Ngày 01/02/2019, Đề án Thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát (Đề án NOE) được Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt tại Quyết định số 146/QĐ-TTg, với mục tiêu là đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế chưa được quan sát, nhằm phản ánh đầy đủ, toàn diện hơn phạm vi, quy mô của nền kinh tế; tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chuyên môn nghiệp vụ thống kê nói chung và nghiệp vụ biên soạn tài khoản quốc gia nói riêng, từng bước tiếp cận các chuẩn mực, thông lệ thống kê quốc tế; góp phần bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tiến hành đo lường khu vực kinh tế chưa được quan sát nên lý luận và thực hành đều là những vấn đề mới, cần được nghiên cứu có hệ thống.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) tích cực triển khai Đề án NOE
Năm 2023 là năm thứ 5 Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) thực hiện Đề án NOE. Trong 5 năm qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tập trung nghiên cứu, áp dụng phương pháp luận của Hệ thống tài khoản quốc gia năm 2008 (viét tắt là SNA 2008) và các tài liệu hướng dẫn của các tổ chức quốc tế làm nền tảng lý luận; đồng thời nghiên cứu phương pháp luận và kết quả đo lường của các công trình khoa học về đo lường khu vực kinh tế chưa được quan sát.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) liên tục cập nhật các hoạt động của Cơ quan thống kê Liên Hợp Quốc về sửa đổi, cập nhật Hệ thống Tài khoản quốc gia 2025 (viết tắt là SNA 2025), Cán cân thanh toán quốc tế phiên bản lần thứ 7 (viết tắt là BPM7); nghiên cứu sự thay đổi giữa các phiên bản và tham gia các vòng tham vấn quốc tế nhằm hoàn thiện SNA 2025 và BPM7; đồng thời học tập kinh nghiệm, đề xuất hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế có uy tín như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Trong cuốn sổ tay “Đo lường khu vực kinh tế chưa được quan sát do Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và một số Cơ quan Thống kê quốc gia đồng biên soạn đã phân chia khu vực kinh tế chưa được quan sát thành 5 thành tố bao gồm: (1) Hoạt động kinh tế ngầm; (2) Hoạt động kinh tế bất hợp pháp; (3) Hoạt động kinh tế phi chính thức chưa được quan sát; (4) Hoạt động kinh tế tự sản, tự tiêu của hộ gia đình và (5) Hoạt động kinh tế bị bỏ sót trong các chương trình thu thập dữ liệu thống kê.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) đã tiến hành đo lường được 3 thành tố, bao gồm:
Hoạt động kinh tế bị bỏ sót trong các chương trình thu thập dữ liệu thống kê, được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành rà soát trong quá trình thực hiện đánh giá lại quy mô GDP năm 2019. Công việc này tiếp tục được thực hiện trong quá trình rà soát quy mô GDP định kỳ 5 năm sau khi thực hiện Tổng điều tra Kinh tế theo quy định tại mục c, Khoản 1, Điều 1, Luật Thống kê 2021.
Hoạt động tự sản tự tiêu của hộ gia đình và hoạt động khu vực kinh tế phi chính thức, đã được thu thập thông tin và tính toán trong phạm vi quy mô GDP. Thực hiện Đề án NOE, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) tiến hành bóc tách 2 thành tố này trong quy mô GDP để đánh giá quy mô trong nền kinh tế, đồng thời phục vụ công tác hoạch định chính sách chính thức hóa khu vực phi chính thức.
Hai thành tố còn lại của khu vực NOE (bao gồm hoạt động kinh tế ngầm và kinh tế bất hợp pháp) là các hoạt động khó thực hiện thu thập thông tin và đo lường nhất. Năm 2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tiến hành nghiên cứu tổng quan về khung lý luận đo lường, phương pháp đo lường và kinh nghiệm về 2 thành tố này từ các tài liệu, sổ tay hướng dẫn của quốc tế và các nghiên cứu được công bố quốc tế để xây dựng phương pháp luận, nguồn thông tin đầu vào đo lường các chỉ tiêu phản ánh khu vực kinh tế ngầm và kinh tế bất hợp pháp. Tuy nhiên, việc đo lường được khu vực kinh tế bất hợp pháp và kinh tế ngầm không thể hoàn thành ngay, cần lộ trình thực hiện trong dài hạn để có thể ước lượng các hoạt động kinh tế ngầm và kinh tế bất hợp pháp; đồng thời chia sẻ với các đối tượng dùng tin khác cũng như cần xây dựng kế hoạch tổng thể từ khâu thu thập, tổng hợp, tính toán và phân tích các hoạt động kinh tế bất hợp pháp và kinh tế ngầm.
