“Xanh hoá” tín dụng là một trong những hành động được ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra trên toàn cầu. Tại Việt Nam, sự phát triển của tín dụng xanh được đánh giá còn khá khiêm tốn do nhiều vướng mắc, hạn chế liên quan tới vốn, hành lang pháp lý chưa đầy đủ, khung đánh giá rủi ro môi trường-xã hội chưa hoàn thiện… tuy nhiên, hiện đã có nhiều ngân hàng đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ cho vay đối với các dự án năng lượng tái tạo, điện gió, dự án nông nghiệp xanh. Các chuyên gia cho rằng, dù chưa thể phát triển mạnh trong thời gian ngắn, song tăng trưởng xanh, tín dụng xanh tại Việt Nam cũng đã trở thành một xu thế tất yếu.
Thực trạng phát triển tín dụng xanh tại Việt Nam
Tín dụng xanh được hiểu là những khoản tín dụng được ngành Ngân hàng hỗ trợ các dự án sản xuất - kinh doanh không gây rủi ro, hoặc nhằm mục đích bảo vệ môi trường, góp phần bảo vệ sinh thái chung. Tín dụng xanh cũng là một trong những giải pháp mà ngành tài chính áp dụng để đối phó với các thách thức môi trường và xã hội của thế giới thông qua các công cụ tài chính. Không những vậy, tín dụng xanh còn là một biểu hiện của tài chính bền vững nhằm mục đích hướng đến sự phát triển bền vững.
Trên thế giới xu hướng tăng trưởng tín dụng xanh đã phát triển từ lâu thông qua các dự án tiết kiệm năng lượng, tái tạo năng lượng và công nghệ sạch nhằm hướng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường. Tại Việt Nam, nhận thức được tầm quan trọng của tín dụng xanh, tháng 3/2015, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-NHNN về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. NHNN cũng ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020 với các giải pháp như: Tăng cường năng lực cho hệ thống ngân hàng trong thực hiện ngân hàng-tín dụng xanh; đẩy mạnh triển khai các sản phẩm ngân hàng-tín dụng xanh, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện tăng trưởng xanh; tăng cường tuyên truyền, phổ biến về hoạt động ngân hàng-tín dụng xanh.
Theo quy định của NHNN, tín dụng xanh là các dự án được tài trợ vốn đáp ứng các tiêu chí cụ thể đối với các lĩnh vực: Nông nghiệp xanh, lâm nghiệp bền vững, công nghiệp xanh, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, tái chế, sử dụng các nguồn tài nguyên, xử lý chất thải và phòng chống ô nhiễm, bảo vệ môi trường thiên nhiên, công trình xây dựng xanh, giao thông bền vững,…
Đánh giá của NHNN sau hơn 6 năm kể từ khi Chỉ thị 03 được ban hành cho thấy, tốc độ tăng trưởng tín dụng xanh tại Việt Nam đã có những dấu hiệu tích cực qua từng năm. Dự nợ tín dụng xanh tại Việt Nam đã tăng từ hơn 71 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2015, lên đến 340 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2020. Tính đến 31/12/2021, tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng tăng 13,53% so với cuối năm 2020, kéo theo đó, số dư nợ tín dụng xanh tiếp tục gia tăng.
Mặc dù dư nợ tín dụng xanh tại Việt Nam có xu hướng tăng nhanh theo từng năm nhưng quy mô dư nợ vẫn tương đối nhỏ so với tổng tín dụng hệ thống. Cụ thể, tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh tăng tương ứng từ 1,55% năm 2015 lên mức 3,69% năm 2020. Trong đó, dư nợ tín dụng xanh chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp xanh, chiếm gần 40%, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, chiếm hơn 30%. Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn trung và dài hạn chiếm 76% dư nợ tín dụng xanh. Lãi suất cho vay các lĩnh vực xanh ngắn hạn từ 5-8%/ năm, trung và dài hạn từ 9-12%/năm.
