Thực hiện quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 và Nghị quyết số 169/NQ-CP ngày 11/11/2020 của Chính phủ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2020 về việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Phụ lục - Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê (Luật sửa sổi, bổ sung), Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Tổng cục Thống kê đã triển khai các công việc liên quan để từng bước tiến hành xin ý kiến các Bộ, ngành và Chính phủ các nội dung Luật sửa sổi, bổ sung trong thời gian tới. Sáng 24/5/2021, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê (TCTK) đã tổ chức Hội thảo sửa đổi, bổ sung Phụ lục – Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê. Tổng cục trưởng TCTK Nguyễn Thị Hương tham dự và chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có các Phó Tổng cục trưởng: Phạm Quang Vinh, Nguyễn Trung Tiến; đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc TCTK, Cục trưởng Cục Thống kê Hà Nội.
Luật Thống kê được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 10 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016. Sau 05 năm thực hiện Luật Thống kê và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có những tác động tích cực đối với công tác thống kê, thể hiện ở những điểm chủ yếu sau: (1) Luật Thống kê đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động thống kê; khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của công tác thống kê; vị trí pháp lý của cơ quan thống kê, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về công tác thống kê ngày càng được tăng cường; (2) Sự phối hợp giữa Cơ quan Thống kê Trung ương với thống kê Bộ, ngành có những bước tiến đáng kể; (3) Thông tin thống kê đã đóng góp tích cực vào việc giúp Chính phủ trong công tác hoạch định và điều hành chính sách vĩ mô, thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển kinh tế của đất nước và giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống kinh tế, xã hội.
Ban hành kèm theo Luật Thống kê là Phụ lục - Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia gồm 20 nhóm với 186 chỉ tiêu. Tính đến ngày 31/12/2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (TCTK) đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thu thập, tổng hợp và công bố 177/186 chỉ tiêu thống kê quốc gia (đạt 95,16%), còn 9/186 chưa được thu thập, tổng hợp (tương ứng 4,84%). Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, cụ thể: Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia chưa cập nhật, phản ánh, đánh giá một số chính sách pháp luật, mục tiêu đường lối đổi mới, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Quốc hội, Chính phủ hay các quy định mới của các tổ chức quốc tế được ban hành trong thời gian 05 năm trở lại đây; Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia hiện nay chưa phản ánh đầy đủ thực tiễn đang vận động của đời sống kinh tế - xã hội; Một số chỉ tiêu thống kê trong danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia cần được sửa đổi tên hoặc loại bỏ để phù hợp với thực tiễn và các văn bản pháp luật chuyên ngành; Cập nhật, sửa đổi, bổ sung Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia là cơ sở phân công, phối hợp giữa các Bộ, ngành trong việc xây dựng chương trình điều tra thống kê quốc gia, sử dụng dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê, chế độ báo cáo thống kê và chương trình khác có liên quan đến hoạt động thống kê. Đây là những cơ sở pháp lý bảo đảm cho việc thu thập, tổng hợp, biên soạn các chỉ tiêu này trên thực tiễn.
Theo đó, để khắc phục những bất cập, hạn chế của danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia, đồng thời tạo dựng cơ sở pháp lý vững chắc để tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động thống kê; bảo đảm cung cấp thông tin thống kê chính xác, khách quan, kịp thời, phản ánh đúng, đầy đủ tình hình kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ góp phần tích cực vào việc phân tích, hoạch định và điều hành chính sách vĩ mô; đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin thống kê quốc gia của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và đáp ứng yêu cầu so sánh quốc tế thì việc sửa đổi, bổ sung danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia ban hành kèm theo Luật Thống kê là cần thiết và phù hợp với Điều 18 của Luật Thống kê quy định về điều chỉnh, bổ sung danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia.
Luật Thống kê được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 10 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016. Sau 05 năm thực hiện Luật Thống kê và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có những tác động tích cực đối với công tác thống kê, thể hiện ở những điểm chủ yếu sau: (1) Luật Thống kê đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động thống kê; khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của công tác thống kê; vị trí pháp lý của cơ quan thống kê, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về công tác thống kê ngày càng được tăng cường; (2) Sự phối hợp giữa Cơ quan Thống kê Trung ương với thống kê Bộ, ngành có những bước tiến đáng kể; (3) Thông tin thống kê đã đóng góp tích cực vào việc giúp Chính phủ trong công tác hoạch định và điều hành chính sách vĩ mô, thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển kinh tế của đất nước và giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống kinh tế, xã hội.
