Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội không xa, làng Bá Dương Nội là ngôi làng nhỏ nằm ven sông Hồng, thuộc xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng. Nơi đây người dân còn lưu giữ và duy trì thú chơi sáo diều truyền thống. Với đam mê và sở thích chơi thả diều, ngắm diều bay lơ lửng trên bầu trời và đắm mình trong tiếng sáo diều du dương đã trở thành một ký ức không thể phai đối với nhiều người dân làng Bá Dương Nội.
Ở làng Bá Dương Nội, các cụ cao niên trong làng thường kể cho thế hệ trẻ về thú chơi diều truyền thống để nhắc nhớ về một truyền thống đẹp. Theo đó, thú chơi diều và Lễ hội thả diều ở làng diễn ra vào rằm tháng Ba hàng năm gắn liền với tích ông Nguyễn Cả, một vị tướng giỏi thời nhà Đinh. Tương truyền, tướng Nguyễn Cả sau khi cùng vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân đã về quê dạy người dân trồng trọt, mở mang cơ nghiệp. Những ngày tháng hưởng cuộc sống điền viên, ông đã bày cho đám trẻ trong làng nhiều trò vui, trong đó có trò chơi thả diều. Sau khi ông mất, người dân lập miếu thờ và mở hội thi diều hàng năm để tưởng nhớ công ơn của vị tướng.
Những nghệ nhân am hiểu về diều của làng Bá cho biết, để có con diều tốt nhất dự thi vào Lễ hội thả diều tháng 3, thì ngay từ khoảng tháng 8 năm trước, người dân trong làng đã bắt tay vào chuẩn bị làm diều. Làm một con diều phải qua khá nhiều công đoạn. Đầu tiên là chọn tre để làm khung diều (“xương” diều). Tuy nhiên, không phải giống tre nào cũng làm được, mà buộc phải chọn được loại tre già, tre gai mọc ở đồng bằng. Thời điểm chặt tre cũng rất quan trọng, tre phải chặt vào mùa đông, phơi khô, rồi gác trên gác bếp cho đanh lại, tiếp đó chẻ ra và định hình khung diều. Sở dĩ phải kỳ công chọn tre là bởi loại tre nhỏ và đặc này mới cho diều có được bộ khung cứng, dẻo, bền mà không nặng.
Giấy làm diều xưa thường là giấy dó. Chất kết dính là nhựa quả cây cậy. Loại quả này đem giã nhỏ, hòa với nước, chắt bỏ bã, mang loại nước sền sệt như nước vo gạo đem phết lên giấy bản khi khô, giấy chuyển sang màu nâu, cứng chắc và không thấm nước.
Tiếp theo đó, để diều có thể bay cao, bay xa trên bầu trời, việc làm dây diều cũng là cả một nghệ thuật. Xưa kia dây diều thường được tuốt từ tre. Cứ vào khoảng tháng 3 Âm lịch hàng năm, người dân làng Bá tìm những cây tre non thân vẫn còn bám lớp phấn trắng, tre đó đem chẻ thành sợi mỏng rồi cho vào luộc với muối có bỏ lẫn cả hạt quả thầu dầu. Cứ thế mà đun chừng 6-8 tiếng thì vớt ra, nối lại với nhau. Loại dây diều này dẻo và dai. Khi gặp gió dây căng và nhẹ.
Ở làng Bá Dương Nội, các cụ cao niên trong làng thường kể cho thế hệ trẻ về thú chơi diều truyền thống để nhắc nhớ về một truyền thống đẹp. Theo đó, thú chơi diều và Lễ hội thả diều ở làng diễn ra vào rằm tháng Ba hàng năm gắn liền với tích ông Nguyễn Cả, một vị tướng giỏi thời nhà Đinh. Tương truyền, tướng Nguyễn Cả sau khi cùng vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân đã về quê dạy người dân trồng trọt, mở mang cơ nghiệp. Những ngày tháng hưởng cuộc sống điền viên, ông đã bày cho đám trẻ trong làng nhiều trò vui, trong đó có trò chơi thả diều. Sau khi ông mất, người dân lập miếu thờ và mở hội thi diều hàng năm để tưởng nhớ công ơn của vị tướng.