Thực trạng phát triển tín dụng xanh tại Việt Nam
Tín dụng xanh được hiểu là những khoản tín dụng được ngành Ngân hàng hỗ trợ các dự án sản xuất - kinh doanh không gây rủi ro, hoặc nhằm mục đích bảo vệ môi trường, góp phần bảo vệ sinh thái chung. Tín dụng xanh cũng là một trong những giải pháp mà ngành tài chính áp dụng để đối phó với các thách thức môi trường và xã hội của thế giới thông qua các công cụ tài chính. Không những vậy, tín dụng xanh còn là một biểu hiện của tài chính bền vững nhằm mục đích hướng đến sự phát triển bền vững.
Trên thế giới xu hướng tăng trưởng tín dụng xanh đã phát triển từ lâu thông qua các dự án tiết kiệm năng lượng, tái tạo năng lượng và công nghệ sạch nhằm hướng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường. Tại Việt Nam, nhận thức được tầm quan trọng của tín dụng xanh, tháng 3/2015, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-NHNN về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. NHNN cũng ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020 với các giải pháp như: Tăng cường năng lực cho hệ thống ngân hàng trong thực hiện ngân hàng-tín dụng xanh; đẩy mạnh triển khai các sản phẩm ngân hàng-tín dụng xanh, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện tăng trưởng xanh; tăng cường tuyên truyền, phổ biến về hoạt động ngân hàng-tín dụng xanh.
Theo quy định của NHNN, tín dụng xanh là các dự án được tài trợ vốn đáp ứng các tiêu chí cụ thể đối với các lĩnh vực: Nông nghiệp xanh, lâm nghiệp bền vững, công nghiệp xanh, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, tái chế, sử dụng các nguồn tài nguyên, xử lý chất thải và phòng chống ô nhiễm, bảo vệ môi trường thiên nhiên, công trình xây dựng xanh, giao thông bền vững,…
Đánh giá của NHNN sau hơn 6 năm kể từ khi Chỉ thị 03 được ban hành cho thấy, tốc độ tăng trưởng tín dụng xanh tại Việt Nam đã có những dấu hiệu tích cực qua từng năm. Dự nợ tín dụng xanh tại Việt Nam đã tăng từ hơn 71 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2015, lên đến 340 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2020. Tính đến 31/12/2021, tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng tăng 13,53% so với cuối năm 2020, kéo theo đó, số dư nợ tín dụng xanh tiếp tục gia tăng.
Mặc dù dư nợ tín dụng xanh tại Việt Nam có xu hướng tăng nhanh theo từng năm nhưng quy mô dư nợ vẫn tương đối nhỏ so với tổng tín dụng hệ thống. Cụ thể, tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh tăng tương ứng từ 1,55% năm 2015 lên mức 3,69% năm 2020. Trong đó, dư nợ tín dụng xanh chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp xanh, chiếm gần 40%, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, chiếm hơn 30%. Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn trung và dài hạn chiếm 76% dư nợ tín dụng xanh. Lãi suất cho vay các lĩnh vực xanh ngắn hạn từ 5-8%/ năm, trung và dài hạn từ 9-12%/năm.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Theo đánh giá, tuy tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh còn khá nhỏ trong tổng dư nợ tín dụng nhưng có xu hướng tăng ngày càng nhanh và phát huy hiệu quả rõ rệt góp phần tăng trưởng bền vững và bảo vệ môi trường. Đối tượng mà các gói tín dụng xanh hướng tới ngày một đa dạng, nhiều ngân hàng đã đưa ra các chương trình tín dụng ưu đãi cho khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân vay vốn triển khai các dự án có yếu tố “xanh”. Một số tổ chức gắn nhiều với tín dụng xanh như: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank); Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDbank), Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A bank), Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A bank)...
Năm 2021, mặc dù dịch Covid-19 đã có nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới mọi mặt của nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng đầu tư nước ngoài FDI có xu hướng chậm nhưng dòng vốn từ nguồn này chảy vào các dự án tăng trưởng xanh của Việt Nam vẫn ghi nhận khá tích cực. Đặc biệt, tháng 11/2021, tại Hội nghị Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu năm 2021 (COP26), Việt Nam đã đưa ra cam kết sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ hơn nữa để đạt mức phát thải ròng bằng“0” vào năm 2050. Với cam kết này, trong thời gian tới dòng vốn đầu tư cho các lĩnh vực xanh chảy vào Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục gia tăng với sự hỗ trợ của các định chế tài chính quốc tế; đồng thời, bản thân các ngân hàng, doanh nghiệp cũng tự tin đẩy mạnh cho vay, đầu tư vào các dự án tăng trưởng xanh.
Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, có thể hỗ trợ về ngân sách cho các chương trình đầu tư ưu tiên của Chính phủ để thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh và để giảm phát thải khí nhà kính cho từng giai đoạn. Bên cạnh đó, WB cũng có thể hỗ trợ Chính phủ để tìm cách huy động thêm các nguồn lực từ khu vực tư nhân. Cùng với đó, Tổ chức Tài chính phát triển của Pháp Proparco cấp khoản vay 50 triệu USD cho ngân hàng HDBank để phục vụ các dự án xanh nhằm thúc đẩy phát triển bền vững; Quỹ Đầu tư quốc tế Affinity thỏa thuận hỗ trợ 300 triệu USD cho ngân hàng này nhằm tài trợ cho các doanh nghiệp và dự án đáp ứng tiêu chí Môi trường-Xã hội-Quản trị (ESG), phát triển bền vững của Việt Nam. Hay Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) cũng đã cung cấp khoản cho vay dài hạn trị giá 100 triệu USD cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông (OCB) nhằm thúc đẩy khu vực tư nhân đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng xanh và bền vững tại Việt Nam. Ngân hàng Standard Chartered (Anh) cũng đã đưa ra cam kết đầu tư 8,5 tỷ USD nhằm hỗ trợ các dự án phát triển bền vững cho 3 doanh nghiệp Việt Nam, là: Tập đoàn T&T; Tập đoàn Geleximco và Công ty Đầu tư và Quản lý Giáo dục Văn Lang với dự án xây dựng trường đại học đạt tiêu chuẩn xanh. Đồng thời, cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ nỗ lực phát triển bền vững của Việt Nam và rất mong được hợp tác với Chính phủ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi này…
Về phía các ngân hàng thương mại trong nước, nhiều ngân hàng cho biết sẽ đẩy mạnh các hoạt động tài trợ cho doanh nghiệp, dự án tăng trưởng bền vững và đồng hành cùng Chính phủ trong việc thực hiện mục tiêu đưa phát thải ròng về“0” vào năm 2050. Trong đó, Ngân hàng TNHH MTV HSBC Việt Nam đã công bố cam kết thu xếp nguồn vốn lên tới 12 tỷ USD tài trợ trực tiếp và gián tiếp cho các dự án bền vững và các doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2030...
Với những định hướng, chỉ đạo từ phía NHNN và sự nỗ lực của các tổ chức tín dụng (TCTD), tín dụng xanh đang có những chuyển biến tích cực, ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm và hạn mức đầu tư ngày càng cao. Trong đó, kết quả khảo sát của NHNN đối với các TCTD về lĩnh vực tăng trưởng xanh, tín dụng xanh cũng cho thấy sự hiểu biết của các TCTD đã được cải thiện đáng kể. Nhiều TCTD đã xây dựng chiến lược quản lý rủi ro môi trường và xã hội; tích hợp nội dung quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong quy trình thẩm định tín dụng xanh; xây dựng các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng cho các lĩnh vực xanh và đã quan tâm dành nguồn vốn huy động của ngân hàng để cấp tín dụng cho các lĩnh vực này với kỳ hạn chủ yếu là trung, dài hạn và có sự ưu đãi về lãi suất cho các dự án xanh...
Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh
Có thể thấy, mặc dù Việt Nam đã có những tín hiệu tích cực trong tăng tưởng tín dụng xanh, song thị trường tín dụng xanh ở Việt Nam được đánh giá còn khá non trẻ và sự phát triển chưa nhanh như mong muốn. Trong khi đó, để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng xanh, triển khai thực thi có hiệu quả các chính sách tín dụng xanh, yêu cầu đối với mỗi quốc gia chính là việc xây dựng hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng xanh. Do đó, thời gian tới, NHNN cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các khung pháp lý cụ thể về tín dụng xanh cũng như các dự án đầu tư kinh doanh có ảnh hưởng tới môi trường, NHNN cần đưa ra các tiêu chuẩn về tín dụng xanh, danh mục các ngành/ lĩnh vực xanh để áp dụng chung, thống nhất. Đây là cơ sở để các NHTM có thể dựa vào thẩm định, đánh giá và giám sát khi cấp các gói tín dụng xanh. Bên cạnh đó, NHNN cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện Sổ tay hướng dẫn đánh giá rủi ro môi trường xã hội trong hoạt động cấp tín dụng của các TCTD.
