Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, năng suất lao động (NSLĐ) là một trong những nhân tố quan trọng góp phần nâng cao sức cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp nói riêng và mỗi quốc gia nói chung. NSLĐ của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể và tăng đều qua các năm. Nhưng vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực. Chênh lệch về NSLĐ giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực vẫn tiếp tục gia tăng. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đang là một quốc gia có thu nhập bình quân đầu người thấp, những lợi thế cạnh tranh truyền thống như chi phí nguyên liệu thấp, lao động giá rẻ,… dần biến mất thì vấn đề NSLĐ thấp sẽ là một rào cản lớn trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và hội nhập quốc tế. Do vậy, tăng NSLĐ xã hội nói chung và tăng NSLĐ của các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói riêng là một trong những nhân tố quan trọng góp phần nâng cao sức cạnh tranh đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm đều cho thấy vai trò vô cùng quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) trong phát triển kinh tế, xã hội ở các quốc gia, đặc biệt với những nền kinh tế đang phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa như Việt Nam. SMEs hiện chiếm khoảng 98% số lượng các doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế, đóng góp khoảng 40% GDP và tạo ra khoảng 50% số việc làm trong nền kinh tế Việt Nam (Tổng cục Thống kê, 2018). Tuy nhiên, do quy mô vốn nhỏ và nhiều hạn chế khác, SMEs thường gặp nhiều khó khăn trong quá trình cải tiến và nâng cao NSLĐ. Do đó việc xác định được các nhân tố tác động đến NSLĐ của SMEs là khá quan trọng. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả tổng quan được 6 nhóm nhân tố tác động tới NLSĐ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bao gồm: 1) Chất lượng lao động; 2) Tiền lương; 3) Vốn đầu tư; 4) Khoa học công nghệ; đổi mới, nghiên cứu và triển khai, công nghệ thông tin và truyền thông; 5) Tiếp cận tài chính; 6) Thể chế chính sách.
Nhân tố chất lượng lao động
Chất lượng lao động là một trong những nhân tố quan trọng, quyết định tăng trưởng NSLĐ. Khoa học kỹ thuật công nghệ càng phát triển, máy móc thiết bị càng hiện đại thì càng đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn tương ứng. Người lao động có trình độ học vấn cao thì sẽ có khả năng tiếp thu nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ đó tạo ra hiệu quả làm việc cao nhất. Tác động tích cực hàm ý rằng các doanh nghiệp có tỷ lệ lao động có học vấn cao sẽ mang lại NSLĐ cao (Firouz, 2010).
Đầu tư vốn con người ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp thông qua sản lượng, năng suất, lợi nhuận và khả năng cạnh tranh (Black & Lynch 1997, Honig 2001, Blundell và cộng sự 1999, Barron và cộng sự 1989, Blackemore và Hoffman 1988). Nghiên cứu của Lynch và Sandra (1996) cho thấy có một mối quan hệ tích cực giữa năm học của người lao động với năng suất và tác động của đào tạo phụ thuộc rất nhiều vào chương trình đào tạo.
Sự gia tăng mức năng suất phản ánh sự cải thiện về hiệu quả đầu vào. Do đó, cùng một mức độ các yếu tố đầu vào có thể tạo ra mức sản lượng cao hơn và chi phí sản xuất sẽ giảm xuống. Nói cách khác, nó phản ánh sự cải thiện chất lượng đầu vào. Mối quan hệ tích cực giữa vốn con người và năng suất chịu ảnh hưởng nhiều của tỷ lệ tiền lương. Khi người lao động nhận được mức lương cao hơn sẽ khuyến khích họ làm việc chăm chỉ hơn và góp phần làm năng suất cao hơn. Người lao động có trình độ học vấn và kỹ năng đào tạo cao hơn có xu hướng nhận được tiền lương cao hơn và họ đóng góp nhiều hơn vào phát triển nghề nghiệp và hơn nữa là tích lũy vốn con người (Blundell và cộng sự 1999, Montague 1986), từ đó góp phần làm tăng NSLĐ. Do đó, để đạt được hiệu ứng kích thích này các doanh nghiệp cần có nhiều lao động có trình độ học vấn hơn. Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Thị Lê Hoa (2016) đã tiến hành điều tra 2000 doanh nghiệp thuộc 7 ngành kinh tế thuộc 3 nhóm: công nghệ thấp, công nghệ trung bình và công nghệ cao. Kết quả điều tra cho thấy lao động có trình độ tay nghề cao thì năng suất cao.
