Với việc tham gia tích cực vào các Hiệp định thương mại (FTA), Việt Nam đã, đang khẳng định quyết tâm mạnh mẽ nâng cao vị thế, hội nhập sâu rộng với các nền kinh tế trên thế giới, nhất là nâng cao giá trị thương mại nhờ những ưu đãi được hưởng lợi từ các FTA đã ký. Trong đó, việc chứng minh được xuất xứ hàng hóa thông qua việc được chấp nhận Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được coi là điều kiện tiên quyết đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, qua đó cũng tạo động lực để doanh nghiệp nỗ lực tăng cường tỷ lệ nội địa hóa nhằm nâng cao giá trị thương mại quốc tế.
Kể từ sau khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tính đến ngày 02/5/2021, Việt Nam đã tham gia tất cả 17 FTA cả song phương và đa phương với các đối tác trên thế giới như: ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Chi lê, Vương quốc Anh… Trong đó có 14 FTA đã có hiệu lực, 1 FTA sắp có hiệu lực (Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực - RCEP, FTA có quy mô và thị trường lớn nhất thế giới) và 2 FTA đang trong quá trình đàm phán. Đối với các FTA, việc chứng minh xuất xứ hàng hóa ngày càng được doanh nghiệp Việt Nam quan tâm và Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) giữ vai trò như chiếc“chìa khóa vàng” giúp doanh nghiệp mở rộng cánh cửa xuất khẩu.
C/O (Certificate of Origin) là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu dành cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại nước đó. Các C/O phải tuân thủ quy định của cả nước xuất và nhập khẩu về quy tắc xuất xứ nhằm chứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan và các quy định khác của pháp luật về xuất nhập khẩu của cả 2 bên đối tác, đặc biệt là giúp hàng hóa tận dụng được các ưu đãi về thuế quan theo các thỏa thuận thương mại trong FTA mà 2 nước cùng ký kết. Mức chênh lệch ưu đãi thuế quan từ vài % đến vài chục %, thậm chí 100% sẽ là một con số có giá trị không hề nhỏ mà các doanh nghiệp muốn tận dụng.
Theo nhận định của Bộ Công Thương, số lượng hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận C/O ưu đãi tăng đều sau mỗi năm. Năm 2020, các cơ quan, tổ chức được ủy quyền đã cấp gần 1 triệu bộ giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi cho hàng hóa xuất khẩu sang các thị trường có FTA với trị giá 52,8 tỷ USD, tăng khoảng 6% về trị giá và 9% về số lượng bộ C/O so với năm 2019. Nếu so sánh với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường có FTA, tỷ lệ hàng hóa xuất khẩu có sử dụng C/O ưu đãi đạt khoảng 33,1%. Con số 33,1% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sử dụng C/O không có nghĩa là gần 67% còn lại phải chịu thuế cao. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp không đề nghị cấp ưu đãi khi xuất khẩu bởi thuế nhập khẩu hiện đang được hưởng ưu đãi MFN (quy chế tối huệ quốc) tại một số thị trường đã là 0-2% hoặc tương đương mức thuế suất ưu đãi đặc biệt theo FTA nên không tạo sự khác biệt đáng kể.
Kể từ sau khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tính đến ngày 02/5/2021, Việt Nam đã tham gia tất cả 17 FTA cả song phương và đa phương với các đối tác trên thế giới như: ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Chi lê, Vương quốc Anh… Trong đó có 14 FTA đã có hiệu lực, 1 FTA sắp có hiệu lực (Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực - RCEP, FTA có quy mô và thị trường lớn nhất thế giới) và 2 FTA đang trong quá trình đàm phán. Đối với các FTA, việc chứng minh xuất xứ hàng hóa ngày càng được doanh nghiệp Việt Nam quan tâm và Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) giữ vai trò như chiếc“chìa khóa vàng” giúp doanh nghiệp mở rộng cánh cửa xuất khẩu.