Những nghệ nhân am hiểu về diều của làng Bá cho biết, để có con diều tốt nhất dự thi vào Lễ hội thả diều tháng 3, thì ngay từ khoảng tháng 8 năm trước, người dân trong làng đã bắt tay vào chuẩn bị làm diều. Làm một con diều phải qua khá nhiều công đoạn. Đầu tiên là chọn tre để làm khung diều (“xương” diều). Tuy nhiên, không phải giống tre nào cũng làm được, mà buộc phải chọn được loại tre già, tre gai mọc ở đồng bằng. Thời điểm chặt tre cũng rất quan trọng, tre phải chặt vào mùa đông, phơi khô, rồi gác trên gác bếp cho đanh lại, tiếp đó chẻ ra và định hình khung diều. Sở dĩ phải kỳ công chọn tre là bởi loại tre nhỏ và đặc này mới cho diều có được bộ khung cứng, dẻo, bền mà không nặng.
Giấy làm diều xưa thường là giấy dó. Chất kết dính là nhựa quả cây cậy. Loại quả này đem giã nhỏ, hòa với nước, chắt bỏ bã, mang loại nước sền sệt như nước vo gạo đem phết lên giấy bản khi khô, giấy chuyển sang màu nâu, cứng chắc và không thấm nước.
Tiếp theo đó, để diều có thể bay cao, bay xa trên bầu trời, việc làm dây diều cũng là cả một nghệ thuật. Xưa kia dây diều thường được tuốt từ tre. Cứ vào khoảng tháng 3 Âm lịch hàng năm, người dân làng Bá tìm những cây tre non thân vẫn còn bám lớp phấn trắng, tre đó đem chẻ thành sợi mỏng rồi cho vào luộc với muối có bỏ lẫn cả hạt quả thầu dầu. Cứ thế mà đun chừng 6-8 tiếng thì vớt ra, nối lại với nhau. Loại dây diều này dẻo và dai. Khi gặp gió dây căng và nhẹ.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Các công đoạn từ chuẩn bị vật liệu làm khung diều, giấy dó, cho đến kỹ thuật để ghép thành một con diều cùng với bộ dây diều đúng chuẩn cho thấy để làm được một con diều quả là cả một sự kỳ công. Ngày nay, khi cuộc sống có nhiều thay đổi, người ta khó có thể tìm ra quả cậy, giấy dó phết chất kết dính, cũng rất khó có thời gian tước tre, luộc tre rồi nối dây mà thay vào đó là những chất liệu mới dần được thay thế. Khung diều có khi được làm bằng thép nhẹ, áo diều có khi làm bằng giấy xi măng, có khi bằng vải. Hiện đại hơn nữa thì người ta tìm mua loại giấy đặc biệt nhập ngoại; dây diều được thay bằng dây dù... Thế nhưng, tất cả những vật liệu hiện đại đó vẫn không thể bằng những vật liệu truyền thống. Con diều giấy phết khi bay lên, gặp nắng thường căng ra, còn con diều bằng vải khi gặp nắng thì chảy ra và bị trùng xuống.
Ngoài kỹ thuật làm diều, người làng Bá Dương Nội còn có tài làm sáo diều. Các cụ cao niên trong làng Bá Dương Nội cho biết, làm diều đã khó, làm sáo diều còn khó hơn rất nhiều. Hiện trên thế giới không có nước nào có diều sáo như ở Việt Nam. Trước đây, các cụ hay chơi sáo một, sao đôi, ngày nay người ta chơi nhiều sáo có khi tới sáo 7, sáo 12. Tuy nhiên theo kinh nghiệm các cụ để lại thì sáo đôi vẫn là loại sáo cho tiếng kêu nghe hay nhất.