Đại diện cho trình độ tay nghề của người lao động có thể sử dụng các chỉ tiêu: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo; số lao động được đào tạo ngoài công việc trong thời gian ngắn hạn và số năm đi học của người lao động.
Đầu tư vốn con người ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp thông qua sản lượng, năng suất, lợi nhuận và khả năng cạnh tranh (Black & Lynch 1997, Honig 2001, Blundell và cộng sự 1999, Barron và cộng sự 1989, Blackemore và Hoffman 1988). Nghiên cứu của Lynch và Sandra (1996) cho thấy có một mối quan hệ tích cực giữa năm học của người lao động với năng suất và tác động của đào tạo phụ thuộc rất nhiều vào chương trình đào tạo.
Sự gia tăng mức năng suất phản ánh sự cải thiện về hiệu quả đầu vào. Do đó, cùng một mức độ các yếu tố đầu vào có thể tạo ra mức sản lượng cao hơn và chi phí sản xuất sẽ giảm xuống. Nói cách khác, nó phản ánh sự cải thiện chất lượng đầu vào. Mối quan hệ tích cực giữa vốn con người và năng suất chịu ảnh hưởng nhiều của tỷ lệ tiền lương. Khi người lao động nhận được mức lương cao hơn sẽ khuyến khích họ làm việc chăm chỉ hơn và góp phần làm năng suất cao hơn. Người lao động có trình độ học vấn và kỹ năng đào tạo cao hơn có xu hướng nhận được tiền lương cao hơn và họ đóng góp nhiều hơn vào phát triển nghề nghiệp và hơn nữa là tích lũy vốn con người (Blundell và cộng sự 1999, Montague 1986), từ đó góp phần làm tăng NSLĐ. Do đó, để đạt được hiệu ứng kích thích này các doanh nghiệp cần có nhiều lao động có trình độ học vấn hơn. Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Thị Lê Hoa (2016) đã tiến hành điều tra 2000 doanh nghiệp thuộc 7 ngành kinh tế thuộc 3 nhóm: công nghệ thấp, công nghệ trung bình và công nghệ cao. Kết quả điều tra cho thấy lao động có trình độ tay nghề cao thì năng suất cao.
Đại diện cho trình độ tay nghề của người lao động có thể sử dụng các chỉ tiêu: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo; số lao động được đào tạo ngoài công việc trong thời gian ngắn hạn và số năm đi học của người lao động.
Nhân tố tiền lương
NSLĐ và tiền lương có mối quan hệ tương hỗ, thuận chiều. Tiền lương là một yếu tố quan trọng góp phần tạo động lực thúc đẩy người lao động làm việc nâng cao NSLĐ. Hay nói cách khác, đối với người lao động, tiền lương là một khoản thu nhập chính, để tăng tiền lương họ phải tăng NSLĐ. Nghiên cứu của Firouz (2010), Nguyễn Văn Đông (2016) cho thấy tiền lương có tác động tích cực tới NSLĐ. Trần Thị Thanh Hương (2019) chỉ ra thu nhập bình quân một lao động một tháng của doanh nghiệp có tác động tích cực đến tăng trưởng NSLĐ của Việt Nam giai đoạn 2012-2015.
Đại diện cho nhóm nhân tố tiền lương có thể sử dụng chỉ tiêu tiền thu nhập bình quân tháng của người lao động.
Đại diện cho nhóm nhân tố tiền lương có thể sử dụng chỉ tiêu tiền thu nhập bình quân tháng của người lao động.
