Chuẩn bị tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, các văn kiện chính trị chuẩn bị cho Đại hội đã được trưng cầu ý kiến nhân dân cả nước. Tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tổng cục Thống kê (nhiệm kỳ 2020 - 2025), Đảng bộ Tổng cục Thống kê nhất trí cao với dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội XIII của Đảng. Kết cấu của các báo cáo dễ theo dõi thể hiện được quá trình phát triển đất nước, phản ánh đúng tình hình khách quan, thể hiện tầm vóc, vị thế của dân tộc trong thời đại; chỉ đúng nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, quan điểm, mục tiêu, biện pháp phát triển đất nước trong tương lai. Ngoài ra, Đảng bộ Tổng cục Thống kê đề nghị bổ sung một số nội dung:
Tại Dự thảo Báo cáo chính trị, Mục I: Đánh giá kết quả. Việc tăng trưởng kinh tế của năm 2020 - năm cuối nhiệm kỳ Khóa XII sẽ có nhiều biến động. Cần cập nhật đánh giá những khó khăn, ảnh hưởng tác động đến tăng trưởng kinh tế trong năm 2020 và những năm tới khi ngay từ đầu năm đã chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, tình hình khô hạn, nhiễm mặn miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long. Việc cập nhật tác động của dịch Covid-19 đến nền kinh tế sẽ ảnh hưởng đến việc xác định mục tiêu tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô trong 5 năm tới, chưa nói đến nguy cơ khủng hoảng kinh tế khu vực và toàn cầu tác động đến phát triển kinh tế nước ta.
Tại Mục II. Tầm nhìn và định hướng phát triển. Ở Quan điểm chỉ đạo thứ nhất (trang 27), Dự thảo trình bày “3 kiên định”. Nên bổ sung “một kiên định” là kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng. Như vậy sẽ là (4 “kiên định”): Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng, để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.
Ở quan điểm chỉ đạo thứ hai (trang 27), Dự thảo nêu gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ 4 nhiệm vụ. Nội dung này đã được trình bày ở Đại hội XII phản ánh đúng hiện thực. Trong tình hình hiện nay, để tiếp tục phát triển nhanh, bền vững đất nước, xác định các nhiệm vụ đó như là trụ cột, nên bổ sung hai trụ cột, liên quan đến đoàn kết và công tác đối ngoại và điều chỉnh cụm từ "văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội”. Cụ thể: “gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; Xây dựng Đảng là then chốt; Xây dựng văn hóa là nền tảng phát triển đất nước; Bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu thường xuyên; Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực chủ yếu; Thực hiện hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế”.
Tại Mục 3. Mục tiêu phát triển. Phần Mục tiêu tổng quát: Bổ sung cụm từ “có thu nhập cao”: “…; phấn đấu để đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, có thu nhập cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Phần Mục tiêu cụ thể: Đề xuất chọn phương án 1 vì phương án này bám sát với thực tế.
Ngoài ra, là các góp ý liên quan đến một số chỉ tiêu chủ yếu và các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy…
Một trong những điểm nghẽn của dân chủ cần được khai thông là những quy định về quy hoạch và bầu cử. Vấn đề này cần rà soát, đánh giá tồn tại, vướng mắc do đâu dẫn đến trong quá trình thực hiện còn nhiều bất cập, thậm chí số cán bộ vi phạm kỷ luật và bị kỷ luật ngày càng nhiều.
Về Chiến lược phát triển kinh tế cần tập trung xây dựng cơ chế, chính sách để phát triển ngành Nông nghiệp (Nông, lâm nghiêp, thủy sản), Công nghiệp chế biến Nông lâm thủy sản, giải quyết vấn đề về lưu thông hàng hóa nông sản đối với thị trường trong nước và tìm kiếm thị trường xuất khẩu nông sản mới. Phát triển mạnh mẽ du lịch, dịch vụ, logistic, thương mại điện tử.
Về tổ chức bộ máy, cần nghiên cứu, xây dựng đề án, những nguyên tắc, phân tích chức năng, nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và hệ thống nhà nước khi đưa ra cải cách để tránh cực đoan, thiếu cơ sở khoa học. Lộ trình cải cách bộ máy cần ưu tiên thay đổi ở những bộ phận, tổ chức gây cản trở trực tiếp, đặc biệt đối với môi trường kinh doanh và cuộc sống của người dân. Đẩy mạnh công tác hợp nhất, sáp nhập, giảm đầu mối trong bộ máy. Tiếp tục hợp nhất bộ máy cơ quan Đảng với bộ máy chính quyền ở các cấp, bộ phận phù hợp để nâng cao chất lượng, tính trực tiếp của sự lãnh đạo của Đảng trong công tác. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý dân cư và cung cấp dịch vụ công cho người dân. Tăng cường phân cấp Trung ương, địa phương trong bộ máy nhà nước cần chuyển từ cách tổ chức các cấp chính quyền hoàn toàn tương tự nhau sang phân công rõ ràng chức năng, nhiệm vụ cho từng cấp đề tránh chồng lấn. Cần xác định rõ thẩm quyền và mức độ trách nhiệm của bộ, cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực với chính quyền địa phương.
