Phóng viên: Thưa Ông, thu thập thông tin về trình độ dân cư là một trong những nội dung quan trọng trong Tổng điều tra dân số. Vậy, xin Ông cho biết kết quả cuộc TĐT 2019 có ý nghĩa như thế nào trong thực hiện các mục tiêu giáo dục, đào tạo?
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ: Tôi cho rằng kết quả cuộc TĐT 2019 có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục, đào tạo.
Cụ thể đối với lĩnh vực giáo dục, các chỉ tiêu được thu thập trong cuộc tổng điều tra này là số liệu về tỷ lệ đi học của các cấp so với dân số trong độ tuổi; qua cuộc điều tra này biết được trình độ học vấn và trình độ nghề, kỹ năng nghề; tình trạng biết đọc và biết viết. Việc thu thập thông tin này giúp cho chúng ta thấy được những vấn đề quan trọng sau:
Thứ nhất: Mối tương quan giữa tỷ lệ dân số có trình độ học vấn/trình độ chuyên môn kỹ thuật càng cao với thu nhập trung bình cao và tỷ lệ hộ nghèo thấp nhằm khẳng định sự quan tâm, đầu tư cho giáo dục sẽ có tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ hai: Khoảng cách giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục tại các vùng kinh tế - xã hội, các tỉnh/thành phố. Đặc biệt, ở nông thôn và những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn, phụ nữ thua kém hơn hẳn nam giới ở tất cả các chỉ số về giáo dục, từ tình trạng biết đọc biết viết đến trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật. Vì vậy, nếu Chính phủ có những chính sách nhằm nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nông thôn và phụ nữ ở những vùng kém phát triển, sẽ tạo ra những động lực làm giảm sự bất bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và làm tăng các chỉ số đánh giá của các vùng kém phát triển và của Việt Nam.
Thứ ba: Tình trạng học vấn của các nhóm dân tộc. Các chương trình can thiệp đặt ưu tiên cho nhóm dân số này để cải thiện được tình hình thông qua việc thu thập số liệu về tỷ lệ nhập học đúng tuổi và phổ cập giáo dục cho nhóm dân tộc, các nhóm dân tộc có tỷ lệ nhập học bậc tiểu học thấp. Đặc biệt chú trọng hai khía cạnh phổ cập giáo dục và bình đẳng giới
Thứ tư: Thực trạng những vấn đề cần được tính đến trong các chiến lược quốc gia về giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông. Với tỷ lệ dân số từ 5-17 tuổi bỏ học của các tỉnh, tỷ lệ dân số tốt nghiệp THPT trở lên, tỷ lệ dân số được đào tạo nghề, tỷ lệ dân số có trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng trở lên là vấn đề đáng quan tâm, đòi hỏi Chính phủ cần có những chính sách thích hợp với từng vùng để nâng cao hiện trạng giáo dục và đào tạo nghề tại các vùng này.
Thứ năm: Thực trạng tỷ lệ dân số có trình độ chuyên môn kỹ thuật sẽ giúp Chính phủ có quyết sách tới hệ thống giáo dục đại học và đào tạo nghề. Đây sẽ là một động thái phù hợp để nắm bắt cơ hội mà cấu trúc dân số trẻ mang lại và tăng cường sức cạnh tranh của Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu.
Mặc dù những kết quả của Tổng điều tra dân số và nhà ở mang tính định lượng, chưa xét đến chất lượng của nền giáo dục Việt Nam, song đây là cơ sở quan trọng để Bộ Giáo dục nghiên cứu, đánh giá sâu hơn về chất lượng giáo dục và về thực trạng giáo dục tại một số vùng giúp cho các nhà hoạch định chính sách đưa ra các quyết sách phù hợp trong phát triển giáo dục.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ: Tôi cho rằng kết quả cuộc TĐT 2019 có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục, đào tạo.