Các hoạt động kinh tế chưa được quan sát xuất hiện đa dạng và phức tạp
Sau 5 năm triển khai Đề án NOE, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) đã đánh giá thực trạng khu vực kinh tế chưa được quan sát và cho thấy các hoạt động kinh tế chưa được quan sát xuất hiện đa dạng và phức tạp với 5 đặc điểm:
Một là, khu vực kinh tế ngầm thường là những hoạt động hợp pháp nhưng giấu diếm có chủ ý (khai báo thiếu, không khai báo) để tránh nộp thuế hoặc nộp thuế thấp hơn thực tế; tránh đóng bảo hiểm xã hội; tránh thực hiện các quy định theo yêu cầu về mức lương tối thiểu, số giờ làm việc, điều kiện sức khỏe, tay nghề, bằng cấp của người lao động; tránh các thủ tục pháp lý, hành chính như báo cáo tài chính, báo cáo thống kê hoặc là các hoạt động liên quan đến sản xuất kinh doanh vi phạm pháp luật chỉ bị xử phạt hành chính, tức là chưa đến mức xử lý hình sự.
Một là, khu vực kinh tế ngầm thường là những hoạt động hợp pháp nhưng giấu diếm có chủ ý (khai báo thiếu, không khai báo) để tránh nộp thuế hoặc nộp thuế thấp hơn thực tế; tránh đóng bảo hiểm xã hội; tránh thực hiện các quy định theo yêu cầu về mức lương tối thiểu, số giờ làm việc, điều kiện sức khỏe, tay nghề, bằng cấp của người lao động; tránh các thủ tục pháp lý, hành chính như báo cáo tài chính, báo cáo thống kê hoặc là các hoạt động liên quan đến sản xuất kinh doanh vi phạm pháp luật chỉ bị xử phạt hành chính, tức là chưa đến mức xử lý hình sự.
Hai là, hoạt động kinh tế bất hợp pháp là những hoạt động bị pháp luật cấm như sản xuất và buôn bán ma túy, hoạt động mại dâm, buôn bán người; hoạt động kinh doanh có điều kiện nhưng không có giấy phép kinh doanh phù hợp, không tuân thủ các quy định của pháp luật; hoạt động kinh doanh hợp pháp nhưng do đối tượng không hợp pháp thực hiện; hoạt động liên quan đến sản xuất kinh doanh vi phạm pháp luật bị xử lý hình sự.
Ba là, hoạt động phi chính thức có một số đặc điểm: Quy mô vốn và lao động nhỏ; không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh; không ký hợp đồng lao động; không có hệ thống sổ sách ghi chép kế toán; không tách biệt tài sản và lao động của cơ sở cho sản xuất và sinh hoạt; không có tư cách pháp nhân. Trong các hoạt động kinh tế phi chính thức, có một số hoạt động vẫn chưa được quan sát.
Bốn là, hoạt động tự sản, tự tiêu của hộ gia đình là các hoạt động tự sản xuất ra các sản phẩm của hộ gia đình phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, tích lũy của các cá nhân trong hộ nhưng không bao gồm hoạt động dịch vụ do thành viên trong hộ tự làm phục vụ cho nhu cầu cá nhân của các thành viên hộ như nấu cơm, giặt quần áo, lau nhà, chăm sóc cây cảnh, vật nuôi cảnh.
Năm là, hoạt động kinh tế bị bỏ sót trong các chương trình thu thập dữ liệu thống kê do không lập dàn mẫu, bảng kê hoặc dàn mẫu điều tra bị thiếu do cơ sở chuyển địa điểm; không tiếp cận được đối tượng cung cấp thông tin; không điều tra. Ngoài ra, còn do đối tượng cung cấp thông tin không cung cấp do vô tình, không có chủ ý, không cố ý; do cơ quan quản lý Nhà nước chưa quản lý, nhận dạng được hoạt động.
Từ các đặc điểm trên của 5 nhóm hoạt động thuộc khu vực kinh tế chưa được quan sát và từ thực tiễn, tổng hợp báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư liên tục rà soát và cập nhật vào dự thảo Danh mục hoạt động kinh tế chưa được quan sát các hoạt động mới xuất hiện trong nền kinh tế như các hoạt động tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là các ứng dụng trí tuệ nhân tạo, hoạt động kinh tế chia sẻ, kinh tế số, kinh tế đêm, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh… nhằm đảm bảo dự thảo Danh mục hoạt động kinh tế chưa được quan sát phản ánh sát thực, đầy đủ và kịp thời thực trạng khu vực NOE.
