Sự cần thiết đánh giá lại quy mô Tổng sản phẩm trong nước

|

Sự cần thiết đánh giá lại quy mô Tổng sản phẩm trong nước

Sự cần thiết đánh giá lại quy mô Tổng sản phẩm trong nước
Biên soạn GDP là một trong những kỹ thuật chuyên sâu của nghiệp vụ thống kê tài khoản quốc gia. Theo yêu cầu sử dụng thông tin, số liệu GDP gồm số liệu ước tính, số sơ bộ và số chính thức. Số liệu GDP ước tính và sơ bộ nhằm đáp ứng kịp thời công tác quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước và thường được xem xét dưới hình thức biểu hiện của tốc độ tăng trưởng kinh tế. Số liệu GDP chính thức mô tả toàn bộ bức tranh của nền kinh tế cả về quy mô và tốc độ, là cơ sở để nghiên cứu, xây dựng kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế xã hội trung và dài hạn của quốc gia.
 
Trong quá trình biên soạn chỉ tiêu GDP, có nhiều vấn đề phát sinh cần phải rà soát, đánh giá lại cả trong ngắn hạn và dài hạn. thuyết tài khoản quốc gia của cơ quan Thống kê Liên hợp quốc1 đưa ra ba vòng đánh giá lại số liệu GDP nhằm xử lý những bất cập nảy sinh trong quá trình biên soạn số liệu ước tính, số sơ bộ và số chính thức theo quý và năm. Ba vòng điều chỉnh sẽ được thực hiện một phần hay toàn bộ phụ thuộc vào khả năng thực hiện của cơ quan thống kê và thực tiễn tổ chức, quản lý hoạt động kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
 
- Vòng 1. Đánh giá lại số liệu quý: Xử lý những thay đổi về số liệu ước tính, số sơ bộ khi có đầy đủ thông tin hơn của kỳ báo cáo.
 
- Vòng 2. Đánh giá lại số liệu hàng năm: Xử lý những chênh lệch giữa số liệu quý và số liệu năm đối với số liệu ước tính, số sơ bộ và số chính thức.
 
- Vòng 3. Đánh giá lại số liệu định kỳ: Xử lý các vấn đề lớn, không thể tiến hành thường xuyên như cập nhật nguồn thông tin, bổ sung phạm vi từ các cuộc tổng điều tra; thay đổi năm gốc; thay đổi khung lý thuyết; thay đổi các bảng phân ngành v.v…
 
Vòng 1 và vòng 2 là những đánh giá lại ngắn hạn và được hầu hết các nước thực hiện thường xuyên trong quá trình biên soạn GDP. Vòng 3 thực hiện điều chỉnh lớn thường được triển khai theo các giai đoạn nhất định phụ thuộc vào kết quả tổng điều tra, nhu cầu cập nhật phương pháp luận mới, nhu cầu cập   nhật gốc so sánh cũng như các bảng phân loại theo khuyến nghị của quốc tế. Thông thường, thông tin từ các cuộc tổng điều tra sẽ được dùng làm căn cứ để đánh giá lại số liệu do tính toàn diện và bao trùm của thông tin. Những quốc gia có trình độ thống kê cao đã thực hiện tốt việc đánh giá lại ngắn hạn, cập nhật, đánh giá lại thường xuyên theo số liệu tổng điều tra và điều tra toàn bộ nên ít phải thực hiện đánh giá lại vòng 3 trừ khi cập nhật phương pháp luận mới. Những quốc gia còn có bất cập về phạm vi, nguồn thông tin nhưng không khả năng xử lý thường xuyên cần phải tiến hành đánh giá lại vòng 3 để nâng cao chất lượng số liệu, đảm bảo nguyên tắc “tính đúng, tính đủ” và tính so sánh theo dãy năm và so sánh quốc tế.
 
Như vậy, theo lý luận của hệ thống tài khoản quốc gia, chỉ tiêu GDP cần được tiến hành rà soát, đánh giá lại thường xuyên hàng quý, hàng năm và đánh giá định kỳ theo giai đoạn.
 
