Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, hàng hóa Việt đã trở thành điểm tựa vững vàng cho thị trường trong nước, góp phần ổn định thị trường. Đồng thời, thị trường trong nước cũng chính là “bệ đỡ” để các doanh nghiệp Việt tiếp tục khẳng định được chỗ đứng, mở ra nhiều cơ hội cho hàng Việt tiếp cận thị trường mới.
Điểm tựa vững chắc cho thị trường trong nước
Thời gian qua, nhiều tỉnh, thành phố phải áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt 2 đầu tầu kinh tế là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội với nhiều khu vực đang cùng thực hiện giãn cách ở mức độ cao hơn Chỉ thị 16 khiến chuỗi cung ứng hàng hóa bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Doanh nghiệp và người dân gặp rất nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Cùng với đó, dịch bệnh cũng cản trở lưu thông hàng hóa trên toàn cầu khiến việc xuất khẩu càng trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, chính lúc gian nan này, hàng Việt đã trở thành điểm tựa vững vàng cho thị trường trong nước. Sức sống của Cuộc vận động“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã trỗi dậy mạnh mẽ hơn, khẳng định sự tự chủ của sản xuất trong nước.
Ảnh minh họa
Qua hơn 11 năm triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tới nay (từ năm 2009), hàng Việt ngày càng khẳng định được vị thế tại thị trường trong nước. Theo khảo sát tại một số siêu thị bán lẻ của Bộ Công Thương cho thấy, hàng Việt được bày bán tại nhiều hệ thống siêu thị trong nước luôn đạt tỷ lệ rất cao. Điển hình như tại hệ thống siêu thị bán lẻ Co.opmart, Vissan, Vinmart, BRG Retail… hàng hóa trong nước luôn chiếm tỷ lệ 90-95%. Còn tại hệ thống siêu thị của doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam, hàng Việt Nam cũng chiếm tỷ lệ 60-96%. Tại kênh phân phối là các chợ, các cửa hàng tiện lợi, tỷ lệ hàng Việt Nam cũng từ 60% trở lên.
Kết quả điều tra dư luận xã hội của Viện Dư luận xã hội (Ban Tuyên giáo Trung ương) cũng cho thấy, hàng Việt hiện chiếm tỷ lệ 60-80% trong hệ thống phân phối của doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Hệ thống bán lẻ hàng Việt hiện đại đang mở rộng nhanh chóng; gần 70% người Việt Nam vẫn ưa chuộng, ưu tiên tiêu dùng hàng nội địa.
Tập đoàn Central Retail ở Việt Nam (đơn vị quản lý, vận hành chuỗi đại siêu thị GO!/Big C) cho biết, doanh nghiệp luôn đánh giá cao vai trò của hàng Việt Nam trong hệ thống bán lẻ hiện đại; đồng thời luôn đồng hành với doanh nghiệp trong nước trong việc tiêu thụ hàng hóa cũng như tổ chức các Tuần lễ hàng nông sản của các địa phương nhằm hỗ trợ người dân và hợp tác xã. Hiện nay, Big C có khoảng 45.000 mã hàng hóa, trong đó tỷ lệ hàng Việt Nam chiếm trên 90%.
Đồng quan điểm, siêu thị Saigon Co.op cho biết, nhiều năm qua siêu thị luôn có chính sách ưu tiên mua hàng, bố trí diện tích, vị trí trưng bày, truyền thông, khuyến mại… dành cho hàng Việt Nam. Ngoài ra, Saigon Co.op còn phối hợp với các địa phương hỗ trợ vốn, kỹ thuật để doanh nghiệp đầu tư sản xuất các mặt hàng chất lượng cao cung ứng cho hệ thống siêu thị của Saigon Co.op…
Hiệp hội doanh nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ, mặc dù dịch Covid-19 kéo dài nhưng với sự chủ động và linh hoạt, các doanh nghiệp ngành lương thực, thực phẩm như: Cholimex, Sài Gòn Food hay ABC Barkery đã tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên vật liệu vốn có thế mạnh trong nước và điều chỉnh các dòng sản phẩm mang tính tiện ích hơn để phục vụ người tiêu dùng.
