Hàn Quốc là một trong số ít các quốc gia tham gia ký kết Hiệp định Thương mại tự do (FTA) cả song phương và đa phương với Việt Nam. Sự hợp tác giữa 2 quốc gia ngày càng được đẩy lên tầm cao mới khi Hàn Quốc luôn nằm trong danh sách các quốc gia có giá trị thương mại và đầu tư lớn nhất vào Việt Nam trong những năm trở lại đây.
Việt Nam là tâm điểm đầu tư từ Hàn Quốc
Nền kinh tế Việt Nam với độ mở lớn, phát triển ổn định, tham gia nhiều FTA, chính sách đầu tư nước ngoài hấp dẫn là những điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nước ngoài lựa chọn làm điểm đến đầu tư sản xuất kinh doanh. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), tính đến tháng 10/2022, có 141 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư (FDI) tại Việt Nam với tổng số vốn lũy kế là 435,2 tỷ USD cho hơn 35 nghìn dự án.
Hàn Quốc hiện nay đang là một trong những đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất của Việt Nam, sau Trung Quốc và Mỹ, với kim ngạch thương mại song phương năm 2021 đạt 78 tỷ USD; là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam (sau Mỹ và Trung Quốc); là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 sau Trung Quốc. Qua 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, kim ngạch thương mại 2 chiều Việt Nam - Hàn Quốc liên tục có sự tăng trưởng mạnh mẽ, từ 500 triệu USD vào năm 1992 lên mức kỷ lục 78 tỷ USD năm 2021. Không chỉ là đối tác thương mại lớn, Hàn Quốc đang là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Năm 2021, Hàn Quốc đứng thứ hai trong danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư lớn vào Việt Nam với gần 5 tỷ USD, chiếm 15,9% tổng vốn đầu tư, tăng 25,4% so với năm 2020. Cũng trong năm này, Hàn Quốc có 1 dự án có giá trị đầu tư lớn thứ 2 trong số các dự án lớn tại Việt Nam là Dự án LG Display Hải Phòng (Hàn Quốc), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 2,15 tỷ USD (trong đó điều chỉnh tăng 1,4 tỷ USD ngày 30/8/2021 và tăng 750 triệu USD ngày 04/02/2021). 10 tháng đầu năm 2022, Hàn Quốc đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 3,9 tỷ USD, chiếm 17,4% tổng vốn đầu tư.
Việt Nam là tâm điểm đầu tư từ Hàn Quốc
Nền kinh tế Việt Nam với độ mở lớn, phát triển ổn định, tham gia nhiều FTA, chính sách đầu tư nước ngoài hấp dẫn là những điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nước ngoài lựa chọn làm điểm đến đầu tư sản xuất kinh doanh. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), tính đến tháng 10/2022, có 141 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư (FDI) tại Việt Nam với tổng số vốn lũy kế là 435,2 tỷ USD cho hơn 35 nghìn dự án.
Hàn Quốc hiện nay đang là một trong những đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất của Việt Nam, sau Trung Quốc và Mỹ, với kim ngạch thương mại song phương năm 2021 đạt 78 tỷ USD; là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam (sau Mỹ và Trung Quốc); là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 sau Trung Quốc. Qua 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, kim ngạch thương mại 2 chiều Việt Nam - Hàn Quốc liên tục có sự tăng trưởng mạnh mẽ, từ 500 triệu USD vào năm 1992 lên mức kỷ lục 78 tỷ USD năm 2021. Không chỉ là đối tác thương mại lớn, Hàn Quốc đang là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Năm 2021, Hàn Quốc đứng thứ hai trong danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư lớn vào Việt Nam với gần 5 tỷ USD, chiếm 15,9% tổng vốn đầu tư, tăng 25,4% so với năm 2020. Cũng trong năm này, Hàn Quốc có 1 dự án có giá trị đầu tư lớn thứ 2 trong số các dự án lớn tại Việt Nam là Dự án LG Display Hải Phòng (Hàn Quốc), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 2,15 tỷ USD (trong đó điều chỉnh tăng 1,4 tỷ USD ngày 30/8/2021 và tăng 750 triệu USD ngày 04/02/2021). 10 tháng đầu năm 2022, Hàn Quốc đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 3,9 tỷ USD, chiếm 17,4% tổng vốn đầu tư.
