Sản xuất lúa Đông xuân tại Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng nhiều nỗi lo

|

Sản xuất lúa Đông xuân tại Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng nhiều nỗi lo

Những năm mất mùa
 
Vụ Đông xuân năm 2019 diễn ra trong sự lo lắng của các nhà chuyên môn về thủy nông, thổ nhưỡngthời tiết; trước khi xuống giống đã có nhiều cảnh báo về điều kiện sản xuất sẽ chịu ảnh hưởng của nắng nóng, hạn hán, có thể xảy ra xâm nhập mặn cuối vụ. Mức độ tác động của thiên tai được cảnh bảo tuy không nặng nề và khắc nghiệt như đã từng diễn ra trong năm 2016 nhưng được xem như là nguy cơ đe dọa đến kết quả sản xuất lúa. Ngành nông nghiệp đã lên phương án điều chỉnh thời vụ đối với những diện tích khô hạn, bị động về nước tưới hoặc chuyển đổi cây trồng khác phù hợp, thậm chí một số diện tích được khuyến nghị ngắt vụ không gieo cấy mà chuyển qua sản xuất vụ sau. Thực tế đã diễn ra đúng như kịch bản được báo trước, mặc dù công tác ứng phó, phòng trừ dịch bệnh, hạn hán thành công nhưng kết quả sản xuất lúa vẫn bị ảnh hưởng bởi thời tiết nắng nóng cực đoan.

 
 
Ảnh minh họa, nguồn Internet

Trước những nguy được dự báo từ đầu mùa của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, thời vụ gieo cấy được đề xuất thực hiện xuống giống trà sớm trong tháng 10 năm 2018, chiếm 27% diện tích kế hoạch, tiếp đến xuống giống đợt 1 trong tháng 11 chiếm 38%, đợt 2 trong tháng 12 chiếm 29% và trà muộn trong tháng 1 năm 2019 chiếm 6%. Xuống giống trong tháng 10 sẽ có một số bất lợi ở giai đoạn trổ đòng của cây lúa và thường cho năng suất không cao, tuy nhiên lại khá an toàn đối với vùng bị ảnh hưởng của hạn, mặn hàng năm, do đó đây là sự lựa chọn an toàn ứng phó với kiểu thời tiết những năm gần đây, về lâu dài vùng khó khăn này cần được chuyển sang cơ cấu 2 lúa - 1 màu.
 
Theo kết quả bộ, nếu không tính phần diện tích lúa đông xuân của Cà Mau chuyển từ lúa vụ Mùa sang thì diện tích lúa đông xuân năm nay của cả vùng ĐBSCL giảm 5,7 nghìn ha so với cùng kỳ (điều này phù hợp với xu hướng chuyển diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng cây trồng khác cũng biểu hiện cho kết quả của khuyến cáo chuyển đổi tạm thời, ngưng vụ nhằm tránh thiệt hại của hạn hán, nắng nóng); năng suất ước đạt 67,5 tạ/ha, giảm 1,4 tạ/ha; sản lượng ước đạt 10,8 triệu tấn, giảm 5,4 nghìn tấn so với cùng kỳ (bao gồm 194 nghìn tấn lúa đông xuân của Mau). Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến năng suất lúa giảm những diện tích lúa gieo cấy trong tháng 10 xảy ra tình trạng cây lúa sớm đủ tích ôn và trổ bông trước từ 5-7 ngày so với sinh trưởng bình thường. Điều này dẫn đến tích lũy sinh khối của lúa chưa đầy đủ đã làm đòng trổ bông, chiều dài đòng không đạt mức tiêu chuẩn làm giảm chất lượng hạt lúa. Mặt khác lúa trổ sớm hơn lịch bón phân đón đòng của nông dân nên lúa không được tăng cường dinh dưỡng dẫn đến năng suất lúa trà sớm giảm.
 
Như vậy trong 5 năm gần nhất thì tới 3 năm năng suất lúa đông xuân vùng đồng bằng sông Cửu Long sụt giảm do các yếu tố khách quan. Còn nhớ vụ Đông xuân năm 2016 hạn hán, xâm nhập mặn đã biến kết quả sản xuất lúa nơi đây thànhức buồn nhất lịch sử hơn 40 năm, năng suất lúa giảm đến 7,0 tạ/ha; Vụ Đông xuân năm 2017 mưa trái mùa sâu bệnh tiếp tục gia tăng gây thiệt hại cho sản xuất lúa đông xuân, năng suất lúa giảm thêm 1,6 tạ/ha; đến năm 2019 năng suất lúa lại một lần nữa sụt giảm, lần này con số 1,4 tạ/ha.
 
Đến năm mất giá
 
Vụ Đông xuân năm nay nông dân đồng bằng sông Cửu Long phải chịu cảnh cây lúa mất mùa, mất luôn cả giá, giá bán thóc đầu vụ ở phần lớn diện tích thu hoạch của trà lúa sớm giảm từ 500 đến 1000 đồng/kg. Mặc Chính phủ đã cố gắng đồng hành cùng Doanh nghiệp, trợ giá mua thóc, gạo, nhưng thực tế việc chờ được đến khi giá bán thóc được bảo lãnh thì lúa trên bông đã già hạt hơn bình thường, dễ rụng hơn và cũng đã khô hạt trên bông quá nhiều; điều này có lợi cho các thương lái nhưng lại thiệt hại cho người nông dân. Đấychưa kể đến phần trợ giá cho việc mua gạo đối với các doanh nghiệp. Nếu tính toán sâu hơn, giá thành sản xuất lúa đông xuân năm nay cao hơn năm trước từ 60 đến 70 đồng/kg, mặc dù chi phí sản xuất cho 01 ha lúa có thấp hơn năm trước do ít sâu bệnh hơn nhưng năng suất giảm nên giá thành sản xuất lúa lại bị tăng lên, lợi nhuận thấp hơn năm trước, có thể thấp hơn đến 8,6 triệu đồng/ha như ở Tiền Giang.
 
Sản xuất lúa vẫn là trung tâm chú ý ở đồng bằng sông Cửu Long, tuy nhiên kết quả sản xuất những năm gần đây cho thấy chúng ta chưa nhận được kết quả xứng đáng với những nỗ lực khắc phục biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, dịch bệnh. Chính vì vậy, tái cơ cấu cây trồng là bước đi đúng đắn, đặc biệt giải pháp chuyển diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng cây trồng khác hoặc sản xuất thủy sản đang từng bước thể hiện được tính phù hợp. Hy vọng những năm tiếp theo đồng bằng sông Cửu Long sẽ sớm vượt qua chặng đường khó khăn, tái cơ cấu cây trồng hiệu quả, đạt được nhiều thắng lợi./.
 
Đinh Sỹ Nguyên
Chi đoàn vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản - TCTK