Sở Công Thương Hà Nội cũng cho rằng, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, thành phố đã khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh phân phối tại thị trường nội địa, đồng thời triển khai nhiều chương trình khuyến mại kích cầu tiêu dùng. Các cửa hàng, siêu thị đã liên kết với các doanh nghiệp, nhà sản xuất để chủ động nắm bắt nhu cầu thị trường, cung ứng nguồn hàng đầy đủ và cam kết mức giá ổn định. Việc ưu tiên các doanh nghiệp Việt trong chính sách mua hàng, nhất là đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng chất lượng cao đã tạo động lực giúp doanh nghiệp Việt vượt qua khó khăn, phát triển sản xuất. Nhờ đó, dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhưng các mặt hàng sản xuất trong nước không có biến động nhiều về giá, hàng hóa dồi dào, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân, góp phần ổn định thị trường, bình ổn giá cả. Ngay cả trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, vẫn có nhiều sản phẩm mới chinh phục thị trường, giải quyết đầu ra cho nông sản mùa dịch.
Theo báo cáo của Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương, hiện hàng Việt Nam có độ phủ lớn tại hệ thống phân phối nội địa, được người tiêu dùng trong nước tin tưởng. Bên cạnh chất lượng tốt, mẫu mã đẹp và giá cả phù hợp, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng Việt đã biết khai thác yếu tố văn hóa dân tộc, đặc sản vùng, miền để tiếp cận người tiêu dùng trong nước và quốc tế thông qua các hội chợ, hội nghị kết nối cung-cầu, hội nghị đặc sản vùng, miền, sản phẩm Đề án “Mỗi xã một sản phẩm”(OCOP)… Điều này giúp các doanh nghiệp Việt không chỉ“vượt bão” dịch thành công mà còn duy trì tăng trưởng, cũng như đảm bảo sự phát triển bền vững.
Có thể nói, trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, thị trường trong nước đã thực sự là bệ đỡ cho các doanh nghiệp trong nước. Đặc biệt, các nhà bán lẻ lớn đã chủ động dự báo nhu cầu tiêu thụ hàng hóa khi diễn biến dịch bệnh phức tạp để tăng lượng hàng dự trữ. Nhờ đó, hàng hóa lưu thông thông suốt, không có hiện tượng khan hàng, sốt giá những mặt hàng thiết yếu, người dân cảm thấy yên tâm mua sắm hay yên tâm ở nhà trong thời gian giãn cách xã hội. Các chuyên gia đánh giá, đây là một trong những động lực trong thời kỳ vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời bảo đảm phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân.
Nâng cao vị thế
Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp sản xuất hàng Việt trong các ngành như dệt may, da giày, chế biến thực phẩm, nông thủy sản… đã đẩy mạnh đầu tư để tăng thị phần tại nội địa. Trong những thời điểm khó khăn do dịch bệnh, hàng hóa trong nước vẫn luôn có một vị thế nhất định trong lòng người tiêu dùng Việt Nam, khi mà 88% người tiêu dùng Việt được khảo sát khẳng định họ quan tâm tới cuộc vận động“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, gần 70% xác nhận họ sẽ ưu tiên mua và sử dụng hàng của doanh nghiệp trong nước sản xuất.
Để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hàng Việt Nam, ngày 17/3/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 386/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" giai đoạn 2021-2025. Theo đó, mục tiêu của Đề án là giữ thị phần hàng Việt Nam có thế mạnh với tỷ lệ hơn 85% tại các kênh phân phối hiện đại và trên 80% tại các kênh phân phối truyền thống (chợ, cửa hàng tạp hóa)...
Ngoài ra, Đề án cũng hướng tới hơn 90% người tiêu dùng và doanh nghiệp Việt Nam biết đến chương trình nhận diện hàng Việt Nam; 70% doanh nghiệp tham gia phong trào “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam”. 100% địa phương nhân rộng mô hình điểm bán hàng“Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam”…
Để phát triển thị trường trong nước, đồng thời giữ thị phần hàng Việt Nam tại các kênh phân phối, Đề án đưa ra 4 nhóm giải pháp, chính sách chủ yếu, gồm: Hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối hàng Việt Nam cố định và bền vững; xây dựng chương trình kết nối quy mô quốc gia giữa nhà sản xuất, kinh doanh với nhà phân phối, đại lý trong nước; hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn để đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm; tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường và bảo vệ người tiêu dùng…
Bộ Công Thương cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2021 và các chương trình phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động trong giai đoạn mới hội nhập kinh tế quốc tế, vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế-xã hội.