Cụ thể đối với lĩnh vực giáo dục, các chỉ tiêu được thu thập trong cuộc tổng điều tra này là số liệu về tỷ lệ đi học của các cấp so với dân số trong độ tuổi; qua cuộc điều tra này biết được trình độ học vấn và trình độ nghề, kỹ năng nghề; tình trạng biết đọc và biết viết. Việc thu thập thông tin này giúp cho chúng ta thấy được những vấn đề quan trọng sau:
Thứ nhất: Mối tương quan giữa tỷ lệ dân số có trình độ học vấn/trình độ chuyên môn kỹ thuật càng cao với thu nhập trung bình cao và tỷ lệ hộ nghèo thấp nhằm khẳng định sự quan tâm, đầu tư cho giáo dục sẽ có tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ hai: Khoảng cách giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục tại các vùng kinh tế - xã hội, các tỉnh/thành phố. Đặc biệt, ở nông thôn và những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn, phụ nữ thua kém hơn hẳn nam giới ở tất cả các chỉ số về giáo dục, từ tình trạng biết đọc biết viết đến trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật. Vì vậy, nếu Chính phủ có những chính sách nhằm nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nông thôn và phụ nữ ở những vùng kém phát triển, sẽ tạo ra những động lực làm giảm sự bất bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và làm tăng các chỉ số đánh giá của các vùng kém phát triển và của Việt Nam.
Thứ ba: Tình trạng học vấn của các nhóm dân tộc. Các chương trình can thiệp đặt ưu tiên cho nhóm dân số này để cải thiện được tình hình thông qua việc thu thập số liệu về tỷ lệ nhập học đúng tuổi và phổ cập giáo dục cho nhóm dân tộc, các nhóm dân tộc có tỷ lệ nhập học bậc tiểu học thấp. Đặc biệt chú trọng hai khía cạnh phổ cập giáo dục và bình đẳng giới
Thứ tư: Thực trạng những vấn đề cần được tính đến trong các chiến lược quốc gia về giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông. Với tỷ lệ dân số từ 5-17 tuổi bỏ học của các tỉnh, tỷ lệ dân số tốt nghiệp THPT trở lên, tỷ lệ dân số được đào tạo nghề, tỷ lệ dân số có trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng trở lên là vấn đề đáng quan tâm, đòi hỏi Chính phủ cần có những chính sách thích hợp với từng vùng để nâng cao hiện trạng giáo dục và đào tạo nghề tại các vùng này.
Thứ năm: Thực trạng tỷ lệ dân số có trình độ chuyên môn kỹ thuật sẽ giúp Chính phủ có quyết sách tới hệ thống giáo dục đại học và đào tạo nghề. Đây sẽ là một động thái phù hợp để nắm bắt cơ hội mà cấu trúc dân số trẻ mang lại và tăng cường sức cạnh tranh của Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu.
Mặc dù những kết quả của Tổng điều tra dân số và nhà ở mang tính định lượng, chưa xét đến chất lượng của nền giáo dục Việt Nam, song đây là cơ sở quan trọng để Bộ Giáo dục nghiên cứu, đánh giá sâu hơn về chất lượng giáo dục và về thực trạng giáo dục tại một số vùng giúp cho các nhà hoạch định chính sách đưa ra các quyết sách phù hợp trong phát triển giáo dục.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ
Ủy viên Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương
Ủy viên Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương
Phóng viên: Để thực hiện thành công TĐT 2019, công tác phối hợp giữa Bộ và Tổng cục Thống kê đã được thực hiện như thế nào, thưa Ông?
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ: Thực hiện Quyết định 772/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cử Thứ trưởng tham gia ban chỉ đạo Trung ương trong vai trò ủy viên và một đại diện tham dự đầy đủ các buổi họp và có ý kiến góp ý kịp thời các chỉ tiêu thống kê ngành giáo dục trong mẫu phiếu điều tra dân số.
Bộ cũng phối hợp với Tổng cục Thống kê và Bộ Thông tin và truyền thông triển khai tuyên truyền theo kế hoạch nhằm quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp điều tra dân số và nhà ở; khuyến khích, động viên cán bộ, giảng viên, giáo viên và học sinh, sinh viên cả nước cùng tham gia vào đội ngũ điều tra viên, tích cực tuyên truyền ủng hộ cho TĐT 2019.
Sau khi có kết quả của Tổng điều tra, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục phối hợp với Tổng cục Thống kê trong việc phân tích, đánh giá những dữ liệu thu thập được góp phần trong việc hoạch định các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.
Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Ông!