Để nâng cao khả năng tác nghiệp báo chí của các cơ quan truyền thông về vấn đề bạo lực giới, góp phần ngăn chặn các vụ xâm phạm phụ nữ và trẻ em, ngày 09/9/2022, tại Quảng Ninh, Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn phối hợp với UNESCO tổ chức Tọa đàm Tác nghiệp báo chí về vấn đề bạo hành phụ nữ và trẻ em.
Tham dự buổi tọa đàm có các diễn giả là đại diện lãnh đạo Đại học KHXHNV, Viện Báo chí và truyền thông, chuyên gia của một số tổ chức liên quan đến vấn đề giới và lãnh đạo một số cơ quan báo chí và sự tham gia của phóng viên, nhà báo của các cơ quan thông tấn báo chí.
Tham dự buổi tọa đàm có các diễn giả là đại diện lãnh đạo Đại học KHXHNV, Viện Báo chí và truyền thông, chuyên gia của một số tổ chức liên quan đến vấn đề giới và lãnh đạo một số cơ quan báo chí và sự tham gia của phóng viên, nhà báo của các cơ quan thông tấn báo chí.
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã được nghe TS. Đỗ Anh Đức, Chủ nhiệm Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện (Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông - ĐHKHXH&NV) giới thiệu về cuốn sổ tay “Đối thoại thận trọng - Cẩm nang giải quyết vấn đề bạo lực với phụ nữ trong và thông qua truyền thông”. Cuốn cẩm nang này đề cập đến nhiều vấn đề, lĩnh vực khác nhau như: Thông tin về chiến lược phát triển giới, gồm: Chỉ số, cam kết của Chính phủ, các cấp chính quyền và lộ trình để đạt được bình đẳng giới. Các chính sách về vấn đề giới được lồng ghép và đan xen trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội; các chế tài và giải pháp liên quan đến bình đẳng giới. Hợp tác quốc tế trong khu vực và toàn cầu trong việc chia sẻ dữ liệu, sáng kiến, hành động của mỗi quốc gia để ngăn chặn vấn đề bạo hành phụ nữ và trẻ em. Những rào cản và định kiến mang tính đặc thù của mỗi nền văn hóa. Dự án của các tổ chức, mạng lưới, cộng đồng đã và đang hoạt động ngăn chặn các vụ bạo hành phụ nữ và trẻ em. Cẩm nang cũng đặc biệt đề cập đến các sáng kiến để nâng cao năng lực truyền thông; cách xây dựng thông điệp, bài học, mô hình cụ thể trong công tác truyền thông; trách nhiệm các cơ quan báo chí và truyền thông trong việc thể hiện vai trò truyền thông trong vấn đề bạo hành phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường truyền thông số phức tạp hiện nay. Tư tưởng, tiếp tục bình đẳng giới ở góc độ quyền con người.
Toàn cảnh buổi Tọa đàm
Nói chuyện về vai trò của báo chí và truyền thông trong giải quyết vấn đề bạo lực với phụ nữ và trẻ em; khuôn khổ quy định quốc tế và khu vực, và bối cảnh ở Việt Nam, bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học về giới – gia đình – phụ nữ và trẻ em vị thành niên (CSAGA), đề cập làm thế nào để các cơ quan truyền thông truyền tải được thông điệp nâng cao hiểu biết về hành vi văn minh chuẩn thế giới, hiểu rõ hơn từng hành vi trong bạo lực vấn đề giới, để không ai phạm tội và không ai đáng trở thành nạn nhân; các khuôn mẫu, định kiến thường thấy trong truyền thông, cách cân bằng tính thu hút và nâng cao nhận thức về giới trong việc giật tít các bài viết, sử dụng ngôn ngữ đúng thông tin và hành vi vi phạm, các vấn đề cần tránh trong truyền thông như không đổ lỗi cho người bị bạo lực, tiết lộ thông tin cá nhân của người bị bạo lực…
Đề cập về các nguyên tắc thực hiện và kỹ năng tác nghiệp báo chí về vấn đề bạo lực với phụ nữ và trẻ em trong và thông qua truyền thông, ông Lê Xuân Trung – Phó Tổng biên tập Báo Tuổi trẻ cho rằng, nên phân loại đề tài bài viết như đề tài thời sự, đề tài riêng, chuyên đề hoặc chiến dịch truyền thông. Đặt tít bài có tính thuyết phục cao. Các bài viết cần phản ánh bản chất của sự kiện, cân nhắc liều lượng, mức độ, phạm vi đề tài trong khuôn khổ cá biệt hay phổ biến để xử lý cho các loại hình báo chí phù hợp… để các cơ quan thực hiện tốt sự mệnh truyền thông của mình.
Cũng tại buổi tọa đàm, các đại biểu được nghe một số nhà báo nói về cách tiếp cận trong tác nghiệp báo chí về vấn đề bạo lực với phụ nữ và trẻ em thông qua các tình huống tác nghiệp và dành thời gian thảo luận cách tác nghiệp, đăng tải các thông tin liên quan đến bạo hành phụ nữ và trẻ em./.
B.N