Nhân tố vốn đầu tư
Muốn nâng cao NSLĐ, bản thân các doanh nghiệp phải có nguồn vốn đủ lớn để đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại. Quy mô vốn hạn hẹp, công nghệ sản xuất lạc hậu là nhân tố cản trở tăng trưởng NSLĐ. Việc sử dụng vốn đầu tư hiệu quả cao hay thấp cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tốc độ tăng trưởng cơ sở vật chất của từng ngành và toàn nền kinh tế, qua đó tác động tới tăng trưởng NSLĐ. Papadogonas và Voulgaris (2005), Sinada Naoki (2011) cho rằng tăng vốn sẽ thúc đẩy tăng NSLĐ. Sinada Naoki (2011) đã sử dụng dữ liệu mảng về các doanh nghiệp Nhật Bản giai đoạn 1977-2008 để chứng minh ảnh hưởng của vốn đến NSLĐ. Theo Papadogonas và Voulgaris (2005) tỷ lệ vốn bình quân trên mỗi lao động, tăng trưởng tài sản cố định bình quân trên mỗi lao động là nhân tố quyết định đến NSLĐ, hàm ý rằng doanh nghiệp nên đầu tư cho vốn nhân lực để có năng suất cao hơn. Rahmas (2009) thực hiện khảo sát 574 doanh nghiệp (264 doanh nghiệp sản xuất, 310 doanh nghiệp dịch vụ) của Malaysia năm 2001-2002 để đánh giá tác động của nguồn vốn nhân lực đến sản lượng và NSLĐ của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ vốn trên lao động là nhân tố quyết định đến NSLĐ của doanh nghiệp sản xuất.
Kết quả nghiên cứu của Cin, B.C., Kim, Y.J. & Vonortas, N.S. (2017) cũng khẳng định cường độ vốn có quan hệ tỷ lệ thuận với NSLĐ. Tăng cường độ vốn sẽ làm gia tăng NSLĐ của các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ của Hàn Quốc. Theo Nguyễn Văn Đông (2016), vốn đầu tư có tác động tích cực đến NLSĐ của doanh nghiệp ở Việt Nam. Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Thị Lê Hoa (2016) đã chỉ ra doanh nghiệp có triển khai thực hiện các dự án R&D, có vốn đầu tư cho hoạt động R&D có NSLĐ cao hơn doanh nghiệp không chú trọng tới hoạt động đầu tư này.
Đại diện cho nhóm nhân tố vốn đầu tư có thể sử dụng các chỉ tiêu: Tổng vốn đầu tư; vốn sản xuất kinh doanh bình quân; năng suất vốn và cường độ vốn.
Kết quả nghiên cứu của Cin, B.C., Kim, Y.J. & Vonortas, N.S. (2017) cũng khẳng định cường độ vốn có quan hệ tỷ lệ thuận với NSLĐ. Tăng cường độ vốn sẽ làm gia tăng NSLĐ của các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ của Hàn Quốc. Theo Nguyễn Văn Đông (2016), vốn đầu tư có tác động tích cực đến NLSĐ của doanh nghiệp ở Việt Nam. Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Thị Lê Hoa (2016) đã chỉ ra doanh nghiệp có triển khai thực hiện các dự án R&D, có vốn đầu tư cho hoạt động R&D có NSLĐ cao hơn doanh nghiệp không chú trọng tới hoạt động đầu tư này.
Đại diện cho nhóm nhân tố vốn đầu tư có thể sử dụng các chỉ tiêu: Tổng vốn đầu tư; vốn sản xuất kinh doanh bình quân; năng suất vốn và cường độ vốn.
Nhân tố khoa học công nghệ, đổi mới, nghiên cứu và triển khai, công nghệ thông tin và truyền thông
Tiến bộ khoa học công nghệ không chỉ đẩy nhanh tốc độ phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh mà còn là yếu tố quyết định nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên, từ đó có thể nâng cao NSLĐ. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ sẽ đòi hỏi nâng cao trình độ tay nghề của người lao động, đồng thời nâng cao trình độ tổ chức, bố trí, sắp xếp, quản lý từ đó nâng cao NSLĐ. Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần nâng cao đầu tư vốn cho phát triển khoa học và công nghệ. Hall, BH, Lotti, F. & Mairesse, J. (2009) sử dụng dữ liệu khảo sát về các SMEs ở Ý giai đoạn 1995 – 2003 cho thấy cường độ nghiên cứu, chi phí cho R&D có tác động tích cực tới NSLĐ. Cin, BC, Kim, YJ & Vonnorta (2017) cũng chỉ ra tác động tích cực của trợ cấp R&D của chính phủ đối với chi phí R&D làm gia tăng NLSĐ của các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ.