C/O (Certificate of Origin) là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu dành cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại nước đó. Các C/O phải tuân thủ quy định của cả nước xuất và nhập khẩu về quy tắc xuất xứ nhằm chứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan và các quy định khác của pháp luật về xuất nhập khẩu của cả 2 bên đối tác, đặc biệt là giúp hàng hóa tận dụng được các ưu đãi về thuế quan theo các thỏa thuận thương mại trong FTA mà 2 nước cùng ký kết. Mức chênh lệch ưu đãi thuế quan từ vài % đến vài chục %, thậm chí 100% sẽ là một con số có giá trị không hề nhỏ mà các doanh nghiệp muốn tận dụng.
Theo nhận định của Bộ Công Thương, số lượng hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận C/O ưu đãi tăng đều sau mỗi năm. Năm 2020, các cơ quan, tổ chức được ủy quyền đã cấp gần 1 triệu bộ giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi cho hàng hóa xuất khẩu sang các thị trường có FTA với trị giá 52,8 tỷ USD, tăng khoảng 6% về trị giá và 9% về số lượng bộ C/O so với năm 2019. Nếu so sánh với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường có FTA, tỷ lệ hàng hóa xuất khẩu có sử dụng C/O ưu đãi đạt khoảng 33,1%. Con số 33,1% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sử dụng C/O không có nghĩa là gần 67% còn lại phải chịu thuế cao. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp không đề nghị cấp ưu đãi khi xuất khẩu bởi thuế nhập khẩu hiện đang được hưởng ưu đãi MFN (quy chế tối huệ quốc) tại một số thị trường đã là 0-2% hoặc tương đương mức thuế suất ưu đãi đặc biệt theo FTA nên không tạo sự khác biệt đáng kể.
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA), Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc (ACFTA)… là những FTA có tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng quy tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế quan khá cao. Vì vậy, đây cũng là những thị trường có tỷ lệ hàng hóa sử dụng C/O để hưởng ưu đãi cao nhất. Điển hình là hàng hóa xuất khẩu sang Hàn Quốc có tỷ lệ sử dụng C/O chiếm 52,01% kim ngạch, hàng hóa sử dụng C/O xuất khẩu sang Nhật Bản chiếm 38,35% và Trung Quốc là 31,6%. Những mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu với kim ngạch mang tính chiếm lược của Việt Nam cũng chính là những ngành có tỷ lệ tận dụng C/O cao như: Hàng dệt may khoảng 58%, gỗ và sản phẩm gỗ 32%, thủy sản 68%...
Đối với các mẫu C/O, C/O mẫu E trong khuôn khổ hiệp định ACFTA đứng đầu về trị giá với hơn 15,5 tỷ USD, bằng khoảng 31,7% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc năm 2020. Điều này cũng khá dễ hiểu khi Trung Quốc là thị trường đông dân nhất thế giới và cũng là đối tác thương mại lớn nhất có FTA với Việt Nam. Đứng thứ 2 về giá trị ưu đãi là C/O mẫu D với trị giá đạt 8,98 tỷ USD, bằng 39% tổng kim ngạch xuất khẩu sang các nước ASEAN. Thứ ba là tổng trị giá C/O mẫu AJ (ASEAN - Nhật Bản) được cấp đạt 5,8 tỷ USD, bằng khoảng 30,7% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. C/O mẫu VJ (Việt Nam - Nhật Bản) có trị giá khoảng 1,52 tỷ USD, chiếm tỷ lệ gần 8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản. Hai mẫu C/O trong khuôn khổ các FTA ký với Hàn Quốc là C/O mẫu VK (Việt Nam - Hàn Quốc) và C/O mẫu AK (ASEAN - Hàn Quốc) đều có trị giá khá cao, lần lượt đạt 5,08 tỷ USD và 4,87 tỷ USD, chiếm tỷ lệ 26,6% và 25,5% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc.