Để tận dụng cơ hội từ Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam," Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, ngoài sự hỗ trợ và đồng hành của các cơ quan quản lý, doanh nghiệp phải có sản phẩm chất lượng, giá cạnh tranh, dịch vụ sau bán hàng tốt... đưa hàng hóa nội địa chinh phục người Việt Nam.
Bên cạnh đó, nhằm chung tay hỗ trợ doanh nghiệp Việt trong bối cảnh dịch Covid-19, một trong những phương thức được đánh giá cao hiện nay trong lưu thông hàng hóa là đưa hàng hóa lên sàn thương mại điện tử. Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, xu hướng tiêu dùng trực tuyến đang ngày càng phổ biến và là xu hướng tất yếu của tương lai. Gian hàng Việt trực tuyến được xem là một biện pháp giúp các doanh nghiệp Việt phục hồi sản xuất và tiếp cận thị trường qua phương thức phân phối hiện đại, đưa hàng Việt phân phối đi khắp cả nước. Hiện, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã ký liên kết với một số sàn thương mại điện tử như Sendo, Tiki, thời gian tới sẽ mở rộng để các sàn thương mại lớn đều có gian hàng Việt. Ngoài ra, Cục sẽ tiếp tục thúc đẩy để mở gian hàng Việt tại các sàn thương mại điện tử nước ngoài.
Sendo, một trong những sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam với khoảng 1 tỷ lượt truy cập trong năm 2020, đang định hướng trở thành một chợ của người Việt, phân phối sản phẩm Việt và hướng tới đông đảo người tiêu dùng ở khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, Sendo đã phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thực hiện nhiều chương trình đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử để kết nối giữa doanh nghiệp sản xuất trong nước với người tiêu dùng. Qua các chương trình này, người tiêu dùng được trải nghiệm nhiều hơn với hàng Việt giá rẻ, chất lượng tốt và ngày càng đa dạng về chủng loại.
Để khẳng định được chỗ đứng tại thị trường trong nước, đồng thời mở ra nhiều cơ hội cho hàng Việt tiếp cận thị trường mới, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các chuyên gia kinh tế cho rằng, doanh nghiệp cần chủ động đầu tư, thay đổi công nghệ tiên tiến, tăng năng suất lao động, hạ giá thành nhưng vẫn bảo đảm chất lượng sản phẩm, đa dạng mẫu mã.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải nâng cao năng lực tổ chức quản lý cũng như tăng cường khả năng liên kết và hợp tác với doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp bán lẻ“bắt tay” chặt hơn với các nhà sản xuất trong việc tạo nguồn hàng sản xuất trong nước với giá cả cạnh tranh, đủ tiêu chuẩn chất lượng để thỏa mãn nhu cầu mua sắm đa dạng và ngày càng cao ở Việt Nam.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần cung cấp thông tin trung thực, cụ thể về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa, dịch vụ để người tiêu dùng dễ dàng tìm hiểu; phối hợp với lực lượng chức năng để kiểm soát tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng...
Doanh nghiệp Việt cũng cần nâng cao khả năng quản lý trên các mô hình công nghệ số thông qua việc ứng dụng thương mại điện tử, các phần mềm nghiệp vụ; thực hiện đồng bộ các biện pháp về nghiên cứu thị trường, sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến thương mại. Từ đó, tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng, góp phần tăng doanh thu, tăng thị phần và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế./.
Để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hàng Việt Nam, ngày 17/3/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 386/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" giai đoạn 2021-2025. Theo đó, mục tiêu của Đề án là giữ thị phần hàng Việt Nam có thế mạnh với tỷ lệ hơn 85% tại các kênh phân phối hiện đại và trên 80% tại các kênh phân phối truyền thống (chợ, cửa hàng tạp hóa)...