Davide Antonioli, Massimiliano Mazzanti và Paolo Pini (2014) sử dụng hai bộ dữ liệu (điều tra 192 SMEs, 51% trong số 376 doanh nghiệp sản xuất và bảng cân đối kế toán giai đoạn 1998-2004 của 192 doanh nghiệp được phỏng vấn) đã chỉ ra hoạt động đổi mới là động lực quan trọng thúc đẩy tăng NSLĐ. Các hoạt động đổi mới có thể được xếp hạng dựa trên quan hệ tác động đến NSLĐ gồm: Đổi mới đào tạo, đổi mới công nghệ, đổi mới tổ chức, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT).
Julian Baumann, Alexander S. Kritikos (2016) phân tích mối liên hệ giữa R&D và đổi mới tới NSLĐ trong các doanh nghiệp siêu nhỏ (có ít hơn 10 nhân viên) và các doanh vừa và nhỏ (trong ngành công nghiệp của Đức) với trọng tâm đặc biệt là các công ty siêu nhỏ có ít hơn 10 nhân viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy có tác động tích cực của hoạt động đổi mới và R&D đến NSLĐ và nhìn chung không có sự khác biệt nhiều về tác động của đổi mới và R&D tới NSLĐ giữa các công ty có quy mô nhỏ và lớn. Cin, B.C., Kim, Y.J. & Vonortas,
N.S. (2017) điều tra tác động của chính sách R&D thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các SEMs trong các doanh nghiệp sản xuất ở Hàn Quốc. Kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho thấy, tác động tích cực của trợ cấp công cho R&D và chi tiêu cho R&D của doanh nghiệp làm gia tăng NSLĐ của các doanh nghiệp sản xuất SEMs của Hàn Quốc. Đồng thời, trợ cấp của Chính phủ gián tiếp làm tăng NSLĐ thông qua việc kích thích khu vực tư nhân đầu tư vào R&D, qua đó làm tăng NSLĐ trong SMEs.
Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Thị Lê Hoa (2016), cho rằng doanh nghiệp có triển khai thực hiện các dự án R&D có vốn đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển có NSLĐ cao hơn doanh nghiệp không chú trọng tới hoạt động đầu tư này; Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin càng cao thì năng suất càng cao. Elisa Calza, Micheline Goedhuys & Neda Trifkovic (2018), sử dụng dữ liệu điều tra SMEs tại 10 tỉnh của Việt Nam năm 2013, 2014, 2015 nghiên cứu các yếu tố thúc đẩy NSLĐ của các SMEs của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy đổi mới công nghệ (sản phẩm và quy trình), cải tiến phương thức quản lý và tổ chức kinh doanh có tác động tích cực đến NSLĐ của các doanh nghiệp sản xuất quy mô vừa và nhỏ.
Davide Antonioli, Massimiliano Mazzanti và Paolo Pini (2014) sử dụng hai bộ dữ liệu (điều tra 192 SMEs, 51% trong số 376 doanh nghiệp sản xuất và bảng cân đối kế toán giai đoạn 1998-2004 của 192 doanh nghiệp được phỏng vấn) đã chỉ ra hoạt động đổi mới là động lực quan trọng thúc đẩy tăng NSLĐ. Các hoạt động đổi mới có thể được xếp hạng dựa trên quan hệ tác động đến NSLĐ gồm: Đổi mới đào tạo, đổi mới công nghệ, đổi mới tổ chức, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT).