Năm 2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục rà soát, đánh giá thực trạng khu vực NOE, cập nhật
hoạt động kinh doanh mới, nhất là các hoạt động kinh doanh dựa trên các nền tảng ứng dụng,
nền tảng trung gian và hoạt động số hóa
hoạt động kinh doanh mới, nhất là các hoạt động kinh doanh dựa trên các nền tảng ứng dụng,
nền tảng trung gian và hoạt động số hóa
Cập nhật hoạt động kinh doanh mới
Đại dịch Covid-19 đã tác động tới hoạt động kinh tế nói chung và thay đổi phương thức làm việc, hành vi tiêu dùng của người dân nói riêng. Khi dịch Covid-19 bùng phát nhanh và mạnh, nhiều hình thức làm việc và mua sắm trực tuyến đã được khai thác tối đa nhằm đảm bảo giãn cách, hạn chế tiếp xúc trực tiếp để phòng tránh dịch bệnh lây lan diện rộng như: Làm việc tại nhà (Work from home); Họp trực tuyến (Online meeting); Học trực tuyến (Online study) hay các loại hình giao dịch, mua sắm trực tuyến (Online shopping); Thanh toán trực tuyến (Online payment); Dịch vụ đặt hàng và giao hàng trực tuyến (Online order and shipping). Các hình thức làm việc và tiêu dùng trực tuyến của người dân được triển khai trên nhiều nền tảng ứng dụng, trung gian kết nối và ứng dụng công nghệ thông tin.
Tiếp nối sự thành công của các hoạt động dựa trên các nền tảng trực tuyến là sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ số hóa các hoạt động kinh doanh truyền thống. Nhiều nền tảng kinh doanh mới đã xuất hiện dựa trên hoạt động số hóa thông qua các ứng dụng số, từ đó hình thành một số loại hình hoạt động kinh doanh mới trong nền kinh tế nước ta.
Năm 2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục rà soát, đánh giá thực trạng khu vực NOE, cập nhật hoạt động kinh doanh mới, nhất là các hoạt động kinh doanh dựa trên các nền tảng ứng dụng, nền tảng trung gian và hoạt động số hóa: Hoạt động bán hàng bỏ qua khâu vận chuyển thông qua ứng dụng số (như hoạt động bán hàng bỏ qua khâu vận chuyển thông qua ứng dụng số - Dropshipping); Hoạt động bán hàng bỏ qua khâu trung gian thông qua ứng dụng số (ví dụ như Vinshop); Dịch vụ quảng cáo liên kết (Affiliate marketing). Các hoạt động này được cập nhật vào dự thảo Danh mục hoạt động kinh tế chưa được quan sát phân theo thành tố, theo ngành và lĩnh vực hoạt động.
Năm 2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục rà soát, đánh giá thực trạng khu vực NOE, cập nhật hoạt động kinh doanh mới, nhất là các hoạt động kinh doanh dựa trên các nền tảng ứng dụng, nền tảng trung gian và hoạt động số hóa: Hoạt động bán hàng bỏ qua khâu vận chuyển thông qua ứng dụng số (như hoạt động bán hàng bỏ qua khâu vận chuyển thông qua ứng dụng số - Dropshipping); Hoạt động bán hàng bỏ qua khâu trung gian thông qua ứng dụng số (ví dụ như Vinshop); Dịch vụ quảng cáo liên kết (Affiliate marketing). Các hoạt động này được cập nhật vào dự thảo Danh mục hoạt động kinh tế chưa được quan sát phân theo thành tố, theo ngành và lĩnh vực hoạt động.
Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã đo lường, tính toán và cho kết quả đánh giá khu vực phi chính thức và hoạt động tự sản tự tiêu của hộ gia đình giai đoạn 2020-2022.
Đẩy mạnh đổi mới, hoàn thiện chuyên môn nghiệp vụ thống kê
Thực hiện đổi mới, hoàn thiện chuyên môn nghiệp vụ thống kê, năm 2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) đã nghiên cứu, hoàn thiện phạm vi khu vực kinh tế phi chính thức trên cơ sở cập nhật xu thế kinh tế mới, phương pháp luận thống kê quốc tế, khuyến nghị của chuyên gia IMF hỗ trợ kỹ thuật trong lĩnh vực này. Theo đó, phạm vi biên soạn mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang áp dụng hiện nay bao gồm cơ sở sản xuất kinh doanh không có đăng ký kinh doanh trong các ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ; không bao gồm cơ sở không có đăng ký kinh doanh ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Bên cạnh đó, trong ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ, một số loại hình cơ sở kinh doanh hoạt động dựa trên nền tảng không gian mạng thông qua ứng dụng công nghệ thông tin và các nền tảng số hóa khiến việc kiểm soát đăng ký kinh doanh trở nên khó khăn hơn. Các cơ sở kinh doanh theo các hình thức mới này có thể đã được thu thập dữ liệu một phần trong Chương trình điều tra thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhưng chưa được quan sát đầy đủ. Để xây dựng một dàn tổng thể đối với các loại đơn vị này làm căn cứ suy rộng kết quả điều tra, cần phải rà soát, bóc tách và đối chiếu với các nguồn thông tin khác, đảm bảo phản ánh đúng thực trạng đang diễn ra tại nước ta.
