Thời gian qua, Chính phủ đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ các “điểm nghẽn” trong thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử và quản lý, vận hành Cổng Dịch vụ công quốc gia. Những nỗ lực trên đã đạt được một số kết quả tích cực, giúp đẩy mạnh cải cách TTHC, gắn với chuyển đổi số, phục vụ người dân, doanh nghiệp; đồng thời nâng cao chất lượng, mức độ hài lòng trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công, góp phần đẩy mạnh Chính phủ điện tử, hướng đến Chính phủ số và nền kinh tế số.
Thể chế về TTHC trên môi trường điện tử ngày càng được hoàn thiện
Theo Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử và quản lý, vận hành Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG), Chính phủ đã hoàn thành việc xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình chuyển đổi môi trường, phương thức làm việc, giải quyết thủ tục hành chính từ thủ công, giấy tờ sang môi trường số. Đồng thời, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, cơ quan dựa trên dữ liệu mà cơ quan quản lý nhà nước khai thác từ Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về dân cư, tập trung rà soát, đơn giản hóa các thông tin, giấy tờ là thành phần hồ sơ công dân cần khai, nộp trong quá trình thực hiện TTHC. Tính đến ngày 9/5/2024, các Bộ, ngành đã đơn giản hóa 765/1.084 TTHC được giao tại Nghị quyết chuyên đề của Chính phủ về đơn giản hóa TTHC, giấy tờ liên quan đến quản lý dân cư, đạt 71%; có 7/19 Bộ, ngành đã thực hiện 100% phương án đơn giản hóa. Các Bộ, ngành đã có báo cáo, đề xuất điều chỉnh phương án đơn giản hóa của 317 TTHC tại 65 văn bản quy phạm pháp luật và không tiếp tục thực hiện phương án đơn giản hóa đối với 19 TTHC.
Để khuyến khích người dân, doanh nghiệp thực hiện dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), trên cơ sở đề xuất của các Bộ, ngành, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 63/2023/TT-BTC ngày 16/10/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của một số Thông tư quy định về phí, lệ phí. Tại địa phương, đã có 57/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành chính sách miễn, giảm phí, lệ phí trong sử dụng DVCTT.
Hoàn thiện Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh và Cổng DVCQG
Đến nay 100% cơ quan, đơn vị đã quan tâm nâng cấp, hoàn thiện Hệ thống thông tin giải quyết TTHC. Trong đó có 63/63 tỉnh, thành phố, 11/12 Bộ, ngành hoàn thành việc nâng cấp, hoàn thiện Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh đáp ứng quy định tại Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 của Chính phủ về việc kết nối, chia sẻ dữ liệu với CSDLQG về dân cư phục vụ giải quyết TTHC, dịch vụ công. Có 58/63 địa phương, 8/20 Bộ, ngành hoàn thành việc kết nối Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh với Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Cổng DVCQG phục vụ giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công.
Thể chế về TTHC trên môi trường điện tử ngày càng được hoàn thiện
Theo Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử và quản lý, vận hành Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG), Chính phủ đã hoàn thành việc xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình chuyển đổi môi trường, phương thức làm việc, giải quyết thủ tục hành chính từ thủ công, giấy tờ sang môi trường số. Đồng thời, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, cơ quan dựa trên dữ liệu mà cơ quan quản lý nhà nước khai thác từ Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về dân cư, tập trung rà soát, đơn giản hóa các thông tin, giấy tờ là thành phần hồ sơ công dân cần khai, nộp trong quá trình thực hiện TTHC. Tính đến ngày 9/5/2024, các Bộ, ngành đã đơn giản hóa 765/1.084 TTHC được giao tại Nghị quyết chuyên đề của Chính phủ về đơn giản hóa TTHC, giấy tờ liên quan đến quản lý dân cư, đạt 71%; có 7/19 Bộ, ngành đã thực hiện 100% phương án đơn giản hóa. Các Bộ, ngành đã có báo cáo, đề xuất điều chỉnh phương án đơn giản hóa của 317 TTHC tại 65 văn bản quy phạm pháp luật và không tiếp tục thực hiện phương án đơn giản hóa đối với 19 TTHC.