Julian Baumann, Alexander S. Kritikos (2016) phân tích mối liên hệ giữa R&D và đổi mới tới NSLĐ trong các doanh nghiệp siêu nhỏ (có ít hơn 10 nhân viên) và các doanh vừa và nhỏ (trong ngành công nghiệp của Đức) với trọng tâm đặc biệt là các công ty siêu nhỏ có ít hơn 10 nhân viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy có tác động tích cực của hoạt động đổi mới và R&D đến NSLĐ và nhìn chung không có sự khác biệt nhiều về tác động của đổi mới và R&D tới NSLĐ giữa các công ty có quy mô nhỏ và lớn. Cin, B.C., Kim, Y.J. & Vonortas,
N.S. (2017) điều tra tác động của chính sách R&D thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các SEMs trong các doanh nghiệp sản xuất ở Hàn Quốc. Kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho thấy, tác động tích cực của trợ cấp công cho R&D và chi tiêu cho R&D của doanh nghiệp làm gia tăng NSLĐ của các doanh nghiệp sản xuất SEMs của Hàn Quốc. Đồng thời, trợ cấp của Chính phủ gián tiếp làm tăng NSLĐ thông qua việc kích thích khu vực tư nhân đầu tư vào R&D, qua đó làm tăng NSLĐ trong SMEs.
Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Thị Lê Hoa (2016), cho rằng doanh nghiệp có triển khai thực hiện các dự án R&D có vốn đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển có NSLĐ cao hơn doanh nghiệp không chú trọng tới hoạt động đầu tư này; Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin càng cao thì năng suất càng cao. Elisa Calza, Micheline Goedhuys & Neda Trifkovic (2018), sử dụng dữ liệu điều tra SMEs tại 10 tỉnh của Việt Nam năm 2013, 2014, 2015 nghiên cứu các yếu tố thúc đẩy NSLĐ của các SMEs của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy đổi mới công nghệ (sản phẩm và quy trình), cải tiến phương thức quản lý và tổ chức kinh doanh có tác động tích cực đến NSLĐ của các doanh nghiệp sản xuất quy mô vừa và nhỏ.
Nhóm nhân tố tiếp cận tài chính
Trong những năm gần đây, một số nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ mối quan hệ tích cực giữa tăng trưởng tài chính và hoạt động của doanh nghiệp (Butler, A.; Cornaggia, J., 2011; Boermans, M.; Willebrands, D, 2012; Isshaq, Z.; Bokpin, G.A.., 2017). Hơn nữa, một số nghiên cứu tiết lộ rằng việc thiếu khả năng tiếp cận tín dụng và chi phí tài chính cao đã dẫn đến tác động tiêu cực đến sản lượng của công ty (Nguimkeu, P., 2016).
Nhìn chung, hầu hết các bằng chứng trước đây đều ủng hộ mối quan hệ thuận chiều giữa tiếp cận tài chính và NSLĐ. Gatti, R; và Love (2008) phát hiện một mối quan hệ tích cực mạnh mẽ giữa khả năng tiếp cận tín dụng và TFP trên một mẫu các doanh nghiệp Bungari. Butler, A.; Cornaggia, J. (2016) phát hiện ra ở những khu vực có khả năng tiếp cận tài chính tương đối mạnh thì sản xuất tăng. Tại Việt Nam, một số nghiên cứu đã xem xét mối liên hệ giữa tiếp cận tài chính và hiệu suất công ty cũng như năng suất công ty cho thấy tình trạng thiếu vốn là rào cản nghiêm trọng đối với sự phát triển của SMEs tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra lợi nhuận của công ty bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, bao gồm cả thương mại hoặc các khoản vay cá nhân và hạn mức tín dụng từ các tổ chức tài chính.
Một nghiên cứu khác của Tran, T.H.M.; Nguyen, T.H.Y (2018) sử dụng một khảo sát sâu rộng ở cấp công ty, xem xét liệu phát triển tài chính địa phương có thúc đẩy hiệu quả hoạt động của SMEs ở Việt Nam hay không? Kết quả nghiên cứu của họ cho thấy, để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nên cải thiện chính sách phát triển tài chính của địa phương. Nghiên cứu của Thangavelu, S.M.; Chongvilaivan (2013) cho thấy, quyền truy cập vào tín dụng bên ngoài đã thúc đẩy năng suất của doanh nghiệp, đặc biệt là với các doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu. Nguyen, B.T.; Kaizoji, T. (2017) nghiên cứu mối quan hệ giữa môi trường đầu tư và năng suất doanh nghiệp cho thấy việc thiếu khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính làm giảm năng suất của doanh nghiệp.
