Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng Mười và 10 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê vừa công bố, kinh tế cả nước tiếp tục có nhiều điểm sáng.
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng cao 8,3% so với cùng kỳ
Tháng 10/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp cả nước tiếp tục xu hướng tích cực, ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp tháng Mười năm 2024 tăng 4,0% so với tháng trước và tăng 7,0% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2023 (chỉ là 0,5%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 9,6% (cùng kỳ năm 2023 tăng 0,5%), đóng góp 8,3 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 10,3%, đóng góp 0,9 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 9,5%, đóng góp 0,2 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 7,2%, làm giảm 1,1 điểm phần trăm trong mức tăng chung.
Chỉ số sản xuất 10 tháng năm 2024 của một số ngành công nghiệp trọng điểm cấp 2 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 26,3%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 24,8%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 16,0%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 14,6%; sản xuất xe có động cơ tăng 14,0%; dệt tăng 12,1%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 11,9%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 11,4%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 8,8%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 7,5%.
Tuy nhiên, bên cạnh đó có một số ngành có chỉ số IIP tăng thấp hoặc giảm là: Sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 3,0%; sản xuất đồ uống tăng 0,9%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 11,8%; khai thác than cứng và than non giảm 5,9%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị giảm 3,9%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 0,4%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 59 địa phương (trong đó 10 địa phương có chỉ số IIP 10 tháng tăng cao nhất là: Lai Châu, Phú Thọ, Trà Vinh, Khánh Hòa, Sơn La, Bắc Giang, Điện Biên, Cao Bằng, Thanh Hóa, Quảng Nam; và giảm ở 04 địa phương: Gia Lai, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh, Lạng Sơn).
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng cao 8,3% so với cùng kỳ
Tháng 10/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp cả nước tiếp tục xu hướng tích cực, ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp tháng Mười năm 2024 tăng 4,0% so với tháng trước và tăng 7,0% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2023 (chỉ là 0,5%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 9,6% (cùng kỳ năm 2023 tăng 0,5%), đóng góp 8,3 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 10,3%, đóng góp 0,9 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 9,5%, đóng góp 0,2 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 7,2%, làm giảm 1,1 điểm phần trăm trong mức tăng chung.
Chỉ số sản xuất 10 tháng năm 2024 của một số ngành công nghiệp trọng điểm cấp 2 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 26,3%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 24,8%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 16,0%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 14,6%; sản xuất xe có động cơ tăng 14,0%; dệt tăng 12,1%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 11,9%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 11,4%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 8,8%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 7,5%.
Tuy nhiên, bên cạnh đó có một số ngành có chỉ số IIP tăng thấp hoặc giảm là: Sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 3,0%; sản xuất đồ uống tăng 0,9%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 11,8%; khai thác than cứng và than non giảm 5,9%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị giảm 3,9%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 0,4%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 59 địa phương (trong đó 10 địa phương có chỉ số IIP 10 tháng tăng cao nhất là: Lai Châu, Phú Thọ, Trà Vinh, Khánh Hòa, Sơn La, Bắc Giang, Điện Biên, Cao Bằng, Thanh Hóa, Quảng Nam; và giảm ở 04 địa phương: Gia Lai, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh, Lạng Sơn).
Một số địa phương như Lai Châu, Phú Thọ, Bắc Giang... có chỉ số IIP đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện; ngành khai khoáng tăng cao. Trong khi đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và ngành sản xuất, phân phối điện tăng thấp hoặc giảm cũng chính là nguyên nhân khiến một số địa phương có chỉ số IIP tăng thấp hoặc giảm.
Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 10 tháng năm 2024 tăng so với cùng kỳ năm trước là: Thép thanh, thép góc tăng 21,8%; xăng dầu tăng 17,6%; thép cán tăng 16,4%; ô tô tăng 15,8%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 15,0%; đường kính tăng 14,5%; sữa bột tăng 12,8%; phân hỗn hợp NPK tăng 11,5%. Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước: Khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 17,3%; khí hóa lỏng LPG giảm 14,6%; than (than sạch) giảm 5,9%; dầu mỏ thô khai thác giảm 5,8%; điện thoại di động giảm 5,6%; bia giảm 2,6%; alumin giảm 1,9%.
Doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh
Trong tháng Mười, số lượng doanh nghiệp mới trên cả nước tăng mạnh với gần 14,2 nghìn doanh nghiệp, có số vốn đăng ký là hơn 153,5 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký gần 80,5 nghìn lao động, tăng 26,5% về số doanh nghiệp, tăng 65,4% về vốn đăng ký và tăng 27,8% về số lao động so với tháng 9/2024. Cũng trong tháng Mười, cả nước có gần 8,7 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 33,5% so với tháng trước và tăng 53,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Tính chung 10 tháng năm 2024, cả nước có gần 136,1 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là gần 1.312,1 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký gần 815,6 nghìn lao động, tăng 1,9% về số doanh nghiệp, tăng 4,1% về vốn đăng ký và giảm 8,7% về số lao động so với cùng kỳ năm trước. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 10 tháng năm 2024 đạt 9,6 tỷ đồng, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2023. Bên cạnh đó, cả nước có hơn 66,2 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (tăng 27,7% so với cùng kỳ năm 2023), nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong 10 tháng năm 2024 lên hơn 202,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2023. Bình quân một tháng có hơn 20,2 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tăng 8,8%
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 31/10/2024 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 27,26 tỷ USD, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn đăng ký cấp mới có 2.743 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 15,23 tỷ USD, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước về số dự án và giảm 2,5% về số vốn đăng ký. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 9,79 tỷ USD, chiếm 64,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 3,24 tỷ USD, chiếm 21,3%; các ngành còn lại đạt 2,2 tỷ USD, chiếm 14,5%.
Trong số 76 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 10 tháng năm 2024, Xin-ga-po là nhà đầu tư lớn nhất với 4,98 tỷ USD, chiếm 32,7% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hàn Quốc 2,08 tỷ USD, chiếm 13,7%; Trung Quốc 2,07 tỷ USD, chiếm 13,6%.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh kinh tế cả nước 10 tháng năm 2024, ước đạt 19,58 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó phần lớn là trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, đạt 15,8 tỷ USD, chiếm 80,7% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cả nước.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu duy trì đà tăng
Trong tháng Mười, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 69,19 tỷ USD, tăng 5,1% so với tháng trước và tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 335,59 tỷ USD, tăng 14,9%; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 312,28 tỷ USD, tăng 16,8%. Như vậy, sau 10 tháng cán cân thương mại Việt Nam giữ vững trạng thái xuất siêu 23,31 tỷ USD.
Trong 10 tháng năm 2024, có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,6% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66,5%); 42 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 92,1% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 4 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 48,3%).
Trong 2 tháng còn lại của năm 2024, xuất khẩu hàng hóa được các chuyên gia đánh giá vẫn còn dư địa tăng trưởng bởi nhu cầu tiêu thụ cuối năm tại các thị trường truyền thống như Mỹ và EU vẫn khá lớn, thị trường xuất khẩu thuộc các FTA tiếp tục có tác động tích cực, mặc dù các xung đột địa chính trị đang diễn ra ảnh hưởng trực tiếp đến chuỗi cung ứng, giá cước vận tải biển cao...
Khách quốc tế đến Việt Nam tăng ấn tượng
Nhờ chính sách thị thực thuận lợi, các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch được đẩy mạnh cùng với những giải thưởng du lịch danh giá được các tổ chức quốc tế trao tặng, Việt Nam ngày càng thu hút lượng lớn khách quốc tế.
Trong tháng Mười - tháng đánh dấu mùa cao điểm của khách quốc tế đến Việt Nam, đã có 1,42 triệu lượt khách quốc tế đến, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lượng khách đến từ thị trường khách châu Âu có xu hướng tăng mạnh.
Tính chung 10 tháng năm 2024, khách quốc tế đến Việt Nam cán mốc 14,1 triệu lượt người, tăng 41,3% so với cùng kỳ năm trước. Quý IV hằng năm là mùa cao điểm đón khách du lịch quốc tế bởi thời tiết dễ chịu, thuận lợi cho hoạt động tham quan du lịch, với đà tăng như hiện nay mục tiêu thu hút 17-18 triệu lượt khách quốc tế được đánh giá là khả thi./.
10 tháng năm 2024, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 14,1 triệu lượt người,
tăng ấn tượng 41,3% so với cùng kỳ năm trước
tăng ấn tượng 41,3% so với cùng kỳ năm trước
P.V