Về đổi mới kinh tế (Mục III), cần nghiên cứu và quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề sở hữu. Các lĩnh vực Nhà nước cần phải độc quyền; các lĩnh vực, địa bàn không có đầu tư nước ngoài. Cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa trên cơ sở nhà nước chi phối các lĩnh vực kết cấu hạ tầng thiết yếu, liên quan đến an ninh, quốc phòng như cảng biển, cảng hàng không, truyền tải điện, cung cấp nước sạch, thoát nước…
Đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành Ytế; Đầu tư cho đổi mới giáo dục và đào tạo nghề, hướng theo thị trường lao động thế giới và khu vực.
Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người và thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển giao, ứng dụng và phát triển mạnh khoa học và công nghệ (Mục V và VI), Đảng cần đề ra giải pháp giám sát việc phân bổ và quyết toán ngân sách nhà nước cho khoa học công nghệ và giáo dục đảm bảo tỷ lệ đề ra. Cần phải đánh giá xem xét lại có phải nhà nước tiếp tục tăng đầu tư cho giáo dục và đào tạo không. Hiện nay, nước ta đang chuyển đổi mô hình đơn vị sự nghiệp công lập sang tự chủ, do vậy cần có những đánh giá hiệu quả của mô hình này. Nhà nước nên tập trung phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, khuyến khích tư nhân phát triển giáo dục đại học và dạy nghề dưới hình thức vì lợi nhuận và phi lợi nhuận.
Về lĩnh vực y tế, cần có những chính sách tương tự như giáo dục, nhà nước chịu trách nhiệm về các dịch vụ cơ bản cho đa số người dân, bù đắp chi phí phi lợi nhuận, khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ y tế cao cấp.
Về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam (Mục VII), cần quy định cơ chế, chính sách, chế tài trong việc cưới, tang lễ bảo đảm văn hóa truyền thống nhưng tránh phô trương hình thức, lãng phí. Đơn giản hóa quy định về tang lễ nhà nước, tang lễ cấp cao đến cán bộ, công chức, đảng viên và tổ chức thực hiện nghiêm túc từ cấp cao nhất.
Dự thảo cần đề cập sâu hơn đến các giải pháp về tăng cường bảo vệ môi trường và nhận định rằng trong nhiệm kỳ tới các giải pháp tăng cường bảo vệ môi trường nên được thực hiện đồng bộ hơn, mạnh mẽ hơn và có sự tham gia, vào cuộc của tất cả các ngành, các cấp và toàn bộ xã hội nhằm ngăn chặn nạn sử dụng túi nilông, xả rác thải là đồ nhựa một cách tràn lan và vô tội vạ. Các biện pháp bảo vệ môi trường nên đi từ nhà sản xuất, đến khâu lưu thông, phân phối và đến tận người tiêu dùng./.
Tại Dự thảo Báo cáo chính trị, Mục I: Đánh giá kết quả. Việc tăng trưởng kinh tế của năm 2020 - năm cuối nhiệm kỳ Khóa XII sẽ có nhiều biến động. Cần cập nhật đánh giá những khó khăn, ảnh hưởng tác động đến tăng trưởng kinh tế trong năm 2020 và những năm tới khi ngay từ đầu năm đã chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, tình hình khô hạn, nhiễm mặn miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long. Việc cập nhật tác động của dịch Covid-19 đến nền kinh tế sẽ ảnh hưởng đến việc xác định mục tiêu tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô trong 5 năm tới, chưa nói đến nguy cơ khủng hoảng kinh tế khu vực và toàn cầu tác động đến phát triển kinh tế nước ta.
Tại Mục II. Tầm nhìn và định hướng phát triển. Ở Quan điểm chỉ đạo thứ nhất (trang 27), Dự thảo trình bày “3 kiên định”. Nên bổ sung “một kiên định” là kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng. Như vậy sẽ là (4 “kiên định”): Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng, để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.
Ở quan điểm chỉ đạo thứ hai (trang 27), Dự thảo nêu gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ 4 nhiệm vụ. Nội dung này đã được trình bày ở Đại hội XII phản ánh đúng hiện thực. Trong tình hình hiện nay, để tiếp tục phát triển nhanh, bền vững đất nước, xác định các nhiệm vụ đó như là trụ cột, nên bổ sung hai trụ cột, liên quan đến đoàn kết và công tác đối ngoại và điều chỉnh cụm từ "văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội”. Cụ thể: “gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; Xây dựng Đảng là then chốt; Xây dựng văn hóa là nền tảng phát triển đất nước; Bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu thường xuyên; Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực chủ yếu; Thực hiện hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế”.
Tại Mục 3. Mục tiêu phát triển. Phần Mục tiêu tổng quát: Bổ sung cụm từ “có thu nhập cao”: “…; phấn đấu để đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, có thu nhập cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Phần Mục tiêu cụ thể: Đề xuất chọn phương án 1 vì phương án này bám sát với thực tế.