Riêng đối với C/O mẫu D cấp cho hàng hóa xuất khẩu theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) có tổng trị giá đạt 8,97 tỷ USD, tỷ lệ sử dụng ưu đãi mẫu D trong năm 2020 của Hiệp định này là 38,8%. Bộ Công thương cũng ghi nhận từ năm 2015 đến nay, tỷ lệ hàng hóa sử dụng ưu đãi từ C/O mẫu này đã đạt mức bão hòa và không có nhiều biến động qua các năm. Lý giải nguyên nhân, Bộ cho rằng các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như nông sản, thủy sản, gỗ và sản phảm gỗ đều đã đạt ngưỡng tỷ lệ sử dụng cao (trên 60%). Thêm vào đó, mức thuế MFN nhập khẩu của một số nước ASEAN như Malaysia, Singapore, Indonesia đều bằng 0% cũng làm giảm tỷ lệ sử dụng C/O khi xuất khẩu sang thị trường này.
Một trong những FTA đáng chú ý hiện nay là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với nhiều kỳ vọng, nhưng lại có kim ngạch hàng hóa được cấp C/O trong năm 2020 chỉ đạt 1,37 tỷ USD, bằng 4,02% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sang 6 nước thành viên đã phê chuẩn Hiệp định. Nguyên nhân được cho là do hầu hết các nước đối tác đã có FTA với Việt Nam có quy tắc xuất xứ “dễ thở” hơn và nhất là mức thuế xuất ưu đãi hơn so với CPTPP trong những năm đầu Hiệp định này mới có hiệu lực. Chỉ có Mexico và Canada là hai quốc gia đầu tiên có FTA với Việt Nam ghi nhận kim ngạch hàng hóa xuất khẩu được cấp C/O ở mức khá cao so với các thị trường còn lại với lần lượt 867,3 triệu USD và 402 triệu USD, tương đương tỷ lệ 27,45% và 9,2% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sang 2 thị trường này.
Với Hiệp định thương mại Việt Nam - EU (EVFTA), trong vòng một tháng, kể từ ngày 01/8/2020 đến hết 31/8/2020, các tổ chức được ủy quyền đã cấp trên 7.200 bộ C/O mẫu EUR.1 với kim ngạch 277 triệu USD đi 28 nước EU. Trong 5 tháng cuối năm 2020, tổng trị giá C/O mẫu EUR.1 cấp cho hàng hóa xuất khẩu đi 27 nước EU và Anh đã đạt 2,66 tỷ USD, bằng khoảng 14,83% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này. Các mặt hàng đã được cấp C/O mẫu EUR.1 chủ yếu là giày dép, thủy sản, nhựa và các sản phẩm nhựa, cà phê, hàng dệt may, túi xách, va li, rau quả, sản phẩm mây, tre, đan... Dự kiến, tỷ lệ sử dụng ưu đãi từ C/O trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang EU có thể tăng cao hơn nữa trong thời gian tới.
Thực tế cho thấy, doanh nghiệp hiện nay rất nhanh nhạy và nỗ lực thực hiện các yêu cầu theo cam kết trong FTA, nhất là các cam kết về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa để tận dụng các ưu đãi về thuế quan. Để được cấp C/O, doanh nghiệp cần tiến hành thủ tục xin cấp 8 bước từ khâu nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận xuất xứ của doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp đã đăng ký hồ sơ thương nhân cho tổ chức cấp C/O) đến khi được nhận kết quả xử lý hồ sơ trên hệ thống. Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O cũng lại chính là một trong những mối quan ngại lớn đối với doanh nghiệp khi bước chân vào các FTA. Thậm chí trên một số diễn đàn, doanh nghiệp còn ví sự lo lắng trong xin cấp phép C/O với doanh nghiệp không khác gì nỗi lo “con ốm”. Những vấn đề này thường đến từ các thủ tục xoay quanh quá trình đề nghị cấp phép, chỉ khi cầm được chứng nhận trên tay doanh nghiệp mới có thể thở phào nhẹ nhõm và các vấn đề có thể đến từ cả 2 phía là đơn vị xin cấp phép và đơn vị cấp phép.