Để khuyến khích người dân, doanh nghiệp thực hiện dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), trên cơ sở đề xuất của các Bộ, ngành, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 63/2023/TT-BTC ngày 16/10/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của một số Thông tư quy định về phí, lệ phí. Tại địa phương, đã có 57/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành chính sách miễn, giảm phí, lệ phí trong sử dụng DVCTT.
Hoàn thiện Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh và Cổng DVCQG
Đến nay 100% cơ quan, đơn vị đã quan tâm nâng cấp, hoàn thiện Hệ thống thông tin giải quyết TTHC. Trong đó có 63/63 tỉnh, thành phố, 11/12 Bộ, ngành hoàn thành việc nâng cấp, hoàn thiện Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh đáp ứng quy định tại Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 của Chính phủ về việc kết nối, chia sẻ dữ liệu với CSDLQG về dân cư phục vụ giải quyết TTHC, dịch vụ công. Có 58/63 địa phương, 8/20 Bộ, ngành hoàn thành việc kết nối Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh với Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Cổng DVCQG phục vụ giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công.
Những kết quả tích cực về việc thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công trên môi trường điện tử tạo động lực đẩy nhanh lộ trình xây dựng Chính phủ điện tử, hướng đến Chính phủ số, nền kinh tế số
Cổng DVCQG tiếp tục được nâng cấp, hoàn thiện để đáp ứng các quy định, yêu cầu, chỉ đạo mới của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, Cổng DVCQG đã kết nối, tích hợp với 150 hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các cơ quan, đơn vị; công khai toàn bộ 6.287 TTHC, trong đó đã tích hợp, cung cấp hơn 4.500 DVCTT; có hơn 14,3 triệu tài khoản; hơn 26,4 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến với số tiền hơn 12,61 nghìn tỷ đồng.
Các Bộ, ngành cũng đã tập trung chuẩn hóa danh mục dữ liệu dùng chung, nhất là danh mục kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên CSDLQG về TTHC làm cơ sở để triển khai chia sẻ, tái sử dụng hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC đã được số hóa. Đáng chú ý, Cổng DVCQG được tổ chức kiểm tra, đánh giá và thực hiện giám sát an toàn thông tin 24/7, nhờ đó có thể phát hiện sớm các cuộc tấn công mạng, góp phần tổ chức tốt công tác điều phối ứng cứu sự cố hiệu quả, kịp thời.
Cung cấp DVCTT có sự cải thiện mạnh mẽ, đạt kết quả tích cực
Tính đến hết tháng 4/2024, các Bộ, ngành, địa phương đã cung cấp 4.510 DVCTT trên Cổng DVCQG (chiếm 71,7% tổng số dịch vụ công), trong đó có 3.688 DVCTT toàn trình. Theo kết quả đánh giá của Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến của các Bộ, ngành, địa phương trong 4 tháng đầu năm 2024 có sự cải thiện rõ rệt. Cụ thể: Địa phương đạt hơn 4,95 triệu trên tổng số hơn 10,3 triệu hồ cơ TTHC, đạt 47,8%, tăng 21,9% so với cùng kỳ năm 2023; Bộ, ngành đạt hơn 5,58 triệu trên tổng số hơn 17,38 triệu hồ sơ TTHC, đạt 49,4%, tăng 19%.
Tỷ lệ thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính trong thực hiện TTHC, dịch vụ công cũng tăng lên, cụ thể: Bộ, ngành đạt hơn 134,76 trên tổng số hơn 558,85 hồ sơ TTHC có yêu cầu nghĩa vụ tài chính, đạt 24,11%; địa phương đạt 2,73 trên tổng số 6,33 triệu hồ sơ TTHC có yêu cầu nghĩa vụ tài chính, đạt 43,11%, tăng 30,48% so với cùng kỳ năm 2023. Như vậy, trung bình mỗi ngày có khoảng 120 nghìn hồ sơ TTHC trực tuyến và 60 nghìn giao dịch thanh toán trực tuyến được thực hiện từ Cổng DVCQG.