Trên cơ sở lý luận của hệ thống tài khoản quốc gia, thực trạng tình hình kinh tế-xã hội và tổ chức quản lý, các quốc gia vận dụng linh hoạt trong việc thực hiện đánh giá lại số liệu GDP. Hầu hết các quốc gia có năng lực thống kê tốt đều tiến hành rà soát, đánh giá lại GDP thường xuyên và định kỳ. Mức độ và chu kỳ đánh giá lại phụ thuộc vào biến động về nguồn thông tin, phạm vi và mục đích đánh giá lại. Từ năm 2010 đến nay, nhiều quốc gia như Mỹ, Canada, Đức, Nga, Italia, Croatia, Inđônêxia, Zambia… đã tiến hành điều chỉnh và công bố lại quy mô GDP và các chỉ tiêu vĩ mô có liên quan.
Thực trạng nguồn thông tin và phạm vi biên soạn chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước trước khi đánh giá lại ở Việt Nam
Việt Nam chính thức áp dụng hệ thống tài khoản quốc gia từ năm 1993 theo Quyết định số 183/TTg ngày 25/12/1992 của Thủ tướng Chính phủ. Trên  cơ sở lý luận của Hệ thống tài khoản quốc gia 1993 của Liên hợp quốc (SNA 1993), chỉ tiêu GDP được biên soạn theo giá hiện hành và giá so sánh. Ban đầu, GDP được tính theo phương pháp sản xuất với chỉ tiêu giá trị sản xuất (GO), giá trị tăng thêm (VA) theo giá người sản xuất; sử dụng Hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân 1993 theo Nghị định số 75/CP ngày 27/10/1993 của Chính phủ; năm 1994 được chọn là năm gốc so sánh; Hệ số chi phí trung gian (hệ số IC) trong bảng IO và của các vùng được sử dụng làm công cụ tính toán. Từ năm 2012 tới nay, GDP được tính theo phương pháp sản xuất, phương pháp sử dụng với GO, VA theo giá cơ bản. Sử dụng Hệ thống phân ngành kinh tế Việt Nam 2007 theo Quyết định số 337/QĐ-BKH ngày 10/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; áp dụng năm 2010 làm năm gốc; sử dụng hệ số IC của các vùng và cả nước; sử dụng hệ thống chỉ số giá làm công cụ chuyển giá hiện hành về giá so sánh năm gốc và bảng giá cố định năm 2010 áp dụng riêng cho ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản. Sự chuyển đổi GO từ giá sản xuất sang giá cơ bản không làm thay đổi quy mô và tốc độ tăng GDP, nhưng làm thay đổi quy mô và tốc độ tăng VA của các ngành kinh tế khi bóc tách “thuế trừ trợ cấp sản phẩm” trong VA theo giá sản xuất để tính giá trị tăng thêm theo giá cơ bản.
 
Như trên đã trình bày, mức độ và chu kỳ đánh giá lại GDP của Việt Nam cũng như các nước khác phụ thuộc vào biến động về nguồn thông tin, phạm vi và mục đích đánh giá lại.
 
Về nguồn thông tin: Nguồn thông tin thống kê ở nước ta ngày càng được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu về thông tin đầu vào phục vụ biên soạn chỉ tiêu GO, VA theo ngành kinh tế và GDP của cả nước. Hiện tại, thông tin thống kê dựa vào các nguồn chính gồm: Điều tra thống kê, hồ sơ hành chính, báo cáo thống kê và nguồn khác.
 
(i) 
Đối với thông tin từ điu tra thống kê
 
Hàng năm, Tổng  cục Thống kê tiến hành nhiều cuộc điều tra thu thập thông tin phục vụ công tác  thống kê chuyên ngành. Do chi phí lớn về nguồn lực và triển khai thực hiện trong thời gian dài nên tổng điều tra thống kê chỉ được thực hiện năm năm hoặc mười năm một lần. Hầu hết các cuộc điều tra hàng năm đều là điều tra chọn mẫu. Số lượng mẫu hạn chế, không thể đại diện cho nhiều mục tiêu và đáp ứng được đầy đủ nhu cầu thông tin ngày càng đa dạng và phong phú. Hiện nay, điều tra mẫu mới chỉ đảm bảo phản ánh xu hướng phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực nhưng chưa đầy đủ thông tin để mô tả toàn diện quy mô giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế và quy mô GDP cả nước. Nguồn thông tin thiếu hụt trong điều tra mẫu sẽ mở rộng theo thời gian và chỉ được xử lý khi thực hiện các cuộc tổng điều tra với quy mô đầy đủ và toàn diện nhất. Khi đó, thông tin thống kê sẽ đầy đủ hơn về phạm vi; sai số chọn mẫu, sai số thống kê được hạn chế.
 
