Trong cuộc chạy đua toàn cầu hướng đến phát thải cân bằng, phát thải khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050, việc thu hút tài chính từ khối tư nhân bằng cách mở rộng hơn nữa các ngành, lĩnh vực tham gia tăng trưởng xanh, cũng như đề ra các chính sách khuyến khích đầu tư cụ thể sẽ giúp các quốc gia gia tăng thêm nguồn lực đáng kể về tài chính, công nghệ, kỹ thuật…Việt Nam đã hình thành hệ thống luật pháp, chính sách thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân tham gia thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, đầu tư vào tăng trưởng xanh. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, chừng đó là chưa đủ, điều quan trọng là các chính sách khuyến khích, hỗ trợ cần thông thoáng, hiệu quả hơn.
Kết quả đạt được và những mục tiêu mới
Được triển khai tại Việt Nam từ năm 2012, tăng trưởng xanh được cụ thể hóa thông qua“Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050”(Chiến lược tăng trưởng xanh) với các nhiệm vụ chiến lược là giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy xanh hóa sản xuất, xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững.
Qua 8 năm triển khai Chiến lược, nhận thức của nhân dân, cộng đồng về vai trò, ý nghĩa của tăng trưởng xanh đã được nâng lên rõ rệt, từng bước thay đổi hành vi sản xuất, sinh hoạt và có nhiều hành động thiết thực đóng góp vào thực hiện tăng trưởng xanh; xuất hiện nhiều mô hình sản xuất và tiêu dùng tiết kiệm, an toàn, văn minh, mang đậm bản sắc dân tộc, hài hòa và thân thiện với thiên nhiên; cảnh quan, môi trường sống của người dân ngày càng thay đổi theo hướng tích cực hơn, đặc biệt tại các xã nông thôn mới.
Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa các mục tiêu tăng trưởng xanh đã đạt được nhiều kết quả nổi bật: Đã có 8 Bộ và 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành Kế hoạch hành động để triển khai Chiến lược thời kỳ 2011-2020. Từ các Kế hoạch hành động trên, nội dung tăng trưởng xanh đã được nghiên cứu, tích hợp vào nhiều Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, các luật, nghị định, thông tư trong từng lĩnh vực cụ thể, tạo hành lang pháp lý để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược thời kỳ 2011-2020.
Ảnh minh họa, nguồn Internet
Một số mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu chính của Chiến lược tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 đã đạt được kết quả khả quan như: Các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính được triển khai rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực, lượng phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng giảm 12,9% so với phương án phát triển bình thường; tiêu hao năng lượng tính trên GDP giảm bình quân 1,8%/năm; tỷ lệ doanh nghiệp công nghiệp có nhận thức về sản xuất sạch hơn đã tăng từ 28% năm 2010 lên 46,9% năm 2020; tỷ lệ che phủ rừng năm 2020 đạt 42%; dư nợ tín dụng xanh đạt gần 238 nghìn tỷ đồng năm 2018 (tăng 235% so với năm 2015)…
Theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam là quốc gia chịu tác động nặng nề bởi biến đổi khí hậu, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, thiên tai, dịch bệnh và các yếu tố rủi ro từ bên ngoài đang tăng lên. Nền kinh tế ngày càng trở nên dễ bị tổn thương, đặc biệt đối với các nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội… do đó tăng trưởng xanh đang trở thành xu hướng ngày càng mạnh mẽ trên thế giới và là con đường tất yếu trong sự nghiệp phát triển của Việt Nam. Đặc biệt, thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh còn giúp Việt Nam thực hiện các cam kết, thỏa thuận quốc tế, bao gồm cả những cam kết trong các FTA thế hệ mới.
Từ những căn cứ pháp lý và cơ sở thực tiễn nêu trên, việc ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” là cần thiết, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng cường năng lực chống chịu, giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của nền kinh tế trước các cú sốc khác nhau, phát huy năng lực, nâng cao tính bình đẳng về khả năng tiếp cận cơ hội và thụ hưởng thành quả của sự phát triển đối với mỗi người dân.
Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2050 đặt mục tiêu, đến năm 2030, tiêu hao năng lượng sơ cấp trên GDP giảm từ 1,0-1,5%/năm; tỷ trọng năng lượng tái tạo trên tổng cung cấp năng lượng sơ cấp đạt 15-20%; kinh tế số chiếm 30% GDP; tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa có hàm lượng công nghệ cao trong tổng xuất khẩu đạt trên 60%...