Ban hành kèm theo Luật Thống kê là Phụ lục - Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia gồm 20 nhóm với 186 chỉ tiêu. Tính đến ngày 31/12/2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (TCTK) đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thu thập, tổng hợp và công bố 177/186 chỉ tiêu thống kê quốc gia (đạt 95,16%), còn 9/186 chưa được thu thập, tổng hợp (tương ứng 4,84%). Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, cụ thể: Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia chưa cập nhật, phản ánh, đánh giá một số chính sách pháp luật, mục tiêu đường lối đổi mới, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Quốc hội, Chính phủ hay các quy định mới của các tổ chức quốc tế được ban hành trong thời gian 05 năm trở lại đây; Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia hiện nay chưa phản ánh đầy đủ thực tiễn đang vận động của đời sống kinh tế - xã hội; Một số chỉ tiêu thống kê trong danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia cần được sửa đổi tên hoặc loại bỏ để phù hợp với thực tiễn và các văn bản pháp luật chuyên ngành; Cập nhật, sửa đổi, bổ sung Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia là cơ sở phân công, phối hợp giữa các Bộ, ngành trong việc xây dựng chương trình điều tra thống kê quốc gia, sử dụng dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê, chế độ báo cáo thống kê và chương trình khác có liên quan đến hoạt động thống kê. Đây là những cơ sở pháp lý bảo đảm cho việc thu thập, tổng hợp, biên soạn các chỉ tiêu này trên thực tiễn.
Theo đó, để khắc phục những bất cập, hạn chế của danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia, đồng thời tạo dựng cơ sở pháp lý vững chắc để tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động thống kê; bảo đảm cung cấp thông tin thống kê chính xác, khách quan, kịp thời, phản ánh đúng, đầy đủ tình hình kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ góp phần tích cực vào việc phân tích, hoạch định và điều hành chính sách vĩ mô; đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin thống kê quốc gia của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và đáp ứng yêu cầu so sánh quốc tế thì việc sửa đổi, bổ sung danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia ban hành kèm theo Luật Thống kê là cần thiết và phù hợp với Điều 18 của Luật Thống kê quy định về điều chỉnh, bổ sung danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia.
Tổng cục trưởng TCTK Nguyễn Thị Hương phát biểu tại Hội thảo
Phát biểu tại Hội thảo, Tổng cục trưởng TCTK Nguyễn Thị Hương nhấn mạnh: Với các nội dung cần trao đổi, thảo luận, các đại biểu cần tập trung rà soát, nghiêm túc nghiên cứu và cho ý kiến về tính khả thi của các chỉ tiêu tại Danh mục. Theo đó, các chỉ tiêu cần đảm bảo về mặt lý thuyết, khung lý luận và tính hiệu quả khi sử dụng trong thực tế. Ngoài ra, các chỉ tiêu cũng cần đảm bảo tính khả thi về mặt đo lường và phương pháp đo lường. Đặc biệt, đối với các chỉ tiêu phức tạp và khó cần sự tham gia chặt chẽ, thống nhất trong các đơn vị của TCTK cũng như các Bộ, ngành liên quan.
Tại Hội thảo, với các Nội dung cần triển khai xin ý kiến và thảo luận được đại diện Vụ Phương pháp chế độ và Quản lý chất lượng thống kê (Vụ PPCĐ) trình bày, các đại biểu đã thảo luận, cho ý kiến nhằm thống nhất về các nội dung tổng thể liên quan tới sửa đổi, bổ sung Phụ lục – Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia. Theo đó, các đại biểu đã thảo luận các nội dung: Danh mục các chỉ tiêu giữ nguyên theo Luật Thống kê (gồm 143 chỉ tiêu), đề xuất sửa tên 37 chỉ tiêu; đề xuất bỏ 07 chỉ tiêu; đề nghị bổ sung 48 chỉ tiêu./.
Tại Hội thảo, với các Nội dung cần triển khai xin ý kiến và thảo luận được đại diện Vụ Phương pháp chế độ và Quản lý chất lượng thống kê (Vụ PPCĐ) trình bày, các đại biểu đã thảo luận, cho ý kiến nhằm thống nhất về các nội dung tổng thể liên quan tới sửa đổi, bổ sung Phụ lục – Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia. Theo đó, các đại biểu đã thảo luận các nội dung: Danh mục các chỉ tiêu giữ nguyên theo Luật Thống kê (gồm 143 chỉ tiêu), đề xuất sửa tên 37 chỉ tiêu; đề xuất bỏ 07 chỉ tiêu; đề nghị bổ sung 48 chỉ tiêu./.
Thu Hòa