Tập đoàn Warsila cho rằng, để hướng tới lộ trình phát thải bằng 0 thì năng lượng tái tạo gồm điện mặt trời, điện gió và nguồn điện khí có thể trở thành một nguồn điện với chi phí hợp lý và độ tin cậy cao khi có đủ sự linh hoạt trong hệ thống điện.
Giới chuyên gia cho rằng, Chính phủ Việt Nam đã tái khẳng định và mở rộng phạm vi cam kết tăng công suất năng lượng tái tạo để không chỉ dừng lại ở việc lắp đặt các tấm năng lượng Mặt Trời, hiện vẫn giữ vai trò chủ đạo. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Việt Nam đang thực hiện nhiều biện pháp mạnh, tiếp cận tổng thể, lồng ghép các kế hoạch, chiến lược phục hồi kinh tế trong điều kiện“bình thường mới” với chuyển đổi kinh tế số, tăng trưởng xanh và thích ứng biến đối khí hậu.
Giai đoạn mở rộng năng lượng tiếp theo của Việt Nam sẽ đòi hỏi các dự án quy mô lớn, sử dụng nhiều vốn và kỹ thuật phức tạp hơn, đối với cả năng lượng mặt trời và điện gió trên bờ, nhưng đặc biệt là điện gió ngoài khơi… Việt Nam có thể hướng tới Net Zero nhờ cam kết mạnh mẽ, cùng những giải pháp đồng bộ, lộ trình rõ ràng để thực hiện./.
Thu HườngThu Hường