Nghệ nhân làm sáo tại làng Bá cho biết, sáo tốt thường được làm từ tre già. Mặt sáo thường làm bằng gỗ vàng tâm, gỗ dổi hoặc gỗ mít. Bởi nhóm gỗ đó nhẹ, mềm dễ làm và thớ gỗ không bị sứt nẻ, co ngót. Gỗ không tốt sẽ dẫn đến tình trạng bị co ngót, để lâu năm sáo bị lệch tiếng. Một bộ sáo kêu hay là phải kêu rõ tiếng, tiếng kêu trong, vang và hồi nhịp, cảm giác như tạo ra một bản giao hưởng trên không, du dương, trầm bổng, tùy theo sự kết hợp của từng cặp sáo... Tiếng sáo diều chính là sự kết tinh của đôi bàn tay tài hoa và tâm hồn của người nghệ nhân chế tác sáo.
Người làng Bá Dương Nội có thú chơi diều quanh năm, khi có thời gian và thời tiết đẹp. Song có lẽ, những cánh diều xuất hiện nhiều nhất trên bầu trời quê là vào mùa hè, khi gió nồm nam thổi mát. Diều làng Bá Dương Nội là diều truyền thống không có đuôi và tất cả đều là diều sáo. Ở đây có 3 loại cánh diều đặc biệt. Diều cánh muỗm là loại cánh diều dài to, nhọn, hơi cong. Loại diều này có đặc tính đèo được nhiều sáo, dễ lên cao. Diều cánh chanh có cánh bầu hình như lá chanh, loại này bay cao hơn diều cánh muỗm. Loại thứ ba là diều cánh mộc, tức là cánh rộng, đầu cánh tròn, diều này đèo ít sáo nhưng lại bay rất cao, nhưng điều khiển diều này lại rất khó. Vì thế, hiện nay đa số làm diều cánh chanh, đơn giản hơn và cũng bay được cao.
Hiện ở nước ta, làng Bá Dương Nội là một trong số ít những ngôi làng có nhiều người dân biết làm diều và thích thả diều. Lễ hội thi thả diều tại làng Bá Dương Nội vào ngày rằm tháng Ba Âm lịch hàng năm là lễ hội thả Diều lớn nhất miền Bắc được gìn giữ cho đến ngày nay. Hội thi nhằm chọn ra những cánh diều đẹp nhất, bay cao nhất và có tiếng sáo hay nhất... để trao giải. Hội thi đã vượt ra ngoài không gian làng quê và ngày càng thu hút đông đảo du khách đến tham quan, thưởng thức.
Cánh diều làng Bá Dương Nội với lịch sử nghìn năm không chỉ bay cao, tiếng sáo vang xa trên mảnh đất quê hương mà còn bay xa khắp các vùng miền trên quê hương đất nước. Diều của làng từng tham gia nhiều lễ hội thả diều lớn như: Lễ hội thả Diều 1000 năm Thăng Long Hà Nội; Lễ Hội Diều Festival Huế, Festival Diều quốc tế Vũng Tàu. Không chỉ dừng lại ở trong nước cánh diều làng Bá Dương Nội còn vươn bay ở các nước Thái Lan, Trung Quốc, Malayxia... và còn tham gia hội thi thả diều lớn nhất hành tinh tại Pháp năm 2012.
Không chỉ vậy, hiện tại xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng đã thành lập Câu lạc bộ diều làng Bá Dương Nội. Nhiều hội viên Câu lạc bộ được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu nghệ nhân dân gian, nghệ nhân ưu tú... Ngoài những nghệ nhân lớn tuổi, thế hệ trẻ của làng cũng có nhiều đam mê và tài làm diều, làm sáo. Đó là sự tiếp nối để thú chơi diều của làng được gìn giữ theo thời gian. Các nghệ nhân chơi diều trong làng cho biết, chơi thả diều của làng Bá không chỉ là thú chơi mà còn hội tụ những giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc. Cùng với đó là ước vọng về hòa bình, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu.../.
Ngoài kỹ thuật làm diều, người làng Bá Dương Nội còn có tài làm sáo diều. Các cụ cao niên trong làng Bá Dương Nội cho biết, làm diều đã khó, làm sáo diều còn khó hơn rất nhiều. Hiện trên thế giới không có nước nào có diều sáo như ở Việt Nam. Trước đây, các cụ hay chơi sáo một, sao đôi, ngày nay người ta chơi nhiều sáo có khi tới sáo 7, sáo 12. Tuy nhiên theo kinh nghiệm các cụ để lại thì sáo đôi vẫn là loại sáo cho tiếng kêu nghe hay nhất.