Đến năm 2050, tiêu hao năng lượng sơ cấp trên GDP giảm từ 1,5%-2%/năm; tỷ trọng năng lượng tái tạo trên tổng cung cấp năng lượng sơ cấp đạt 25-30%; kinh tế số chiếm 50% GDP; tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa có hàm lượng công nghệ cao trong tổng suất khẩu đạt trên 80%...
Để đạt được những mục tiêu trên, giải pháp xuyên suốt mà chiến lược đưa ra là xây dựng và hoàn thiện thể chế; truyền thông, nâng cao nhận thức và khuyến khích thực hiện; phát triển nguồn nhân lực và việc làm xanh; huy động nguồn lực; khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; xây dựng lối sống xanh, bền vững; quản lý chất thải và tài nguyên nước; thúc đẩy hợp tác quốc tế…
Trong đó, hoàn thiện thể chế là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu cần được thực hiện ngay. Để làm được điều này, Bộ KH&ĐT cho rằng, cần xây dựng khung pháp lý và chính sách, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn tiêu chí xanh cho các chương trình, dự án sản phẩm và dịch vụ. Đồng thời, tích hợp các mục tiêu tăng trưởng xanh vào các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo hướng giảm phát thải gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, tạo điều kiện phát triển các ngành sản xuất xanh mới.
Cùng với đó, tích hợp các nội dung nâng cao khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, nước biển dâng vào quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, các ngành, đặc biệt là ở những vùng dễ bị tổn thương. Xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý và chính sách đồng bộ, tăng cường áp dụng các công cụ kinh tế đối với hoạt động sản xuất và tiêu dùng. Tăng cường vai trò quản lý nhà nước và khuyến khích sự tham gia của toàn xã hội trong công tác giám sát và đánh giá định kỳ việc thực hiện chiến lược. Xây dựng, hoàn thiện các công cụ pháp lý, bộ tiêu chí thống kê, cơ sở dữ liệu về tăng trưởng xanh, các quy định, hướng dẫn theo hướng tăng cường tính ràng buộc pháp lý trong triển khai thực hiện.
Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư tư nhân
Chiến lược tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực nhưng vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Trên thực tế Chiến lược tăng trưởng xanh đòi hỏi nguồn lực rất lớn để thực hiện các dự án đầu tư cho đổi mới công nghệ, quy hoạch, phát triển hạ tầng cơ sở… nhằm phục vụ việc triển khai thực hiện Chiến lược. Trong khi đó, nguồn lực trong nước, đặc biệt là ngân sách nhà nước cho tăng trưởng xanh là rất hạn chế. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, Quỹ phát triển Liên hợp quốc về huy động nguồn vốn cho biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh, nguồn vốn đầu tư công của Việt Nam cho việc chống biến đổi khí hậu và các mục tiêu tăng trưởng xanh hiện chỉ chiếm 0,1% GDP.
Tính toán sơ bộ ban đầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Thế giới cho thấy, để thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh đến năm 2030, dự kiến cần khoảng 30 tỷ USD, trong đó ngân sách nhà nước chỉ có thể đáp ứng tối đa 30% nguồn lực và cần tới 70% từ các nguồn khác, trong đó chủ yếu là khu vực tư nhân. Theo đó, nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước chủ yếu tập trung vào các chương trình đầu tư giao thông công cộng của ngành giao thông cho các thành phố lớn, các đường cao tốc; Các chương trình, dự án hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực, thể chế chính sách giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, hỗ trợ đầu tư tư nhân, dự án thí điểm. Trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, Chương trình mục tiêu cho biến đổi khí hậu và giai đoạn 2016-2020 ước tính phân bổ khoảng 15.800 tỷ đồng, trong đó 30% cho tăng trưởng xanh. Có thể nói, nguồn lực công đang bị phân tán cho rất nhiều mục tiêu ưu tiên khác nhau nên phần dành cho tăng trưởng xanh hiện rất hạn hẹp.
