Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu với 444/446 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 92,69% tổng số đại biểu Quốc hội.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu gồm 6 điều; sửa đổi, bổ sung 119 điều, khoản và 3 phụ lục của 4 Luật; lược bỏ cơ bản các nội dung quy định cụ thể, chi tiết thuộc thẩm quyền của Chính phủ, tạo thuận lợi cho việc phân cấp, phân quyền, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và bảo đảm phù hợp với thực tiễn.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, trên cơ sở ý kiến của các đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý và hoàn thiện Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 Luật trên trước khi trình Quốc hội thông qua.
Theo đó, để bảo đảm tính đồng bộ, kế thừa và hệ thống giữa các quy hoạch, tránh điều chỉnh tùy tiện, ảnh hưởng đến quan điểm, mục tiêu của quy hoạch, việc điều chỉnh quy hoạch ngành quốc gia cần tuân thủ các căn cứ, điều kiện cụ thể được quy định tại Luật Quy hoạch, không quy định việc điều chỉnh quy hoạch ngành quốc gia theo trình tự, thủ tục rút gọn tại các luật chuyên ngành.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu gồm 6 điều; sửa đổi, bổ sung 119 điều, khoản và 3 phụ lục của 4 Luật; lược bỏ cơ bản các nội dung quy định cụ thể, chi tiết thuộc thẩm quyền của Chính phủ, tạo thuận lợi cho việc phân cấp, phân quyền, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và bảo đảm phù hợp với thực tiễn.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, trên cơ sở ý kiến của các đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý và hoàn thiện Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 Luật trên trước khi trình Quốc hội thông qua.
Theo đó, để bảo đảm tính đồng bộ, kế thừa và hệ thống giữa các quy hoạch, tránh điều chỉnh tùy tiện, ảnh hưởng đến quan điểm, mục tiêu của quy hoạch, việc điều chỉnh quy hoạch ngành quốc gia cần tuân thủ các căn cứ, điều kiện cụ thể được quy định tại Luật Quy hoạch, không quy định việc điều chỉnh quy hoạch ngành quốc gia theo trình tự, thủ tục rút gọn tại các luật chuyên ngành.
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư,
Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu
Để bảo đảm thống nhất và tránh gây xáo trộn, tạo thuận lợi trong triển khai dự án tại các địa phương đang thực hiện theo Luật Thủ đô và các Nghị quyết đặc thù, Luật sửa 4 Luật đã tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý bổ sung quy định xử lý chuyển tiếp, cho phép HĐND cấp tỉnh, thành phố đang áp dụng quy định đặc thù được quyền lựa chọn áp dụng quy định đặc thù hoặc quy định của Luật này; bãi bỏ Điều 39 và Điều 40 của Luật Thủ đô nhằm tạo điều kiện cho các dự án PPP trên địa bàn TP. Hà Nội được áp dụng thống nhất theo các quy định về dự án PPP. Đồng thời, để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hợp nhất các nội dung sửa đổi Luật Đầu tư, Luật Quy hoạch trong các dự thảo Luật có liên quan trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 vào Luật sửa 4 Luật.
Đối với việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 Luật đã sửa đổi quy định áp dụng Luật Đấu thầu đối với các dự án sử dụng nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi. Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Đấu thầu, yêu cầu trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi đàm phán, ký điều ước quốc tế, thỏa thuận vay có quy định về đấu thầu khác hoặc chưa được quy định tại Luật, điều này sẽ kéo dài quá trình đàm phán, ký kết, phát sinh thêm thủ tục hành chính, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án. Để giải quyết vướng mắc trên, Luật sửa 4 Luật đã chuyển thẩm quyền này từ Ủy ban Thường vụ Quốc hội sang Chính phủ, tạo thuận lợi cho việc huy động vốn, phù hợp với thực tiễn trong quá trình đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế, thỏa thuận vay. Quy định này cũng giúp giải quyết các vướng mắc liên quan đến đấu thầu trong nước, đấu thầu quốc tế, đấu thầu hạn chế theo quy định ràng buộc của nhà tài trợ.
Về lựa chọn nhà thầu và nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt, Luật sửa 4 Luật đã chỉnh lý Điều 29 Luật Đấu thầu theo hướng quy định nguyên tắc áp dụng lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt và giao Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Đồng thời, để đáp ứng yêu cầu triển khai các dự án đặc thù, không thể thực hiện qua đấu thầu thông thường, Luật sửa 4 Luật đã bổ sung Điều 34a quy định về lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt theo hướng quy định nguyên tắc và giao Chính phủ quy định chi tiết Điều này nhằm bảo đảm linh hoạt, kịp thời sửa đổi, bổ sung khi cần thiết, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Bên cạnh đó, Luật sửa 4 Luật đã chỉnh lý nâng hạn mức chỉ định thầu từ 100 triệu lên 300 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm không hình thành dự án, đồng thời không phân biệt hạn mức chỉ định thầu giữa các gói thầu sử dụng nguồn vốn chi thường xuyên và vốn đầu tư công; bổ sung trường hợp chỉ định thầu đối với gói thầu khai quật khảo cổ, phục hồi di tích cấp quốc gia, di tích cấp quốc gia đặc biệt và di sản văn hóa thế giới; sửa đổi quy định bảo đảm cạnh tranh giữa nhà thầu tham dự thầu và nhà thầu tư vấn trong cùng gói thầu đối với các gói thầu thuộc tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ, công ty con; áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ cho các gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao, công nghệ cao; cho phép cơ sở y tế công lập tự quyết định mua sắm thuốc, thiết bị y tế và vắc xin dịch vụ…
Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 01 năm 2025./.
PV