Thúc đẩy tài chính toàn diện là một trong những nội dung quan trọng được Đảng và Nhà nước đẩy mạnh, với mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau” về tiếp cận tài chính, để mọi người dân đều được thụ hưởng thành quả của tăng trưởng kinh tế - xã hội. Thời gian qua, Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện chính sách, khung khổ pháp lý và đẩy mạnh phát triển tín dụng toàn diện, qua đó tạo điều kiện cho nhóm người khó khăn, yếu thế, các doanh nghiệp quy mô nhỏ tiếp cận dễ dàng hơn với các khoản vay tín dụng, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nhằm hướng tới một xã hội ổn định, công bằng và thịnh vượng.
Thúc đẩy tài chính toàn diện là một trong những nội dung quan trọng được Nhà nước quan tâm
Tài chính toàn diện là việc mọi người dân và doanh nghiệp được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính một cách thuận tiện, phù hợp nhu cầu, với chi phí hợp lý, được cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững, trong đó chú trọng đến nhóm người nghèo, người thu nhập thấp, người yếu thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ.
Thúc đẩy tài chính toàn diện là một trong những nội dung quan trọng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đẩy mạnh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Ngày 22/01/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 149/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Chiến lược đặt mục tiêu, đến cuối năm 2025, ít nhất 80% người trưởng thành có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác; tiến tới mục tiêu mỗi người trưởng thành có ít nhất một tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác vào năm 2030; ít nhất 50% tổng số xã có điểm cung ứng dịch vụ tài chính; ít nhất 25 - 30% người trưởng thành gửi tiết kiệm tại tổ chức tín dụng; số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt tốc độ tăng 20 - 25% hàng năm...
Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là văn bản pháp lý quan trọng, tạo thuận lợi cho mọi người dân và doanh nghiệp (đặc biệt là những đối tượng chưa được tiếp cận hoặc ít được tiếp cận; người dân sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; người nghèo, người thu nhập thấp, phụ nữ và những đối tượng yếu thế khác) được tiếp cận những nguồn lực tài chính cần thiết cho phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống.
Sau hơn 3 năm, tình hình thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Trước hết, khuôn khổ pháp lý về tài chính toàn diện không ngừng được hoàn thiện, cơ sở hạ tầng tài chính được đầu tư nâng cấp, tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu của Chiến lược. Từ năm 2020 đến nay, hàng loạt văn bản thúc đẩy tài chính toàn diện được ban hành như: Nghị định số 147/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương; Nghị định số 45/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã; Quyết định số 02/2021/QĐ-TTg ngày 21/01/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg ngày 21/7/2015 về tín dụng đối với các hộ mới thoát nghèo; Quyết định số 316/QĐ-TTg ngày 9/3/2021 về việc phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ; Quyết định 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 về việc phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025...
Trước sự lan tỏa mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều văn bản mới liên quan đến cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tài chính, nhất là các dịch vụ tài chính số cũng được ban hành, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai các giải pháp đột phá, nhằm tạo thêm cơ hội tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính cho các đối tượng mục tiêu của tài chính toàn diện.
Điều đáng nói là mục tiêu tài chính toàn diện được lồng ghép vào các chương trình, kế hoạch hoạt động của các bộ, ngành, địa phương, tạo sự lan tỏa cả về phạm vi và quy mô triển khai của Chiến lược. Ví dụ như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lồng ghép các mục tiêu tài chính toàn diện vào 3 Chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, Giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững, Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Các tỉnh, thành phố cũng chủ động thực hiện lồng ghép các mục tiêu tài chính toàn diện vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm; kế hoạch thực hiện xây dựng nông thôn mới hàng năm của địa phương.
Sự vào cuộc mạnh mẽ của các ngân hàng và tổ chức tín dụng
Bên cạnh kết quả trên, hệ thống các tổ chức tín dụng ngày càng mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch; đồng thời tổ chức sắp xếp lại mạng lưới hoạt động theo hướng chuyển các chi nhánh, phòng giao dịch từ nơi có mật độ mạng lưới lớn, hoạt động chưa hiệu quả sang các địa bàn có mạng lưới giao dịch mỏng hoặc chưa có chi nhánh, phòng giao dịch. Mạng lưới hệ thống máy giao dịch tự động (ATM) được bố trí, sắp xếp lại hợp lý, hiệu quả hơn, hướng tới những địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa – khu vực có điều kiện kinh tế chưa phát triển.
Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những giải pháp thúc đẩy tài chính toàn diện nước ta, nhằm bao phủ dịch vụ thanh toán, tín dụng đến số đông người dân. Thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025, song song với việc đẩy mạnh hoạt động thanh toán bằng các phương tiện giao dịch như séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, các tổ chức phát hành thẻ đã chủ động nghiên cứu mở rộng phát hành thẻ ngân hàng, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thẻ nội địa gắn với thương hiệu thẻ của Việt Nam như thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước... Trong đó, thẻ tín dụng nội địa được đánh giá là công cụ đắc lực, mở thêm đường tiếp cận tài chính toàn diện cho nhóm khách hàng phổ thông hoặc lần đầu tiên tiếp cận sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng. Sử dụng sản phẩm, dịch vụ thẻ tín dụng nội địa cho phép người dân sống, làm việc ở vùng nông thôn có cơ hội tiếp cận, sử dụng dịch vụ tài chính cá nhân hữu ích như chi trả sinh hoạt hàng ngày, thanh toán hóa đơn, chuyển tiền, mua hàng trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử trong nước, đóng bảo hiểm,… với chi phí thấp. Bên cạnh đó, thông qua chức năng chi tiêu trước trả tiền sau, thẻ tín dụng nội địa còn là phương thức hiệu quả giúp người dân có thể tiếp cận nguồn vốn vay chính thức từ các ngân hàng và công ty tài chính, đặc biệt trong các trường hợp phát sinh nhu cầu tài chính cá nhân đột xuất, mà không phải tìm đến hình thức vay tín dụng đen với lãi suất cao. Để khuyến khích người dân và doanh nghiệp sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua bán hàng hóa, các tổ chức tín dụng cũng tăng cường thiết bị chấp nhận thẻ (POS) tại các điểm bán hàng trên cả nước.
Cùng với đó, các tổ chức tín dụng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ tài chính, nhất là các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản, hướng đến đối tượng mục tiêu của tài chính toàn diện. Trong thời gian qua, nhiều sản phẩm, dịch vụ, tiện ích mới, hiện đại được triển khai, góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện, như: Dịch vụ mở tài khoản trực tuyến bằng phương thức điện tử eKYC; Triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (dịch vụ Mobile Money); Dịch vụ tiền gửi tiết kiệm trực tuyến với cách thức gửi tiền đa dạng, linh hoạt; Dịch vụ chuyển tiền, thanh toán hóa đơn các dịch vụ cơ bản của gia đình như điện, nước, thẻ điện thoại, truyền hình cáp, mua sắm trực tuyến, thanh toán trực tuyến thuế, phí, lệ phí, bảo hiểm xã hội trên Cổng dịch vụ công quốc gia; Các sản phẩm cho vay tiêu dùng có lãi suất hợp lý; Đầu tư, vay vốn, tài trợ thương mại trên các kênh số; Dịch vụ chăm sóc khách hàng tự động với công nghệ AI;… Sự đa dạng của sản phẩm đã giúp dịch vụ tài chính số đạt tốc độ tăng trưởng cao. Theo số liệu của Ngân hàng nhà nước, trong 5 tháng đầu năm 2023, số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 52,35% so với cùng kỳ năm 2022; giao dịch qua kênh Internet tăng 75,54% về số lượng và 1,77% về giá trị; tương tự, qua kênh điện thoại di động tăng 64,26% và 7,65%; qua phương thức QR code tăng 151,14% và 30,41%; qua POS tăng 30,35% và 27,27%.