Trong khi đó, nguồn đầu tư tư nhân cho tăng trưởng xanh mang tính quyết định, đảm bảo thành công trong thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh, bao gồm: Các dự án đầu tư của doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp trong nước, hộ sản xuất, hộ gia đình. Tổng vốn đầu tư cho mục tiêu này hiện đạt gần 2,5 tỷ USD, chủ yếu tập trung vào năng lượng tái tạo và một phần hiệu quả năng lượng. Các chuyên gia kinh tế nhận định, trong bối cảnh nguồn đầu tư công ngày càng hạn hẹp và phải trang trải cho nhiều nhu cầu chi tiêu công cấp bách, vai trò của tư nhân ngày càng được đánh giá cao trong việc xanh hóa nền kinh tế Việt Nam, bởi trên 40% GDP được đóng góp từ khu vực tư nhân. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, đầu tư công không phải là nguồn vốn chủ đạo đối với nỗ lực thực hiện chống biến đổi khí hậu hay tăng trưởng xanh. Tại Hàn Quốc, vốn đầu tư công được sử dụng như nguồn vốn kích thích để tạo sự tin tưởng cho nguồn vốn tư nhân với quy mô rộng hơn.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, theo các chuyên gia, tăng trưởng xanh và bền vững sẽ là “vắc xin” để doanh nghiệp bảo vệ chính mình, giúp trụ vững hơn và tìm được cơ hội thoát khó. Thậm chí, việc “sản xuất xanh” còn tạo cơ hội để doanh nghiệp tranh thủ được sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý dành cho doanh nghiệp.
Để thúc đẩy khu vực tư nhân đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng xanh và bền vững tại Việt Nam, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) đã cung cấp khoản cho vay dài hạn trị giá 100 triệu USD cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông (OCB). Mục đích của khoản tín dụng này là hỗ trợ mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là thúc đẩy tài trợ cho các dự án thân thiện với khí hậu tại Việt Nam, tạo ra những lựa chọn mới cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn tín dụng xanh thông qua việc nâng cao hiệu quả nền tảng ngân hàng công nghệ số và phát triển các sản phẩm theo nhu cầu của phân khúc này.
Theo Giám đốc toàn cầu Khối Đầu tư khí hậu của IFC, đại dịch Covid-19 đã làm đảo lộn cuộc sống và các nền kinh tế trên toàn cầu, song nó cũng mang đến cơ hội hiếm có để các chính phủ nhìn nhận lại đinh hướng phát triển của nền kinh tế đang được tái thiết và phân bổ các nguồn lực vốn hạn chế cho phù hợp và hiệu quả. Vì vậy, cần tái thiết với trọng tâm chiến lược là các giải pháp thông minh với khí hậu sẽ giúp tạo ra các cơ hội việc làm và thu hút đầu tư, hỗ trợ quá trình chuyển dịch sang quỹ đạo tăng trưởng kinh tế carbon thấp. Để hỗ trợ OCB khai thác tiềm năng tài trợ khí hậu này, 1/2 khoản tài trợ của IFC, tương đương 50 triệu đô la Mỹ sẽ được dành cho các dự án thân thiện với môi trường, mang lại lựa chọn mới cho các doanh nghiệp đang tìm kiếm nguồn tín dụng xanh.
Tuy nhiên, với không ít doanh nghiệp, đầu tư cho sản xuất xanh vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là về nguồn vốn. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam, đặc biệt với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó trong việc tiếp cận với các nguồn vốn từ ngân hàng thương mại cho các dự án đổi mới, thay thế công nghệ và thiết bị có hiệu năng sử dụng năng lượng cao; cơ chế chính sách hỗ trợ giá điện tái tạo chưa có định hướng cụ thể dẫn dắt, chính sách chưa nhất quán và thiếu đồng bộ nên các chủ đầu tư thường rơi vào thế bị động; thiếu cơ sở hạ tầng đồng bộ và phù hợp cho phát triển năng lượng tái tạo trong khi năng lực quản lý và hỗ trợ đầu tư các dự án năng lượng tái tạo, tại địa phương còn yếu kém… Báo cáo của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) cho thấy, đến hết quý I/2021, dư nợ cấp tín dụng đối với các dự án xanh là gần 335 nghìn tỷ đồng, chiếm 3,6% tổng dư nợ toàn nền kinh tế, tăng 0,46% so với năm 2020. Trong đó, tín dụng xanh chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp xanh, chiếm hơn 39% tổng dư nợ tín dụng xanh; năng lượng tái tạo, năng lượng sạch chiếm 37%. Tuy nhiên việc triển khai cung ứng vốn cho các doanh nghiệp phát triển xanh, bảo vệ môi trường vẫn cần quyết liệt hơn nữa.