15/22 Bộ, ngành đã hoàn thành công bố danh mục TTHC thuộc phạm vi quản lý có đủ điều kiện thực hiện DVCTT toàn trình để tổ chức thực hiện thống nhất toàn quốc. Các Bộ, ngành, địa phương cũng tập trung triển khai tái cấu trúc quy trình, cung cấp các dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06 và một số Quyết định khác của Thủ tướng Chính phủ; trong đó, 23/25 dịch vụ công thiết yếu đã được thực hiện toàn trình.
Hầu hết các dịch vụ công thiết yếu được tái cấu trúc quy trình, cắt giảm, đơn giá hóa TTHC trên cơ sở liên thông điện tử, tái sử dụng dữ liệu số hóa, giúp giảm thủ tục, thời gian và chi phí thực hiện TTHC. Một số TTHC có tỷ lệ hồ sơ trực tuyến cao như: Thông báo lưu trú (99,98%), Cấp điện mới từ lưới điện hạ áp (86,97%)… Đáng chú ý, chỉ riêng việc cung cấp 25/25 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06 đã giúp tiết kiệm cho nhà nước, xã hội gần 3,5 nghìn tỷ đồng mỗi năm.
Bên cạnh đó, Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp tỉnh đã hoàn thành kết nối tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 21/21 Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ kết nối với tài khoản định danh điện tử (VNeID) thông qua Cổng DVCQG. Nhờ đó, công dân Việt Nam có thể đăng nhập bằng tài khoản VneID để thực hiện DVCTT trên Cổng DVCQG và Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh. Đồng thời, có thể sử dụng VneID để chuẩn hóa, làm sạch các tài khoản dịch vụ công khi đăng nhập. Hiện, có 14,89 triệu tài khoản điện tử, trong đó có hơn 10 triệu tài khoản điện tử cá nhân đã được chuyển đổi từ tài khoản Cổng DVCQG sang sử dụng tài khoản VNeID.
Theo báo cáo của Bộ Công an, hiện đã cấp trên 86 triệu thẻ căn cước công dân gắn chíp và thu nhận trên 75,16 triệu hồ sơ định danh điện tử, kích hoạt trên 53,88 triệu tài khoản (đạt tỷ lệ 71,68%); trung bình mỗi ngày có hơn 1,5 triệu lượt truy cập, sử dụng VNeID. Tất cả hướng tới thực hiện Nghị định của Chính phủ để từ ngày 01/7/2024, VNeID sẽ là tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp DVCTT.
Kết quả khả quan về công tác số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC
Số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC là giải pháp quan trọng để đổi mới công tác thực hiện số hóa dữ liệu nhằm hình thành cơ sở dữ liệu “đúng, đủ, sạch, sống”, tạo điều kiện căn bản cho việc tái cấu trúc, xây dựng DVCTT. Đến nay, 100% Bộ, ngành, địa phương đã ban hành Kế hoạch số hóa kết quả giải quyết TTHC đang có hiệu lực và triển khai nâng cấp, hoàn thiện Hệ thống thông tin giải quyết TTHC. Tính đến hết tháng 4/2023, Ban Cơ yếu Chính phủ đã cung cấp trên 943 nghìn chứng thư số cho các Bộ, ngành, địa phương trong cả nước. Đã phối hợp, triển khai trên 59 nghìn thiết bị SIM ký số trên thiết bị di động cho 30 Bộ, ngành Trung ương và 63 địa phương để phục vụ cho công tác số hóa.