Mặc dù, hàng năm Tổng cục Thống kê đã thực hiện khá nhiều cuộc điu tra mẫu nhưng hầu như chưa tính toán công bố các sai số trong điều tra thống (bao gồm sai số chọn mẫu, sai số điều tra, sai số suy rộng mẫu) để đánh giá mức độ chênh lệch giữa số liệu thu thập được so với số liệu kỳ vọng. Bên cạnh đó, tổng điều tra được thực hiện với phạm vi điều tra rộng, đối tượng điều tra toàn bộ, xử lý một khối lượng thông tin lớn, cần nhiều thời giancông sức. Do đó, kết quả chính thức của tổng điều tra thường được công bố sau khoảng hơn một năm tính từ khi tiến hành thu thập thông tin.
 

(ii) Đối với nguồn thông tin từ hồ sơ hành chính
 
Thông tin từ hồ sơ hành chính thường được tổng hợp và công bố chậm hơn so với yêu cầu. Luật Thống kê quy định các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động phải nộp báo cáo tài chính cho cơ quan thống kê. Trên thực tế việc nộp báo cáo tài chính còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Báo cáo của các bộ, sở, ngành cung cấp cho cơ quan thống kê cũng thường không đầy đủ, không kịp thời hoặc không đảm bảo chi tiết theo yêu cầu.
 
(iii) Đối với nguồn thông tin từ chế độ báo cáo thống kê
 
Thông tin từ chế độ báo cáo thống kê chủ yếu dựa vào kết quả các cuộc điều tra hàng năm và báo cáo của các sở, ngành địa phương cũng còn tồn tại nhiều bất cập. Chưa kiểm soát tốt bất cập về phạm vi của điều tra mẫu, xác định mã ngành kinh tế hàng năm chưa chuẩn xác, thông tin thường xuyên từ các sở, ngành chưa đầy đủ và thường chậm so với yêu cầu về thời gian.
 
(iv) Nguồn thông tin khác
 
Bên cạnh các nguồn thông tin chính thức từ điều tra, hồ sơ hành chính và báo cáo thống kê, cơ quan thống kê còn chủ động khai thác thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng khác. Xem xét các nhận định, phân tích, đánh giá của các bản tin, các bài phân tích, các chuyên đề nghiên cứu để có cách tiếp cận đầy đủ, toàn diện cho quá trình biên soạn phân tích chỉ tiêu GDP nói riêng và các chỉ tiêu thống kê kinh tế - xã hội nói chung. Do quy trình sản xuất, hình thức tổ chức quản lý và phương pháp tính của từng ngành, từng nh vực không giống nhau nên yêu cầu về nội dung, mức độ chi tiết của thông tin; cách thức khai thác, thu thập tổng hợp và xử lý thông tin ng rất khác nhau.
 
Về phạm vi tính toán: Phạm vi tính toán chưa đầy đủ do nguồn thông tin còn hạn chế, hoạt động mới phát sinh chưa được xác định rõ và cập nhật kịp thời. Về lý thuyết, điều tra mẫu đã đảm bảo đầy đủ về phạm vi nhưng trong thực tế nhiều hoạt động chưa được thu thập, bị bỏ sót hoặc không đầy đủ thông tin. Ngoài ra, việc ước tính theo ngành kinh tế cấp 1 còn bất cập do không phản ánh được sự thay đổi về cơ cấu ngành, cơ cấu sản phẩm dẫn đến chưa phản ánh sát định mức kỹ thuật của ngành cấp 1. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tính toán quy mô VA của các ngành.
 