Ngoài ra, là các góp ý liên quan đến một số chỉ tiêu chủ yếu và các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy…
Một trong những điểm nghẽn của dân chủ cần được khai thông là những quy định về quy hoạch và bầu cử. Vấn đề này cần rà soát, đánh giá tồn tại, vướng mắc do đâu dẫn đến trong quá trình thực hiện còn nhiều bất cập, thậm chí số cán bộ vi phạm kỷ luật và bị kỷ luật ngày càng nhiều.
Về Chiến lược phát triển kinh tế cần tập trung xây dựng cơ chế, chính sách để phát triển ngành Nông nghiệp (Nông, lâm nghiêp, thủy sản), Công nghiệp chế biến Nông lâm thủy sản, giải quyết vấn đề về lưu thông hàng hóa nông sản đối với thị trường trong nước và tìm kiếm thị trường xuất khẩu nông sản mới. Phát triển mạnh mẽ du lịch, dịch vụ, logistic, thương mại điện tử.
Về tổ chức bộ máy, cần nghiên cứu, xây dựng đề án, những nguyên tắc, phân tích chức năng, nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và hệ thống nhà nước khi đưa ra cải cách để tránh cực đoan, thiếu cơ sở khoa học. Lộ trình cải cách bộ máy cần ưu tiên thay đổi ở những bộ phận, tổ chức gây cản trở trực tiếp, đặc biệt đối với môi trường kinh doanh và cuộc sống của người dân. Đẩy mạnh công tác hợp nhất, sáp nhập, giảm đầu mối trong bộ máy. Tiếp tục hợp nhất bộ máy cơ quan Đảng với bộ máy chính quyền ở các cấp, bộ phận phù hợp để nâng cao chất lượng, tính trực tiếp của sự lãnh đạo của Đảng trong công tác. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý dân cư và cung cấp dịch vụ công cho người dân. Tăng cường phân cấp Trung ương, địa phương trong bộ máy nhà nước cần chuyển từ cách tổ chức các cấp chính quyền hoàn toàn tương tự nhau sang phân công rõ ràng chức năng, nhiệm vụ cho từng cấp đề tránh chồng lấn. Cần xác định rõ thẩm quyền và mức độ trách nhiệm của bộ, cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực với chính quyền địa phương.
Về đổi mới kinh tế (Mục III), cần nghiên cứu và quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề sở hữu. Các lĩnh vực Nhà nước cần phải độc quyền; các lĩnh vực, địa bàn không có đầu tư nước ngoài. Cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa trên cơ sở nhà nước chi phối các lĩnh vực kết cấu hạ tầng thiết yếu, liên quan đến an ninh, quốc phòng như cảng biển, cảng hàng không, truyền tải điện, cung cấp nước sạch, thoát nước…
Đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành Ytế; Đầu tư cho đổi mới giáo dục và đào tạo nghề, hướng theo thị trường lao động thế giới và khu vực.
Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người và thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển giao, ứng dụng và phát triển mạnh khoa học và công nghệ (Mục V và VI), Đảng cần đề ra giải pháp giám sát việc phân bổ và quyết toán ngân sách nhà nước cho khoa học công nghệ và giáo dục đảm bảo tỷ lệ đề ra. Cần phải đánh giá xem xét lại có phải nhà nước tiếp tục tăng đầu tư cho giáo dục và đào tạo không. Hiện nay, nước ta đang chuyển đổi mô hình đơn vị sự nghiệp công lập sang tự chủ, do vậy cần có những đánh giá hiệu quả của mô hình này. Nhà nước nên tập trung phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, khuyến khích tư nhân phát triển giáo dục đại học và dạy nghề dưới hình thức vì lợi nhuận và phi lợi nhuận.
Về lĩnh vực y tế, cần có những chính sách tương tự như giáo dục, nhà nước chịu trách nhiệm về các dịch vụ cơ bản cho đa số người dân, bù đắp chi phí phi lợi nhuận, khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ y tế cao cấp.
Về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam (Mục VII), cần quy định cơ chế, chính sách, chế tài trong việc cưới, tang lễ bảo đảm văn hóa truyền thống nhưng tránh phô trương hình thức, lãng phí. Đơn giản hóa quy định về tang lễ nhà nước, tang lễ cấp cao đến cán bộ, công chức, đảng viên và tổ chức thực hiện nghiêm túc từ cấp cao nhất.
Dự thảo cần đề cập sâu hơn đến các giải pháp về tăng cường bảo vệ môi trường và nhận định rằng trong nhiệm kỳ tới các giải pháp tăng cường bảo vệ môi trường nên được thực hiện đồng bộ hơn, mạnh mẽ hơn và có sự tham gia, vào cuộc của tất cả các ngành, các cấp và toàn bộ xã hội nhằm ngăn chặn nạn sử dụng túi nilông, xả rác thải là đồ nhựa một cách tràn lan và vô tội vạ. Các biện pháp bảo vệ môi trường nên đi từ nhà sản xuất, đến khâu lưu thông, phân phối và đến tận người tiêu dùng./.