Ảnh minh họa, nguồn Internet
Có thể nói, Hàn Quốc là đối tác đầu tư lớn nhất của Việt Nam cả về số dự án đầu tư mới, số lượt dự án điều chỉnh vốn cũng như số lượt góp vốn mua cổ phần. Lũy kế đến tháng 10/2022, Hàn Quốc đứng đầu danh sách với hơn 9,4 nghìn dự án lớn nhỏ với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 80,6 tỷ USD (bao gồm cả vốn đăng ký cấp mới và vốn đăng ký điều chỉnh), chiếm 18,5% tổng số vốn FDI của Việt Nam từ trước tới nay. Hàn Quốc đang ngày càng trở thành đối tác đầu tư quan trọng của Việt Nam, với lý do không chỉ vì số lượng vốn lớn, mà còn vì vốn đầu tư từ quốc gia này đang hướng đúng vào mục tiêu chiến lược thu hút vốn FDI của Việt Nam. Các doanh nghiệp Hàn Quốc ở Việt Nam có mặt trong rất nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, như may mặc, điện tử, hạ tầng, năng lượng, ô tô, hàng không vũ trụ, bất động sản, tài chính ngân hàng, startups, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, logistics, dịch vụ... và ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, trong đó có những công ty lớn ở Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh. Doanh nghiệp đầu tư Hàn Quốc góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, xuất khẩu, tạo công ăn, việc làm và bảo đảm an sinh xã hội.
Điển hình, hoạt động của các doanh nghiệp Hàn Quốc đã có những đóng góp khá lớn trong hình thành và phát triển ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam. Kể từ khi Samsung, LG (Hàn Quốc) đầu tư vào Việt Nam với các dự án lớn, ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc và dần giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Chỉ tính riêng năm 2021, trị giá xuất khẩu các mặt hàng điện tử, máy tính và linh kiện, điện thoại và linh kiện của Việt Nam đạt tới 10,8 tỷ USD, trong đó có những đóng góp lớn chủ yếu từ các nhà máy sản xuất do Hàn Quốc đặt tại Việt Nam. Đồng thời, quá trình này thúc đẩy sự ra đời và phát triển hệ thống các nhà kinh doanh, các cửa hàng điện tử khắp nơi trên cả nước, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, kinh tế số của Việt Nam. Bên cạnh đó, công nghiệp hỗ trợ là một trong những lĩnh vực được hưởng lợi khi các nhà cung ứng nội địa dần được đẩy mạnh phát triển, đưa các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Bên cạnh việc góp phần bổ sung cho Việt Nam một lượng vốn đầu tư phát triển thì hàng triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp mà các doanh nghiệp Hàn Quốc đem lại đã giải quyết bài toán việc làm cho người dân. Nguồn nhân lực làm việc tại các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng được cải thiện và nâng cao chất lượng khi được đào tạo chuyên môn, quản lý trước nhu cầu lao động có trình độ kỹ thuật cao của doanh nghiệp. Đặc biệt, với hình thức doanh nghiệp liên doanh với Hàn Quốc, Việt Nam tham gia quản lý cùng các nhà đầu tư nước ngoài nên có điều kiện tiếp cận và học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến của Hàn Quốc về các mặt như: Kinh nghiệm xây dựng và đánh giá dự án, kinh nghiệm tổ chức và điều hành doanh nghiệp, quản lý tài chính, kế toán, quản lý công nghệ, nghiên cứu thị trường, nghệ thuật tiếp thị, tổ chức mạng lưới dịch vụ…
Tận dụng FTA tiếp tục đẩy mạnh đầu tư và thương mại
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và mục tiêu đẩy nhanh coongnghieepj hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030 theo Nghị quyết Đại hội Đảng (khóa XIII) đề ra, Việt Nam cần đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài nói chung và vốn đầu tư từ Hàn Quốc hơn nữa, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao.
Bên cạnh đó, khi Việt Nam đã và đang thực thi các cam kết của Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam với Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) (các hiệp định này bao trùm khoảng 60 nền kinh tế, là các đối tác thương mại chủ chốt chiếm tới 90% kim ngạch thương mại của Việt Nam) hứa hẹn sẽ tạo ra những động lực mới cho tăng trưởng kinh tế Việt nam nói chung và cơ hội tạo sự bứt phá tăng trưởng cho doanh nghiệp FDI Hàn Quốc tại Việt Nam nói riêng.