Một số nguyên nhân khác
 
  1. Thực hiện khắc phục chênh lệch Tổng sản phẩm trong nước tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
 
Thực hiện Quyết định số 715/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục Thống kê chịu trách nhiệm biên soạn số liệu GDP cho toàn quốc và số liệu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (GRDP). Tổng cục Thống kê đã chính thức biên soạn và công bố GRDP cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bắt đầu từ tháng 5 năm 2017. Xem xét quy mô GDP của toàn quốc trong mối liên hệ với tổng GRDP đã bổ sung cách tiếp cận chi tiết và đầy đủ hơn khi phân rã chỉ tiêu này theo địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Sau hai năm thực hiện, về cơ bản chênh lệch giữa tốc độ tăng của GDP và GRDP đã dần khắc phục. Tuy nhiên vẫn tồn tại sự khác biệt khá lớn giữa quy mô GDP của toàn quốc và của tổng GRDP. Do đó, cần tiếp tục tiến hành xem xét, đánh giá lại quy mô GDP để hoàn thành mục tiêu khắc phục chênh lệch số liệu GDP và GRDP giữa Trung ương và địa phương cả về quy mô và tốc độ.
 
  1. Xây dựng Đ án Thống khu vực kinh tế chưa được quan sát
 
Với  mục tiêu thu hẹp phạm vi khu vực kinh tế chưa được quan sát, nâng cao tính minh bạch trong  các hoạt động của nền kinh tế, Tổng  cục Thống kê đã thực hiện nghiên cứu và xây dựng Đề án Thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát. Đây là cơ sở để tiếp tục củng cố và hoàn thiện nguồn thông tin, phương pháp tính chỉ tiêu GDP và GRDP nhằm xác định đúng và đầy đủ hơn quy mô GDP. Từ đó bổ sung, cập nhật phương pháp luận của SNA 2008; áp dụng phân ngành kinh tế và phân ngành sản phẩm mới vừa được ban hành; rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin từ các cuộc tổng điều tra, từ hồ sơ hành chính của các bộ, ngành có liên quan,… nghiên cứu mở rộng phạm vi quan sát và hạch toán đầy đủ, toàn diện hơn các hoạt động mới xuất hiện trong nền kinh tế. Như vậy, thực hiện Đề án “Thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát” là căn cứ và cơ hội đánh giá lại quy mô GDP theo dãy năm thuộc vòng đánh giá lại  thứ ba trong lý luận của hệ thống tài khoản quốc gia.
 
  1. Thói quen của người dùng tin trong sử dụng số liệu GDP
 
Bên cạnh những nguyên nhân về chuyên môn, là thói quen không chấp nhận sự thay đổi số liệu GDP của người dùng tin trong thời gian qua cũng gây khó khăn cho việc đánh giá lại số liệu GDP. Ở Việt Nam, số liệu GDP lần đầu được công bố khi chưa kết thúc kỳ báo cáo là số liệu ước tính nhưng rất được quan tâm sử dụng để so sánh với mức tăng trưởng trong kế hoạch đã đề ra. Hầu hết người dùng tin không chấp nhận sự thay đổi, nhất là thay đổi theo hướng làm giảm tốc độ tăng trưởng. Đây là một trong các nguyên nhân dẫn đến yêu cầu cần phải xem xét, đánh giá đầy đủ hơn quy mô GDP theo chuỗi năm. Trên thế giới, việc rà soát, đánh giá lại GDP là yêu cầu bắt buộc trong quy trình sản xuất thông tin thống kê. Các nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhà phân tích kinh tế và người dùng tin cho rằng đó là công việc cần thiết để hoàn chỉnh dãy số liệu sát nhất, phù hợp nhất theo thời gian làm cơ sở để xây dựng và hoạch định chính sách trung và dài hạn.
 
Tóm lại, đánh giá lại quy mô GDP trên cơ sở phù hợp với lý luận và các khuyến nghị của hệ thống tài khoản quốc gia nhằm khắc phục những bất cập phát sinh trong quá trình biên soạn trước đây, tiếp tục hoàn thiện phương pháp chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế và thực tiễn hoạt động kinh tế ở Việt Nam. Từ đó, nâng cao chất lượng số liệu thống kê, giúp công tác quản lý, điều hành, xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển đất nước phù hợp và hiệu quả. Ý nghĩa quan trọng và tác động tích cực nêu trên một lần nữa khẳng định sự cần thiết phải thực hiện đánh giá lại quy mô GDP./.


1. Quartely National Account Manual, Chapter 12 “Revision”, Waves of Source Data and RelatedRevision Cycles, trang 253, 254