Ngoài ra, NHNN có thể đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng xanh thông qua việc triển khai các chính sách ưu đãi đối với các NHTM thực hiện tín dụng xanh dưới các hình thức như: Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với phần nguồn vốn ngân hàng huy động cho vay dự án, ưu đãi tái cấp vốn, tái chiết khấu cho mục đích tín dụng xanh phù hợp với mục tiêu, biện pháp điều hành chính sách tiền tệ, các khoản vay này được ưu tiên về thời hạn và nguồn vốn cho vay so với các lĩnh vực khác.
Về phía các NHTM: Cần xây dựng các chính sách riêng cho hoạt động tín dụng xanh, gắn với mục tiêu xanh phù hợp với hệ thống văn bản, quy định của NHNN nhằm gia tăng hiệu quả cho hoạt động này.
Đẩy mạnh phát triển sản phẩm tín dụng xanh, sử dụng hợp lý nguồn vốn từ các ngân hàng hay các chương trình dự án của Nhà nước cho các dự án xanh nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường. Bên cạnh đó, các NHTM cũng cần phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại nhằm giảm thiểu lưu thông tiền mặt trong thị trường, góp phần phát triển sản phẩm tín dụng xanh; nâng cao năng lực tài chính bằng cách huy động nguồn lực từ các tổ chức tài chính quốc tế hay các nhà tài trợ nước ngoài.
Tổ chức, đào tạo, tăng cường năng lực cho các tổ chức tín dụng, các cá nhân tham gia xây dựng và triển khai cơ chế chính sách cho sản phẩm tín dụng xanh nhằm nâng cao năng lực của toàn ngành ngân hàng trong việc thực hiện tín dụng xanh.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tín dụng xanh nhằm nâng cao nhận thức của mọi người dân, cơ quan, tổ chức về tầm quan trọng và vai trò của tăng trưởng xanh. Các nhân viên ngân hàng cũng phải được tập huấn thường xuyên để nâng cao hiểu biết về tín dụng xanh, từ đó có thể hỗ trợ khách hàng tốt hơn.
Với quyết tâm nhằm đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng xanh cũng như đạt được các mục tiêu tăng trưởng xanh, bền vững, mới đây NHNN đã xây dựng dự thảo Thông tư Hướng dẫn thực hiện quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm mục đích tạo ra khuôn khổ pháp lý chung, yêu cầu bắt buộc TCTD thực hiện quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng. Theo đó, các ngân hàng phải ban hành Quy định nội bộ về quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng và gửi về Ngân hàng Nhà nước. Hoạt động này đã chính thức tạo ra khuôn khổ pháp lý chung cho tài chính xanh ở Việt Nam.
Theo kế hoạch đến năm 2025, Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu phấn đấu ít nhất 10-12 ngân hàng có đơn vị/bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro môi trường và xã hội và 60% ngân hàng tiếp cận được nguồn vốn xanh và triển khai cho vay các dự án tín dụng xanh. NHNN khuyến khích TCTD xây dựng chiến lược tài chính xanh độc lập hoặc lồng ghép vào kế hoạch phát triển hàng năm.
Với những nỗ lực và quyết tâm trên, tín dụng xanh tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ có sự phát triển và tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Và ngành ngân hàng không chỉ là kênh cung ứng vốn quan trọng trong nền kinh tế, mà còn đóng vai trò“xanh hóa” dòng vốn đầu tư thông qua việc định hướng nguồn lực tài chính vào các lĩnh vực xanh; hạn chế dòng vốn vào những dự án gây ảnh hưởng tới môi trường; tích cực thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững./.