Thúc đẩy tài chính toàn diện là một trong những nội dung quan trọng được Nhà nước quan tâm
Tài chính toàn diện là việc mọi người dân và doanh nghiệp được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính một cách thuận tiện, phù hợp nhu cầu, với chi phí hợp lý, được cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững, trong đó chú trọng đến nhóm người nghèo, người thu nhập thấp, người yếu thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ.
Thúc đẩy tài chính toàn diện là một trong những nội dung quan trọng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đẩy mạnh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Ngày 22/01/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 149/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Chiến lược đặt mục tiêu, đến cuối năm 2025, ít nhất 80% người trưởng thành có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác; tiến tới mục tiêu mỗi người trưởng thành có ít nhất một tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác vào năm 2030; ít nhất 50% tổng số xã có điểm cung ứng dịch vụ tài chính; ít nhất 25 - 30% người trưởng thành gửi tiết kiệm tại tổ chức tín dụng; số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt tốc độ tăng 20 - 25% hàng năm...
Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là văn bản pháp lý quan trọng, tạo thuận lợi cho mọi người dân và doanh nghiệp (đặc biệt là những đối tượng chưa được tiếp cận hoặc ít được tiếp cận; người dân sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; người nghèo, người thu nhập thấp, phụ nữ và những đối tượng yếu thế khác) được tiếp cận những nguồn lực tài chính cần thiết cho phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống.
Sau hơn 3 năm, tình hình thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Trước hết, khuôn khổ pháp lý về tài chính toàn diện không ngừng được hoàn thiện, cơ sở hạ tầng tài chính được đầu tư nâng cấp, tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu của Chiến lược. Từ năm 2020 đến nay, hàng loạt văn bản thúc đẩy tài chính toàn diện được ban hành như: Nghị định số 147/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương; Nghị định số 45/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã; Quyết định số 02/2021/QĐ-TTg ngày 21/01/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg ngày 21/7/2015 về tín dụng đối với các hộ mới thoát nghèo; Quyết định số 316/QĐ-TTg ngày 9/3/2021 về việc phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ; Quyết định 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 về việc phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025...
Trước sự lan tỏa mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều văn bản mới liên quan đến cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tài chính, nhất là các dịch vụ tài chính số cũng được ban hành, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai các giải pháp đột phá, nhằm tạo thêm cơ hội tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính cho các đối tượng mục tiêu của tài chính toàn diện.
Điều đáng nói là mục tiêu tài chính toàn diện được lồng ghép vào các chương trình, kế hoạch hoạt động của các bộ, ngành, địa phương, tạo sự lan tỏa cả về phạm vi và quy mô triển khai của Chiến lược. Ví dụ như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lồng ghép các mục tiêu tài chính toàn diện vào 3 Chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, Giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững, Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Các tỉnh, thành phố cũng chủ động thực hiện lồng ghép các mục tiêu tài chính toàn diện vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm; kế hoạch thực hiện xây dựng nông thôn mới hàng năm của địa phương.
Sự vào cuộc mạnh mẽ của các ngân hàng và tổ chức tín dụng
Bên cạnh kết quả trên, hệ thống các tổ chức tín dụng ngày càng mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch; đồng thời tổ chức sắp xếp lại mạng lưới hoạt động theo hướng chuyển các chi nhánh, phòng giao dịch từ nơi có mật độ mạng lưới lớn, hoạt động chưa hiệu quả sang các địa bàn có mạng lưới giao dịch mỏng hoặc chưa có chi nhánh, phòng giao dịch. Mạng lưới hệ thống máy giao dịch tự động (ATM) được bố trí, sắp xếp lại hợp lý, hiệu quả hơn, hướng tới những địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa – khu vực có điều kiện kinh tế chưa phát triển.
Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những giải pháp thúc đẩy tài chính toàn diện nước ta, nhằm bao phủ dịch vụ thanh toán, tín dụng đến số đông người dân. Thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025, song song với việc đẩy mạnh hoạt động thanh toán bằng các phương tiện giao dịch như séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, các tổ chức phát hành thẻ đã chủ động nghiên cứu mở rộng phát hành thẻ ngân hàng, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thẻ nội địa gắn với thương hiệu thẻ của Việt Nam như thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước... Trong đó, thẻ tín dụng nội địa được đánh giá là công cụ đắc lực, mở thêm đường tiếp cận tài chính toàn diện cho nhóm khách hàng phổ thông hoặc lần đầu tiên tiếp cận sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng. Sử dụng sản phẩm, dịch vụ thẻ tín dụng nội địa cho phép người dân sống, làm việc ở vùng nông thôn có cơ hội tiếp cận, sử dụng dịch vụ tài chính cá nhân hữu ích như chi trả sinh hoạt hàng ngày, thanh toán hóa đơn, chuyển tiền, mua hàng trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử trong nước, đóng bảo hiểm,… với chi phí thấp. Bên cạnh đó, thông qua chức năng chi tiêu trước trả tiền sau, thẻ tín dụng nội địa còn là phương thức hiệu quả giúp người dân có thể tiếp cận nguồn vốn vay chính thức từ các ngân hàng và công ty tài chính, đặc biệt trong các trường hợp phát sinh nhu cầu tài chính cá nhân đột xuất, mà không phải tìm đến hình thức vay tín dụng đen với lãi suất cao. Để khuyến khích người dân và doanh nghiệp sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua bán hàng hóa, các tổ chức tín dụng cũng tăng cường thiết bị chấp nhận thẻ (POS) tại các điểm bán hàng trên cả nước.
Cùng với đó, các tổ chức tín dụng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ tài chính, nhất là các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản, hướng đến đối tượng mục tiêu của tài chính toàn diện. Trong thời gian qua, nhiều sản phẩm, dịch vụ, tiện ích mới, hiện đại được triển khai, góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện, như: Dịch vụ mở tài khoản trực tuyến bằng phương thức điện tử eKYC; Triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (dịch vụ Mobile Money); Dịch vụ tiền gửi tiết kiệm trực tuyến với cách thức gửi tiền đa dạng, linh hoạt; Dịch vụ chuyển tiền, thanh toán hóa đơn các dịch vụ cơ bản của gia đình như điện, nước, thẻ điện thoại, truyền hình cáp, mua sắm trực tuyến, thanh toán trực tuyến thuế, phí, lệ phí, bảo hiểm xã hội trên Cổng dịch vụ công quốc gia; Các sản phẩm cho vay tiêu dùng có lãi suất hợp lý; Đầu tư, vay vốn, tài trợ thương mại trên các kênh số; Dịch vụ chăm sóc khách hàng tự động với công nghệ AI;… Sự đa dạng của sản phẩm đã giúp dịch vụ tài chính số đạt tốc độ tăng trưởng cao. Theo số liệu của Ngân hàng nhà nước, trong 5 tháng đầu năm 2023, số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 52,35% so với cùng kỳ năm 2022; giao dịch qua kênh Internet tăng 75,54% về số lượng và 1,77% về giá trị; tương tự, qua kênh điện thoại di động tăng 64,26% và 7,65%; qua phương thức QR code tăng 151,14% và 30,41%; qua POS tăng 30,35% và 27,27%.
Một số tổ chức tín dụng triển khai các chương trình tín dụng đặc thù, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn
phục vụ doanh nghiệp, người dân đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn
phục vụ doanh nghiệp, người dân đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đặc biệt, một số tổ chức tín dụng đã chủ động cân đối nguồn vốn, triển khai các chương trình tín dụng đặc thù, để đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ doanh nghiệp, người dân đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn với mức trần lãi suất thấp hơn khoảng 1 - 2% so với lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác; đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh, tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, tích cực tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, dịch Covid-19 thông qua việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ, cho vay mới với lãi suất phù hợp, để khách hàng khôi phục, phát triển sản xuất kinh doanh.
Hướng đến tài chính toàn diện, Ngân hàng nhà nước Việt Nam còn mở rộng đối tượng được mở tài khoản thanh toán và sử dụng thẻ ngân hàng. Theo đó, tổ chức sử dụng thẻ ngân hàng theo quy định hiện hành có thể có hoặc không có tư cách pháp nhân, đối với cá nhân sử dụng thẻ ngân hàng bao gồm những người từ đủ 15 tuổi trở lên không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Ngoài ra, người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự cũng được sử dụng thẻ ngân hàng với tư cách là chủ thẻ phụ nếu được người đại diện theo pháp luật của mình đồng ý bằng văn bản về việc sử dụng thẻ.