Nhờ đó, công tác triển khai số hóa đã đạt được kết quả khả quan, cụ thể: Tỷ lệ số hóa hồ cơ, kết quả giải quyết TTHC tại các Bộ, ngành đạt 25,66%, của địa phương đạt 29,74%; tỷ lệ hồ sơ cấp kết quả bản điện tử có giá trị pháp lý để tái sử dụng tại các Bộ, ngành đạt 34,85%. Riêng 4 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC của Bộ đạt 49,5%, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2023; của địa phương đạt 55%, tăng 26% so với cùng kỳ; tỷ lệ hồ sơ cấp kết quả bản điện tử có giá trị pháp lý để tái sử dụng tại Bộ, ngành đạt 49,6%, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2023 và tại địa phương đạt 60,5%, tăng 25,5 so với cùng kỳ. Những kết quả đạt được góp phần xây dựng, đưa vào vận hành các CSDLQG, chuyên ngành như: Dân cư, bảo hiểm xã hội, đăng ký doanh nghiệp, hộ tịch điện tử, giấy phép lái xe…
Bên cạnh công tác triển khai, việc khai thác tài nguyên dữ liệu số hóa phục vụ tái cấu trúc quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa TTHC theo hướng người dân và doanh nghiệp chỉ cung cấp thông tin một lần cho cơ quan nhà nước đã được các Bộ, ngành, địa phương quan tâm triển khai có hiệu quả hơn. Để thực hiện đề án 06, 18 Bộ, ngành và 63 địa phương đã hoàn thành kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa CSDLQG về dân cư với Hệ thống thông tin giải quyết TTHC phục vụ giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công như: Xác thực, định danh, bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy… Tỷ lệ tra cứu, xác thực, khai thác thông tin dân cư phục vụ giải quyết TTHC ngày càng tăng. Điển hình trong tháng Tư năm 2024, đã tiếp nhận trên 1,53 tỷ yêu cầu tra cứu, xác thực thông tin (tăng hơn 15, 96 triệu yêu cầu so với tháng trước); hơn 600 triệu yêu cầu đồng bộ thông tin và đã đồng bộ thành công hơn 269,2 triệu thông tin vào dữ liệu dân cư; đã tích hợp để thay thế thẻ Bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chip điện tử trong thực hiện thủ tục khám chữa bệnh tại 100% cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; tích hợp 2,2 triệu dữ liệu đăng ký phương tiện, 10,2 triệu sữ liệu giấy phép lái xe trên VNeID…
Trên cơ sở kết nối, chia sẻ dữ liệu, các Bộ, ngành, địa phương cũng tập trung tái cấu trúc quy trình TTHC để giảm thủ tục, các bước thực hiện, hồ sơ, giấy tờ, thông tin phải nộp hoặc khai báo, qua đó, giúp giảm công việc, thời gian, chi phí thực hiện không chỉ của người dân và doanh nghiệp mà còn cả cơ quan quản lý. Một số Bộ, ngành, địa phương cũng chủ động nghiên cứu, triển khai các giải pháp kết nối, chia sẻ, giúp việc triển khai thực hiện TTHC, DVCTT thuận lợi và hiệu quả hơn.
Nhờ có Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện TTHC, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử (Bộ chỉ số) đã giúp kiểm soát được quá trình thực thi, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm trong thực hiện TTHC, dịch vụ công. Qua đó, kịp thời phát hiện khó khăn, tháo gỡ vướng mắc, từ đó xác định nguyên nhân, giải pháp khắc phục, nâng cao chất lượng phục vụ và mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp.
Với những nỗ lực không ngừng của các cấp trong thời gian qua, chất lượng giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công đã có sự cải thiện rõ rệt, nhất là cải thiện về tỷ lệ hồ sơ chậm, muộn. 4 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ chậm muộn giảm 2% so với cùng kỳ năm 2023; đồng thời, mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp trong tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của Bộ, ngành tăng 13%, tại địa phương tăng 7% so với cùng kỳ năm 2023.
Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ đã đạt được việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử và quản lý, vận hành Cổng DVCQG khó tránh khỏi còn một số tồn tại, hạn chế. Tuy nhiên, các kết quả đạt được chính là nguồn động lực to lớn, cổ vũ tinh thần cho toàn thể hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp tiếp tục nỗ lực, phát huy, phấn đấu xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội đất nước, hoàn thành xây dựng Chính phủ điện tử, hướng đến xây dựng Chính phủ số và nền kinh tế số theo lộ trình đã đặt ra./.
Thu Hiền