Ngoài ra, Đề án cũng hướng tới hơn 90% người tiêu dùng và doanh nghiệp Việt Nam biết đến chương trình nhận diện hàng Việt Nam; 70% doanh nghiệp tham gia phong trào “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam”. 100% địa phương nhân rộng mô hình điểm bán hàng“Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam”…
Để phát triển thị trường trong nước, đồng thời giữ thị phần hàng Việt Nam tại các kênh phân phối, Đề án đưa ra 4 nhóm giải pháp, chính sách chủ yếu, gồm: Hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối hàng Việt Nam cố định và bền vững; xây dựng chương trình kết nối quy mô quốc gia giữa nhà sản xuất, kinh doanh với nhà phân phối, đại lý trong nước; hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn để đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm; tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường và bảo vệ người tiêu dùng…
Bộ Công Thương cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2021 và các chương trình phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động trong giai đoạn mới hội nhập kinh tế quốc tế, vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế-xã hội.
Để tận dụng cơ hội từ Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam," Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, ngoài sự hỗ trợ và đồng hành của các cơ quan quản lý, doanh nghiệp phải có sản phẩm chất lượng, giá cạnh tranh, dịch vụ sau bán hàng tốt... đưa hàng hóa nội địa chinh phục người Việt Nam.
Bên cạnh đó, nhằm chung tay hỗ trợ doanh nghiệp Việt trong bối cảnh dịch Covid-19, một trong những phương thức được đánh giá cao hiện nay trong lưu thông hàng hóa là đưa hàng hóa lên sàn thương mại điện tử. Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, xu hướng tiêu dùng trực tuyến đang ngày càng phổ biến và là xu hướng tất yếu của tương lai. Gian hàng Việt trực tuyến được xem là một biện pháp giúp các doanh nghiệp Việt phục hồi sản xuất và tiếp cận thị trường qua phương thức phân phối hiện đại, đưa hàng Việt phân phối đi khắp cả nước. Hiện, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã ký liên kết với một số sàn thương mại điện tử như Sendo, Tiki, thời gian tới sẽ mở rộng để các sàn thương mại lớn đều có gian hàng Việt. Ngoài ra, Cục sẽ tiếp tục thúc đẩy để mở gian hàng Việt tại các sàn thương mại điện tử nước ngoài.
Sendo, một trong những sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam với khoảng 1 tỷ lượt truy cập trong năm 2020, đang định hướng trở thành một chợ của người Việt, phân phối sản phẩm Việt và hướng tới đông đảo người tiêu dùng ở khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, Sendo đã phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thực hiện nhiều chương trình đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử để kết nối giữa doanh nghiệp sản xuất trong nước với người tiêu dùng. Qua các chương trình này, người tiêu dùng được trải nghiệm nhiều hơn với hàng Việt giá rẻ, chất lượng tốt và ngày càng đa dạng về chủng loại.
Để khẳng định được chỗ đứng tại thị trường trong nước, đồng thời mở ra nhiều cơ hội cho hàng Việt tiếp cận thị trường mới, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các chuyên gia kinh tế cho rằng, doanh nghiệp cần chủ động đầu tư, thay đổi công nghệ tiên tiến, tăng năng suất lao động, hạ giá thành nhưng vẫn bảo đảm chất lượng sản phẩm, đa dạng mẫu mã.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải nâng cao năng lực tổ chức quản lý cũng như tăng cường khả năng liên kết và hợp tác với doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp bán lẻ“bắt tay” chặt hơn với các nhà sản xuất trong việc tạo nguồn hàng sản xuất trong nước với giá cả cạnh tranh, đủ tiêu chuẩn chất lượng để thỏa mãn nhu cầu mua sắm đa dạng và ngày càng cao ở Việt Nam.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần cung cấp thông tin trung thực, cụ thể về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa, dịch vụ để người tiêu dùng dễ dàng tìm hiểu; phối hợp với lực lượng chức năng để kiểm soát tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng...
Doanh nghiệp Việt cũng cần nâng cao khả năng quản lý trên các mô hình công nghệ số thông qua việc ứng dụng thương mại điện tử, các phần mềm nghiệp vụ; thực hiện đồng bộ các biện pháp về nghiên cứu thị trường, sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến thương mại. Từ đó, tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng, góp phần tăng doanh thu, tăng thị phần và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế./.