Thêm vào đó, các quy định về thủ tục mở tài khoản thanh toán và phát hành thẻ ngân hàng ngày càng đơn giản hơn với chi phí thấp, thậm chí không thu phí mở tài khoản và phát hành thẻ, miễn phí quản lý tài khoản, phí thường niên hoặc phí rút tiền đối với một số đối tượng sử dụng thẻ.
Thách thức và giải pháp thúc đẩy tài chính toàn diện
Nhìn lại hơn 3 năm triển khai thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện có thể nói, khả năng tiếp cận tài chính của các đối tượng mục tiêu đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, đó là: Khuôn khổ pháp lý hiện hành vẫn cần thay đổi để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, nhất là trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, kéo theo sự phát triển liên tục các sản phẩm, dịch vụ tài chính mới dựa trên đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ số và đi kèm với đó là nhiều rủi ro. Mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, hệ thống POS/ATM của các tổ chức tín dụng phân bố tại các địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa vẫn còn hạn chế. Còn thiếu các sản phẩm, dịch vụ tài chính đặc thù, tiện lợi với chi phí thấp; một số sản phẩm, dịch vụ tài chính cung ứng, nhất là dịch vụ tài chính số chưa thực sự phù hợp với nhu cầu của đối tượng mục tiêu của tài chính toàn diện là người nghèo, thu nhập thấp, sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu xa.
Chặng đường thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện vẫn còn khá dài với không ít khó khăn và thách thức đang ở phía trước. Trong thời gian tới, để triển khai thực hiện hiệu quả Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2023, nhằm thúc đẩy nền kinh tế nhanh chóng phục hồi và phát triển bền vững, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ, triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:
Một là, tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, nhằm tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy sự phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới cũng như nâng cao năng lực quản lý giám sát, đảm bảo an toàn hệ thống; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo.
Hai là, tiếp tục hoàn thiện và tăng cường kết nối hạ tầng thanh toán phục vụ cho các giao dịch thanh toán điện tử trong nền kinh tế; đẩy nhanh việc khai thác kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu quốc gia về căn cước công dân phục vụ xác minh thông tin khách hàng, giúp các tổ chức tín dụng tăng cường phát triển các sản phẩm, dịch vụ tài chính số.
Ba là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của xã hội về tài chính toàn diện và các nhiệm vụ thực hiện các mục tiêu của tài chính toàn diện.
Bốn là, tiếp tục nghiên cứu, lồng ghép các mục tiêu tài chính toàn diện vào các chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương; thúc đẩy hợp tác quốc tế, tận dụng hỗ trợ của các quốc gia và tổ chức quốc tế trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam.
Năm là, các tổ chức tín dụng cần tiếp tục sắp xếp, mở rộng độ bao phủ mạng lưới hoạt động cũng như năng lực cung ứng dịch vụ tại các địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn. Nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ tài chính; có những chính sách, giải pháp và những sản phẩm, dịch vụ tài chính đặc thù, phù hợp với khách hàng là đối tượng mục tiêu của tài chính toàn diện. Tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ các đối tượng này tiếp cận các nguồn lực và dịch vụ tài chính để phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, nâng cao phúc lợi xã hội, đồng thời tăng cường bảo vệ người tiêu dùng tài chính.
Các giải pháp trên sẽ giúp Việt Nam hoàn thành mục tiêu Chiến lược tài chính toàn diện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đề ra, đóng góp tích cực vào tiến trình đạt được mục tiêu tăng trưởng bao trùm mà Việt Nam đang theo đuổi, để mọi người dân đều được thụ hưởng thành quả của tăng trưởng và không để ai bị bỏ lại phía sau, từ đó thúc đẩy việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đến năm 2030./.
Kim Hải