Năm 2021, mặc dù dịch Covid-19 đã có nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới mọi mặt của nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng đầu tư nước ngoài FDI có xu hướng chậm nhưng dòng vốn từ nguồn này chảy vào các dự án tăng trưởng xanh của Việt Nam vẫn ghi nhận khá tích cực. Đặc biệt, tháng 11/2021, tại Hội nghị Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu năm 2021 (COP26), Việt Nam đã đưa ra cam kết sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ hơn nữa để đạt mức phát thải ròng bằng“0” vào năm 2050. Với cam kết này, trong thời gian tới dòng vốn đầu tư cho các lĩnh vực xanh chảy vào Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục gia tăng với sự hỗ trợ của các định chế tài chính quốc tế; đồng thời, bản thân các ngân hàng, doanh nghiệp cũng tự tin đẩy mạnh cho vay, đầu tư vào các dự án tăng trưởng xanh.
Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, có thể hỗ trợ về ngân sách cho các chương trình đầu tư ưu tiên của Chính phủ để thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh và để giảm phát thải khí nhà kính cho từng giai đoạn. Bên cạnh đó, WB cũng có thể hỗ trợ Chính phủ để tìm cách huy động thêm các nguồn lực từ khu vực tư nhân. Cùng với đó, Tổ chức Tài chính phát triển của Pháp Proparco cấp khoản vay 50 triệu USD cho ngân hàng HDBank để phục vụ các dự án xanh nhằm thúc đẩy phát triển bền vững; Quỹ Đầu tư quốc tế Affinity thỏa thuận hỗ trợ 300 triệu USD cho ngân hàng này nhằm tài trợ cho các doanh nghiệp và dự án đáp ứng tiêu chí Môi trường-Xã hội-Quản trị (ESG), phát triển bền vững của Việt Nam. Hay Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) cũng đã cung cấp khoản cho vay dài hạn trị giá 100 triệu USD cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông (OCB) nhằm thúc đẩy khu vực tư nhân đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng xanh và bền vững tại Việt Nam. Ngân hàng Standard Chartered (Anh) cũng đã đưa ra cam kết đầu tư 8,5 tỷ USD nhằm hỗ trợ các dự án phát triển bền vững cho 3 doanh nghiệp Việt Nam, là: Tập đoàn T&T; Tập đoàn Geleximco và Công ty Đầu tư và Quản lý Giáo dục Văn Lang với dự án xây dựng trường đại học đạt tiêu chuẩn xanh. Đồng thời, cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ nỗ lực phát triển bền vững của Việt Nam và rất mong được hợp tác với Chính phủ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi này…
Về phía các ngân hàng thương mại trong nước, nhiều ngân hàng cho biết sẽ đẩy mạnh các hoạt động tài trợ cho doanh nghiệp, dự án tăng trưởng bền vững và đồng hành cùng Chính phủ trong việc thực hiện mục tiêu đưa phát thải ròng về“0” vào năm 2050. Trong đó, Ngân hàng TNHH MTV HSBC Việt Nam đã công bố cam kết thu xếp nguồn vốn lên tới 12 tỷ USD tài trợ trực tiếp và gián tiếp cho các dự án bền vững và các doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2030...
Với những định hướng, chỉ đạo từ phía NHNN và sự nỗ lực của các tổ chức tín dụng (TCTD), tín dụng xanh đang có những chuyển biến tích cực, ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm và hạn mức đầu tư ngày càng cao. Trong đó, kết quả khảo sát của NHNN đối với các TCTD về lĩnh vực tăng trưởng xanh, tín dụng xanh cũng cho thấy sự hiểu biết của các TCTD đã được cải thiện đáng kể. Nhiều TCTD đã xây dựng chiến lược quản lý rủi ro môi trường và xã hội; tích hợp nội dung quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong quy trình thẩm định tín dụng xanh; xây dựng các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng cho các lĩnh vực xanh và đã quan tâm dành nguồn vốn huy động của ngân hàng để cấp tín dụng cho các lĩnh vực này với kỳ hạn chủ yếu là trung, dài hạn và có sự ưu đãi về lãi suất cho các dự án xanh...
Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh
Có thể thấy, mặc dù Việt Nam đã có những tín hiệu tích cực trong tăng tưởng tín dụng xanh, song thị trường tín dụng xanh ở Việt Nam được đánh giá còn khá non trẻ và sự phát triển chưa nhanh như mong muốn. Trong khi đó, để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng xanh, triển khai thực thi có hiệu quả các chính sách tín dụng xanh, yêu cầu đối với mỗi quốc gia chính là việc xây dựng hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng xanh. Do đó, thời gian tới, NHNN cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các khung pháp lý cụ thể về tín dụng xanh cũng như các dự án đầu tư kinh doanh có ảnh hưởng tới môi trường, NHNN cần đưa ra các tiêu chuẩn về tín dụng xanh, danh mục các ngành/ lĩnh vực xanh để áp dụng chung, thống nhất. Đây là cơ sở để các NHTM có thể dựa vào thẩm định, đánh giá và giám sát khi cấp các gói tín dụng xanh. Bên cạnh đó, NHNN cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện Sổ tay hướng dẫn đánh giá rủi ro môi trường xã hội trong hoạt động cấp tín dụng của các TCTD.
Ngoài ra, NHNN có thể đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng xanh thông qua việc triển khai các chính sách ưu đãi đối với các NHTM thực hiện tín dụng xanh dưới các hình thức như: Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với phần nguồn vốn ngân hàng huy động cho vay dự án, ưu đãi tái cấp vốn, tái chiết khấu cho mục đích tín dụng xanh phù hợp với mục tiêu, biện pháp điều hành chính sách tiền tệ, các khoản vay này được ưu tiên về thời hạn và nguồn vốn cho vay so với các lĩnh vực khác.
Về phía các NHTM: Cần xây dựng các chính sách riêng cho hoạt động tín dụng xanh, gắn với mục tiêu xanh phù hợp với hệ thống văn bản, quy định của NHNN nhằm gia tăng hiệu quả cho hoạt động này.
Đẩy mạnh phát triển sản phẩm tín dụng xanh, sử dụng hợp lý nguồn vốn từ các ngân hàng hay các chương trình dự án của Nhà nước cho các dự án xanh nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường. Bên cạnh đó, các NHTM cũng cần phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại nhằm giảm thiểu lưu thông tiền mặt trong thị trường, góp phần phát triển sản phẩm tín dụng xanh; nâng cao năng lực tài chính bằng cách huy động nguồn lực từ các tổ chức tài chính quốc tế hay các nhà tài trợ nước ngoài.
Tổ chức, đào tạo, tăng cường năng lực cho các tổ chức tín dụng, các cá nhân tham gia xây dựng và triển khai cơ chế chính sách cho sản phẩm tín dụng xanh nhằm nâng cao năng lực của toàn ngành ngân hàng trong việc thực hiện tín dụng xanh.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tín dụng xanh nhằm nâng cao nhận thức của mọi người dân, cơ quan, tổ chức về tầm quan trọng và vai trò của tăng trưởng xanh. Các nhân viên ngân hàng cũng phải được tập huấn thường xuyên để nâng cao hiểu biết về tín dụng xanh, từ đó có thể hỗ trợ khách hàng tốt hơn.
Với quyết tâm nhằm đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng xanh cũng như đạt được các mục tiêu tăng trưởng xanh, bền vững, mới đây NHNN đã xây dựng dự thảo Thông tư Hướng dẫn thực hiện quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm mục đích tạo ra khuôn khổ pháp lý chung, yêu cầu bắt buộc TCTD thực hiện quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng. Theo đó, các ngân hàng phải ban hành Quy định nội bộ về quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng và gửi về Ngân hàng Nhà nước. Hoạt động này đã chính thức tạo ra khuôn khổ pháp lý chung cho tài chính xanh ở Việt Nam.
Theo kế hoạch đến năm 2025, Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu phấn đấu ít nhất 10-12 ngân hàng có đơn vị/bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro môi trường và xã hội và 60% ngân hàng tiếp cận được nguồn vốn xanh và triển khai cho vay các dự án tín dụng xanh. NHNN khuyến khích TCTD xây dựng chiến lược tài chính xanh độc lập hoặc lồng ghép vào kế hoạch phát triển hàng năm.
Với những nỗ lực và quyết tâm trên, tín dụng xanh tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ có sự phát triển và tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Và ngành ngân hàng không chỉ là kênh cung ứng vốn quan trọng trong nền kinh tế, mà còn đóng vai trò“xanh hóa” dòng vốn đầu tư thông qua việc định hướng nguồn lực tài chính vào các lĩnh vực xanh; hạn chế dòng vốn vào những dự án gây ảnh hưởng tới môi trường; tích cực thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững./.
Thu Hòa