Theo Bộ Công Thương, tỷ lệ tận dụng C/O ưu đãi theo cả 2 hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) để xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc những năm gần đây đều đạt trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu. Chỉ tính riêng năm 2020, tỷ lệ sử dụng form AK (của Hiệp định AKFTA) và form VK (của Hiệp định VKFTA) đã là 52,1% với kim ngạch xuất khẩu có trị giá 9,9 tỷ USD trong tổng số 19,1 tỷ USD trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc. Năm 2021, tỷ lệ này là 50,9% với 11,8 tỷ USD trong tổng số 21,9 tỷ USD.
Hiệp định VKFTA gồm 17 chương, 208 điều, 15 phụ lục và 1 thỏa thuận thực thi quy định, với các nội dung chính gồm: Thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ (bao gồm các Phụ lục về dịch vụ viễn thông, dịch vụ tài chính, di chuyển thể nhân), đầu tư, sở hữu trí tuệ, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), quy tắc xuất xứ, thuận lợi hóa hải quan, phòng vệ thương mại, hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương mại điện tử, cạnh tranh, hợp tác kinh tế, thể chế và pháp lý. Để thực thi hiệu quả VKFTA, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc đã thành lập Ủy ban thực thi Hiệp định cấp Bộ trưởng. Ủy ban thực thi Hiệp định với vai trò quan trọng thúc đẩy hợp tác chặt chẽ, giúp 2 nước tận dụng tốt các cam kết từ VKFTA, có những đóng góp tích cực vào mối quan hệ song phương giữa 2 nước về thương mại và đầu tư. Về thương mại, các mặt hàng Hàn Quốc và Việt Nam cam kết cắt giảm thuế đều có mức tăng trưởng tốt về kim ngạch xuất khẩu. Đối với Việt Nam là thủy sản, dệt may, đồ gỗ và sản phẩm gỗ, giày dép các loại, xơ, sợi dệt các loại, rau quả. Đối với Hàn Quốc là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; nguyên phụ liệu dệt may, da giày; dây điện và cáp điện…
Với những thành tựu về thương mại và đầu tư đã đạt được, cả 2 nước Việt Nam và Hàn Quốc vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh hợp tác đầu tư, hướng tới kỷ niệm 30 năm quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc. Hai nước đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD vào năm 2023 và 150 tỷ USD vào năm 2030 theo hướng cân bằng, bền vững, trong đó tăng lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Hàn Quốc. Ngoài ra, Việt Nam được phía Hàn Quốc đánh giá cao về môi trường đầu tư và sự hỗ trợ của chính quyền các địa phương, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19. Điều này đã tạo thêm những ấn tượng tốt đẹp về môi trường đầu tư kinh doanh trong mắt các nhà đầu tư Hàn Quốc, tạo động lực để những nhà đầu tư còn đang băn khoăn, chần chừ có thể quyết tâm trao gửi niềm tin vào Việt Nam.
Trong bối cảnh tình hình thế giới vẫn diễn biến phức tạp và nhiều rủi ro, bất ổn, song Việt Nam tiếp tục được đánh giá là một trong số ít nền kinh tế duy trì được đà tăng trưởng cao. Trong tương lai, chiến lược đầu tư của Hàn Quốc dự kiến sẽ có thay đổi theo hướng mở rộng địa bàn đầu tư, phù hợp với lợi thế của từng địa phương, đi đôi với việc chủ động bản địa hóa và chuyển giao công nghệ. Điều này cũng đặt ra những yêu cầu mới đối với doanh nghiệp Việt Nam trong việc cần có sự thay đổi, đi trước đón đầu xu thế đầu tư để phát triển. Đối với các địa phương, cần thuận lợi hóa, phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương, tận dụng lợi thế Việt Nam đang là điểm đầu tư hấp dẫn để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài nói chung và nguồn vốn từ Hàn Quốc nói riêng Mặt khác, với cán cân thương mại 2 nước hiện nay, Việt Nam đang nhập siêu lớn từ Hàn Quốc, vì vậy, doanh nghiệp cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh để nâng cao hơn nữa tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường lớn này./.
Duy Hưng