Nghệ nhân làm sáo tại làng Bá cho biết, sáo tốt thường được làm từ tre già. Mặt sáo thường làm bằng gỗ vàng tâm, gỗ dổi hoặc gỗ mít. Bởi nhóm gỗ đó nhẹ, mềm dễ làm và thớ gỗ không bị sứt nẻ, co ngót. Gỗ không tốt sẽ dẫn đến tình trạng bị co ngót, để lâu năm sáo bị lệch tiếng. Một bộ sáo kêu hay là phải kêu rõ tiếng, tiếng kêu trong, vang và hồi nhịp, cảm giác như tạo ra một bản giao hưởng trên không, du dương, trầm bổng, tùy theo sự kết hợp của từng cặp sáo... Tiếng sáo diều chính là sự kết tinh của đôi bàn tay tài hoa và tâm hồn của người nghệ nhân chế tác sáo.
Người làng Bá Dương Nội có thú chơi diều quanh năm, khi có thời gian và thời tiết đẹp. Song có lẽ, những cánh diều xuất hiện nhiều nhất trên bầu trời quê là vào mùa hè, khi gió nồm nam thổi mát. Diều làng Bá Dương Nội là diều truyền thống không có đuôi và tất cả đều là diều sáo. Ở đây có 3 loại cánh diều đặc biệt. Diều cánh muỗm là loại cánh diều dài to, nhọn, hơi cong. Loại diều này có đặc tính đèo được nhiều sáo, dễ lên cao. Diều cánh chanh có cánh bầu hình như lá chanh, loại này bay cao hơn diều cánh muỗm. Loại thứ ba là diều cánh mộc, tức là cánh rộng, đầu cánh tròn, diều này đèo ít sáo nhưng lại bay rất cao, nhưng điều khiển diều này lại rất khó. Vì thế, hiện nay đa số làm diều cánh chanh, đơn giản hơn và cũng bay được cao.
Hiện ở nước ta, làng Bá Dương Nội là một trong số ít những ngôi làng có nhiều người dân biết làm diều và thích thả diều. Lễ hội thi thả diều tại làng Bá Dương Nội vào ngày rằm tháng Ba Âm lịch hàng năm là lễ hội thả Diều lớn nhất miền Bắc được gìn giữ cho đến ngày nay. Hội thi nhằm chọn ra những cánh diều đẹp nhất, bay cao nhất và có tiếng sáo hay nhất... để trao giải. Hội thi đã vượt ra ngoài không gian làng quê và ngày càng thu hút đông đảo du khách đến tham quan, thưởng thức.
Cánh diều làng Bá Dương Nội với lịch sử nghìn năm không chỉ bay cao, tiếng sáo vang xa trên mảnh đất quê hương mà còn bay xa khắp các vùng miền trên quê hương đất nước. Diều của làng từng tham gia nhiều lễ hội thả diều lớn như: Lễ hội thả Diều 1000 năm Thăng Long Hà Nội; Lễ Hội Diều Festival Huế, Festival Diều quốc tế Vũng Tàu. Không chỉ dừng lại ở trong nước cánh diều làng Bá Dương Nội còn vươn bay ở các nước Thái Lan, Trung Quốc, Malayxia... và còn tham gia hội thi thả diều lớn nhất hành tinh tại Pháp năm 2012.
Không chỉ vậy, hiện tại xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng đã thành lập Câu lạc bộ diều làng Bá Dương Nội. Nhiều hội viên Câu lạc bộ được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu nghệ nhân dân gian, nghệ nhân ưu tú... Ngoài những nghệ nhân lớn tuổi, thế hệ trẻ của làng cũng có nhiều đam mê và tài làm diều, làm sáo. Đó là sự tiếp nối để thú chơi diều của làng được gìn giữ theo thời gian. Các nghệ nhân chơi diều trong làng cho biết, chơi thả diều của làng Bá không chỉ là thú chơi mà còn hội tụ những giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc. Cùng với đó là ước vọng về hòa bình, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu.../.
Ngọc Diệp