Khó khăn doanh nghiệp gặp phải thường là vấn đề thời gian cấp phép C/O nhiều khi kéo dài, có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ giao hàng của doanh nghiệp cho đối tác. Nhiều doanh nghiệp chưa tích lũy được kinh nghiệm, chưa nắm được tác dụng và ý nghĩa của C/O, không nắm được rõ hàng hóa của mình đã đủ tiêu chuẩn xin cấp form C/O hay chưa nên không nắm được ưu đãi thuế quan mà nước nhập khẩu dành cho, từ đó đàm phán hay chào giá với khách hàng không đạt được mức giá cạnh tranh.
Đối với cơ quan quản lý và cấp phép, tình trạng gian lận thương mại, gian lận xuất xứ ngày càng gia tăng với nhiểu phương pháp tinh vi cũng ít nhiều gây khó khăn trong quá trình duyệt cấp C/O cho doanh nghiệp. Đáng quan ngại hơn nữa là đã xuất hiện tình trạng doanh nghiệp nước ngoài làm giả hồ sơ C/O xuất khẩu sang thị trường có quan hệ FTA với Việt Nam. Những hình thức gian lận này không chỉ gây khó khăn cho công tác kiểm duyệt mà còn ảnh hưởng đến môi trường thương mại, đến thương hiệu và uy tín của hàng hóa xuất xứ Việt Nam và doanh nghiệp xuất khẩu.
Hiện nay, Việt Nam đang tham gia áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong 3 Hiệp định thương mại tự do là ATIGA, CPTPP và EVFTA. Theo đó, trách nhiệm chứng nhận nguồn gốc của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các nước đối tác thuộc các FTA này sẽ chuyển từ các cơ quan chuyên trách sang doanh nghiệp hoặc nhà nhập khẩu. Doanh nghiệp sẽ tự thực hiện các thủ tục và đáp ứng điều kiện để tuyên bố hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn về nguồn gốc xuất xứ và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của các tuyên bố đó. Cơ chế này được cho là sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp chủ động được thời gian và quy trình hoàn thiện chứng từ thương mại nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mỗi lo ngại về tình trạng gian lận, giả mạo xuất xứ hơn so với cơ chế cấp C/O truyền thống. Trong khi đó, sự xuất hiện của Chứng nhận xuất xứ điện tử (e-C/O) trong thời gian gần đây đã thể hiện được điểm ưu việt về rút ngắn thời gian cấp phép và làm giảm nguy cơ giả mạo chứng nhận một cách hiệu quả. Tuy nhiên, chứng nhận xuất xứ điện tử chỉ được áp dụng với những mặt hàng xuất khẩu không được hưởng ưu đãi thuế quan và chỉ mới áp dụng cho một số thủ tục với ASEAN nên chưa hỗ trợ được nhiều cho cơ quan cấp phép cũng như doanh nghiệp.
Để khắc phục những tồn tại hạn chế trong việc xin và cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O, doanh nghiệp cần phối hợp với cơ quan quản lý và cấp phép để cùng tìm ra và giải quyết vấn đề. Đặc biệt cần nghiêm túc xem xét lại các văn bản quy định pháp luật, tìm ra những điểm bất hợp lý; tăng cường quản lý trong nước để ngăn chặn gian lận thương mại, xuất xứ hàng hóa; đồng thời đào tạo, nâng cao năng lực cho các cán bộ thực hiện các công việc liên quan đến xuất nhập khẩu, kiểm duyệt và cấp C/O. Các cơ quan có thẩm quyền cần phối hợp, liên kết chặt chẽ, kết nối hệ thống trao đổi thông tin dữ liệu giữa Bộ Công thương, VCCI, Hải quan qua Cổng thông tin điện tử quốc gia, khuyến khích các hiệp hội phát hiện và tố giác vi phạm. Song song với đó, doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cung ứng nguồn nguyên liệu nội khối, nghiêm túc thực hiện và chuẩn bị đầy đủ các yêu cầu bắt buộc đáp ứng các cam kết thương mại trong FTA để đẩy nhanh quá trình duyệt cấp C/O./.