Giang et. al (2019) vận dụng phương pháp phân tích nhân quả với bộ số liệu điều tra SMEs của Việt Nam từ năm 2013-2015 đánh giá tác động nhân quả của việc tiếp cận tài chính đến NSLĐ. Nghiên cứu tập trung vào các doanh nghiệp chuyển từ không có tiếp cận tài chính trong năm 2013 sang có tiếp cận tài chính năm 2015 so với doanh nghiệp không có khả năng tiếp cận tài chính trong cả 2 năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm tài chính, NSLĐ được cải thiện hơn so với các doanh nghiệp không tiếp cận tài chính.
Nhìn chung, hầu hết các bằng chứng trước đây đều ủng hộ mối quan hệ thuận chiều giữa tiếp cận tài chính và NSLĐ. Gatti, R; và Love (2008) phát hiện một mối quan hệ tích cực mạnh mẽ giữa khả năng tiếp cận tín dụng và TFP trên một mẫu các doanh nghiệp Bungari. Butler, A.; Cornaggia, J. (2016) phát hiện ra ở những khu vực có khả năng tiếp cận tài chính tương đối mạnh thì sản xuất tăng. Tại Việt Nam, một số nghiên cứu đã xem xét mối liên hệ giữa tiếp cận tài chính và hiệu suất công ty cũng như năng suất công ty cho thấy tình trạng thiếu vốn là rào cản nghiêm trọng đối với sự phát triển của SMEs tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra lợi nhuận của công ty bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, bao gồm cả thương mại hoặc các khoản vay cá nhân và hạn mức tín dụng từ các tổ chức tài chính.
Một nghiên cứu khác của Tran, T.H.M.; Nguyen, T.H.Y (2018) sử dụng một khảo sát sâu rộng ở cấp công ty, xem xét liệu phát triển tài chính địa phương có thúc đẩy hiệu quả hoạt động của SMEs ở Việt Nam hay không? Kết quả nghiên cứu của họ cho thấy, để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nên cải thiện chính sách phát triển tài chính của địa phương. Nghiên cứu của Thangavelu, S.M.; Chongvilaivan (2013) cho thấy, quyền truy cập vào tín dụng bên ngoài đã thúc đẩy năng suất của doanh nghiệp, đặc biệt là với các doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu. Nguyen, B.T.; Kaizoji, T. (2017) nghiên cứu mối quan hệ giữa môi trường đầu tư và năng suất doanh nghiệp cho thấy việc thiếu khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính làm giảm năng suất của doanh nghiệp.
Giang et. al (2019) vận dụng phương pháp phân tích nhân quả với bộ số liệu điều tra SMEs của Việt Nam từ năm 2013-2015 đánh giá tác động nhân quả của việc tiếp cận tài chính đến NSLĐ. Nghiên cứu tập trung vào các doanh nghiệp chuyển từ không có tiếp cận tài chính trong năm 2013 sang có tiếp cận tài chính năm 2015 so với doanh nghiệp không có khả năng tiếp cận tài chính trong cả 2 năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm tài chính, NSLĐ được cải thiện hơn so với các doanh nghiệp không tiếp cận tài chính.
Nhóm nhân tố thể chế chính sách
Các chính sách kinh tế của Nhà nước có tác động mạnh đến sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. Sự khuyến khích hay không khuyến khích sẽ tác động đến sự gia tăng mức tăng trưởng hay kìm hãm sự phát triển của một số ngành kinh tế, qua đó tác động đến tăng trưởng NSLĐ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng vốn và hiệu quả quản lý hành chính ở doanh nghiệp và ở địa phương có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Luan, Jiang và Tien (2016) đã đưa ra kết luận rằng nếu quản lý có tính minh bạch hơn thì sẽ thu hút được nhiều đầu tư và tăng vốn lớn hơn. Hoặc nghiên cứu của Drabek và Payne (2002) cho rằng, tính minh bạch trong quản lý hành chính của một quốc gia sẽ tạo sức hút rất lớn để tăng đầu tư và vốn từ nước ngoài. Batra et al (2001) và Emery (2003) cùng đưa đến kết luận như nhau, họ cho rằng quá trình quản lý hành chính kém hiệu quả sẽ là nhân tố quan trọng quyết định đến lượng đầu tư tư nhân và tác động tới năng suất lao động. Lambsdorff (2003) cũng khẳng định rằng tham nhũng sẽ ảnh hưởng xấu tới dòng vốn. Nghiên cứu của Kelly (2014) cho thấy rằng tham nhũng là một trong những nhân tố làm giảm đáng kể năng suất kinh tế của quốc gia.