Để huy động được đầu tư tư nhân, theo các chuyên gia, các chính sách của Chính phủ cần có tầm nhìn dài hạn hơn thay vì các chính sách ngắn hạn có tầm nhìn 5 năm để tạo sự tin tưởng của khối tư nhân. Hiện rất nhiều các khoản đầu tư của tư nhân nhưng chỉ ngắn hạn trong thời gian 4-5 năm, sau đó họ chuyển sang các lĩnh vực khác do lo sợ về rủi ro về mặt chính sách.
Có thể nói, chuyển đổi nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế xanh là xu hướng nhiều quốc gia trên thế giới đang hướng tới. Việt Nam đang đặt ra nhiều ưu tiên cho việc xây dựng nền kinh tế xanh và rất cần thu hút các nguồn vốn đầu tư vào các dự án phát triển bền vững. Vì vậy, cần có những sáng kiến và giải pháp đột phá để huy động đầu tư tư nhân vào các dự án mang lại hiệu quả về môi trường, xã hội và quản trị. Qua đó, góp phần tạo việc làm, đóng góp vào tăng trưởng toàn diện cũng như giúp Việt Nam hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) vào năm 2030./.
Tính toán sơ bộ ban đầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Thế giới cho thấy, để thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh đến năm 2030, dự kiến cần khoảng 30 tỷ USD, trong đó ngân sách nhà nước chỉ có thể đáp ứng tối đa 30% nguồn lực và cần tới 70% từ các nguồn khác, trong đó chủ yếu là khu vực tư nhân. Theo đó, nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước chủ yếu tập trung vào các chương trình đầu tư giao thông công cộng của ngành giao thông cho các thành phố lớn, các đường cao tốc; Các chương trình, dự án hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực, thể chế chính sách giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, hỗ trợ đầu tư tư nhân, dự án thí điểm. Trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, Chương trình mục tiêu cho biến đổi khí hậu và giai đoạn 2016-2020 ước tính phân bổ khoảng 15.800 tỷ đồng, trong đó 30% cho tăng trưởng xanh. Có thể nói, nguồn lực công đang bị phân tán cho rất nhiều mục tiêu ưu tiên khác nhau nên phần dành cho tăng trưởng xanh hiện rất hạn hẹp.
Trong khi đó, nguồn đầu tư tư nhân cho tăng trưởng xanh mang tính quyết định, đảm bảo thành công trong thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh, bao gồm: Các dự án đầu tư của doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp trong nước, hộ sản xuất, hộ gia đình. Tổng vốn đầu tư cho mục tiêu này hiện đạt gần 2,5 tỷ USD, chủ yếu tập trung vào năng lượng tái tạo và một phần hiệu quả năng lượng. Các chuyên gia kinh tế nhận định, trong bối cảnh nguồn đầu tư công ngày càng hạn hẹp và phải trang trải cho nhiều nhu cầu chi tiêu công cấp bách, vai trò của tư nhân ngày càng được đánh giá cao trong việc xanh hóa nền kinh tế Việt Nam, bởi trên 40% GDP được đóng góp từ khu vực tư nhân. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, đầu tư công không phải là nguồn vốn chủ đạo đối với nỗ lực thực hiện chống biến đổi khí hậu hay tăng trưởng xanh. Tại Hàn Quốc, vốn đầu tư công được sử dụng như nguồn vốn kích thích để tạo sự tin tưởng cho nguồn vốn tư nhân với quy mô rộng hơn.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, theo các chuyên gia, tăng trưởng xanh và bền vững sẽ là “vắc xin” để doanh nghiệp bảo vệ chính mình, giúp trụ vững hơn và tìm được cơ hội thoát khó. Thậm chí, việc “sản xuất xanh” còn tạo cơ hội để doanh nghiệp tranh thủ được sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý dành cho doanh nghiệp.