Theo dự thảo sửa đổi Khung lý luận về tài khoản quốc gia 2025 của Cơ quan Thống kê Liên Hợp Quốc, loại hình cơ sở sản xuất kinh doanh nông, lâm nghiệp và thủy sản đang được xem xét bổ sung vào phạm vi khu vực phi chính thức nếu các đơn vị đó thỏa mãn các tiêu chí xác định và sắp xếp vào khu vực phi chính thức. Do vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang nghiên cứu khả năng bổ sung cơ sở sản xuất kinh doanh nông, lâm nghiệp và thủy sản vào khu vực phi chính thức để phù hợp với Khung lý luận về tài khoản quốc gia 2025 sau khi được Cơ quan Thống kê Liên Hợp Quốc thông qua.
Ngoài các công việc trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) cũng tiến hành nghiên cứu hoàn thiện tiêu chí phân loại cơ sở phi chính thức; tiếp tục rà soát, xây dựng nội dung giải thích chi tiết cho từng chỉ tiêu theo hướng các khái niệm, phạm vi, phân tổ, phương pháp phù hợp với các quy định quản lý hiện hành của các chỉ tiêu trong dự thảo Hệ thống chỉ tiêu nguồn thông tin đầu vào phục vụ đo lường khu vực NOE theo ngành, lĩnh vực.
Cũng trong năm 2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) đã tăng cường hợp tác quốc tế, tiếp nhận 01 đợt hỗ trợ kỹ thuật của IMF, tập trung vào phương pháp luận đo lường các thành tố của khu vực kinh tế chưa được quan sát ở nước ta. Các chuyên gia IMF nhận định, các định nghĩa và khái niệm về khu vực kinh tế chưa được quan sát do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang áp dụng phù hợp với các khuyến nghị quốc tế, song cần hoàn thiện các phương pháp để biên soạn khu vực kinh tế chưa được quan sát để phù hợp với khái niệm đã đưa ra.
Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư còn chú trọng ban hành các văn bản pháp lý tăng cường quản lý nhằm chính thức hóa các hoạt động kinh tế phi chính thức. Cụ thể, tiếp tục triển khai các văn bản pháp lý quy định về đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh đã ban hành đến năm 2021; chủ trì ban hành 03 văn bản và trình Chính phủ ban hành 01 văn bản pháp lý tăng cường quản lý nhằm chính thức hóa các hoạt động kinh tế phi chính thức. Hệ thống văn bản đã quy định khá rõ về đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh, từ khái niệm, định nghĩa về hộ kinh doanh; quyền và trách nhiệm của hộ kinh doanh; thủ tục đăng ký hộ kinh doanh; tạm ngừng và chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh. Điều này tạo cơ sở pháp lý rõ ràng để các chủ thể đang hoạt động trong khu vực phi chính thức thuận lợi trong việc chuyển sang khu vực chính thức thông qua đăng ký hộ kinh doanh.
Có thể nói, khuôn khổ pháp lý hiện nay tạo điều kiện cho hộ được phép kinh doanh tại nhiều địa điểm hơn so với chỉ được kinh doanh tại một địa điểm như khuôn khổ pháp lý về hộ kinh doanh giai đoạn 2015-2020, từ đó tạo hấp dẫn cho nhiều cá nhân, hộ gia đình muốn đăng ký hộ kinh doanh. Ngoài ra, hộ kinh doanh được tự lựa chọn thời gian tạm dừng kinh doanh, thúc đẩy hộ đang hoạt động trong khu vực phi kinh thức chuyển sang đăng ký hộ kinh doanh. Khuôn khổ pháp lý đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc đăng ký thành lập hộ kinh doanh thông qua bổ sung phương thức đăng ký hộ kinh doanh qua mạng thông tin điện tử; giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký thuế của hộ gia đình, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
Bên cạnh kết quả của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) còn có kết quả tích cực thực hiện Đề án NOE của các bộ, ngành, cơ quan liên quan. Nhìn chung, các bộ, ngành đã đưa ra được đánh giá hiệu quả các chính chính sách ban hành giai đoạn 2021-2022 liên quan đến các hoạt động kinh tế chưa được quan sát nhằm hướng tới mục tiêu: Khuyến khích chính thức hóa các hoạt động phi chính thức; Tăng cường các hoạt động quản lý, giám sát làm giảm hoặc thu hẹp quy mô hoạt động kinh tế ngầm, hoạt động kinh tế bất hợp pháp theo ngành, lĩnh vực…, nhằm quản lý các hoạt động thuộc phạm vi khu vực NOE./.
Nguyễn Thị Mai Hạnh
Vụ trưởng Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia - TCTK