TS. Trần Thị Thanh Hương
Học viện Ngân hàng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Audretsch, D., Feldman, M., (1996). R&D Spillovers and the Geography of Innovation and Production. American Economic Review, 1996, vol. 86, issue 3, 630-40.
2. Aschauer, D., (1989) Is public expenditure productive? Journal of Monetary Economics, 1989, vol. 23, issue 2, 177- 200.
3. Baltagi, B.H. (2005). Econometric Analysis of panel data. West Sussex, England, John Wiley & Sons Ltd.
4. Batra, G., Kaufmann, D., and Stone, A., (2001). Voices of The Firms 2000: Investment Climate and Governance Findings Of The World Business Environment Survey. World Bank.
5. Baptista, R., Swann, G., (1998). Do firms in clusters innovate more? Research Policy, 1998, vol. 27, issue 5, 525-540.
6. Bar van Ark and Marcel Timmer (2003). Asia's Productivity Performance and Potential: The Contribution of Sectors and Structural Change. http://ggdc.nl/databases/10_sector/2007/papers/asia_paper4.pdf.
7. Barron,J.M., D.A. Black and M.A. Loewenstein (1989). Job Matching and on-the-job Training, Journal of Labour Economics, Vol.1:1-19.
8. Black, S. and L. Lynch (1997).“How to Compete: The Impact of Workplace Practices and Information Technology on Productivity”. National Bureau of Economic Research Working Paper, No. 6120, Cambridge, Mass.
9. Blakemore,A. and D. Hoffman (1988). Seniority Rules and Productivity: An Empirical Test, Arizona State university, Sept.
10. Blundell.R.., L. Dearden, C. Meghir and B. Sianesi1(1999). Human capital investment: The Returns from Education and Training to the Individual, the Firm and the Economy, Institute for Fiscal Studies, Vol 20(1):1-23.
11. Boermans, M.; Willebrands, D. (2012). Financial Constraints, Risk Taking and Firm Performance: Recent Evidence from Microfinance Clients in Tanzania; DNB Working Papers No. 358; Netherlands Central Bank: Amsterdam, The Netherlands.
2. Aschauer, D., (1989) Is public expenditure productive? Journal of Monetary Economics, 1989, vol. 23, issue 2, 177- 200.
3. Baltagi, B.H. (2005). Econometric Analysis of panel data. West Sussex, England, John Wiley & Sons Ltd.
4. Batra, G., Kaufmann, D., and Stone, A., (2001). Voices of The Firms 2000: Investment Climate and Governance Findings Of The World Business Environment Survey. World Bank.
5. Baptista, R., Swann, G., (1998). Do firms in clusters innovate more? Research Policy, 1998, vol. 27, issue 5, 525-540.
6. Bar van Ark and Marcel Timmer (2003). Asia's Productivity Performance and Potential: The Contribution of Sectors and Structural Change. http://ggdc.nl/databases/10_sector/2007/papers/asia_paper4.pdf.
7. Barron,J.M., D.A. Black and M.A. Loewenstein (1989). Job Matching and on-the-job Training, Journal of Labour Economics, Vol.1:1-19.
8. Black, S. and L. Lynch (1997).“How to Compete: The Impact of Workplace Practices and Information Technology on Productivity”. National Bureau of Economic Research Working Paper, No. 6120, Cambridge, Mass.
9. Blakemore,A. and D. Hoffman (1988). Seniority Rules and Productivity: An Empirical Test, Arizona State university, Sept.
10. Blundell.R.., L. Dearden, C. Meghir and B. Sianesi1(1999). Human capital investment: The Returns from Education and Training to the Individual, the Firm and the Economy, Institute for Fiscal Studies, Vol 20(1):1-23.
11. Boermans, M.; Willebrands, D. (2012). Financial Constraints, Risk Taking and Firm Performance: Recent Evidence from Microfinance Clients in Tanzania; DNB Working Papers No. 358; Netherlands Central Bank: Amsterdam, The Netherlands.