Để thúc đẩy khu vực tư nhân đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng xanh và bền vững tại Việt Nam, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) đã cung cấp khoản cho vay dài hạn trị giá 100 triệu USD cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông (OCB). Mục đích của khoản tín dụng này là hỗ trợ mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là thúc đẩy tài trợ cho các dự án thân thiện với khí hậu tại Việt Nam, tạo ra những lựa chọn mới cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn tín dụng xanh thông qua việc nâng cao hiệu quả nền tảng ngân hàng công nghệ số và phát triển các sản phẩm theo nhu cầu của phân khúc này.
Theo Giám đốc toàn cầu Khối Đầu tư khí hậu của IFC, đại dịch Covid-19 đã làm đảo lộn cuộc sống và các nền kinh tế trên toàn cầu, song nó cũng mang đến cơ hội hiếm có để các chính phủ nhìn nhận lại đinh hướng phát triển của nền kinh tế đang được tái thiết và phân bổ các nguồn lực vốn hạn chế cho phù hợp và hiệu quả. Vì vậy, cần tái thiết với trọng tâm chiến lược là các giải pháp thông minh với khí hậu sẽ giúp tạo ra các cơ hội việc làm và thu hút đầu tư, hỗ trợ quá trình chuyển dịch sang quỹ đạo tăng trưởng kinh tế carbon thấp. Để hỗ trợ OCB khai thác tiềm năng tài trợ khí hậu này, 1/2 khoản tài trợ của IFC, tương đương 50 triệu đô la Mỹ sẽ được dành cho các dự án thân thiện với môi trường, mang lại lựa chọn mới cho các doanh nghiệp đang tìm kiếm nguồn tín dụng xanh.
Tuy nhiên, với không ít doanh nghiệp, đầu tư cho sản xuất xanh vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là về nguồn vốn. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam, đặc biệt với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó trong việc tiếp cận với các nguồn vốn từ ngân hàng thương mại cho các dự án đổi mới, thay thế công nghệ và thiết bị có hiệu năng sử dụng năng lượng cao; cơ chế chính sách hỗ trợ giá điện tái tạo chưa có định hướng cụ thể dẫn dắt, chính sách chưa nhất quán và thiếu đồng bộ nên các chủ đầu tư thường rơi vào thế bị động; thiếu cơ sở hạ tầng đồng bộ và phù hợp cho phát triển năng lượng tái tạo trong khi năng lực quản lý và hỗ trợ đầu tư các dự án năng lượng tái tạo, tại địa phương còn yếu kém… Báo cáo của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) cho thấy, đến hết quý I/2021, dư nợ cấp tín dụng đối với các dự án xanh là gần 335 nghìn tỷ đồng, chiếm 3,6% tổng dư nợ toàn nền kinh tế, tăng 0,46% so với năm 2020. Trong đó, tín dụng xanh chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp xanh, chiếm hơn 39% tổng dư nợ tín dụng xanh; năng lượng tái tạo, năng lượng sạch chiếm 37%. Tuy nhiên việc triển khai cung ứng vốn cho các doanh nghiệp phát triển xanh, bảo vệ môi trường vẫn cần quyết liệt hơn nữa.
Để huy động được đầu tư tư nhân, theo các chuyên gia, các chính sách của Chính phủ cần có tầm nhìn dài hạn hơn thay vì các chính sách ngắn hạn có tầm nhìn 5 năm để tạo sự tin tưởng của khối tư nhân. Hiện rất nhiều các khoản đầu tư của tư nhân nhưng chỉ ngắn hạn trong thời gian 4-5 năm, sau đó họ chuyển sang các lĩnh vực khác do lo sợ về rủi ro về mặt chính sách.
Có thể nói, chuyển đổi nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế xanh là xu hướng nhiều quốc gia trên thế giới đang hướng tới. Việt Nam đang đặt ra nhiều ưu tiên cho việc xây dựng nền kinh tế xanh và rất cần thu hút các nguồn vốn đầu tư vào các dự án phát triển bền vững. Vì vậy, cần có những sáng kiến và giải pháp đột phá để huy động đầu tư tư nhân vào các dự án mang lại hiệu quả về môi trường, xã hội và quản trị. Qua đó, góp phần tạo việc làm, đóng góp vào tăng trưởng toàn diện cũng như giúp Việt Nam hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) vào năm 2030./.