Với nhu cầu tiêu thụ lượng cà phê bình quân đầu người lớn nhất thế giới, khu vực Bắc Âu là thị trường đầy tiềm năng mà các doanh nghiệp cà phê Việt Nam cần hướng đến. Do đó, việc đẩy mạnh mở rộng thị phần tại thị trường Bắc Âu sẽ đem đến cơ hội cho cà phê Việt Nam tăng cường xuất khẩu theo hướng nâng cao giá trị.
Tiềm năng xuất khẩu nhờ thị hiếu tiêu dùng cà phê tại Bắc Âu
Tại các quốc gia thuộc Bắc Âu, cà phê không chỉ được coi là một loại thức uống mà còn là nét văn hóa và lối sống mang đậm phong cách, không thể thiếu ở khu vực này. Theo Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, các nước Bắc Âu đứng đầu thế giới về khối lượng cà phê mỗi người dân tiêu thụ trong 1 năm. Trong 6 nước tiêu thụ cà phê nhiều nhất thế giới tính theo đầu người thì có đủ cả các nước Bắc Âu, ngoài khu vực lọt vào duy nhất là Hà Lan đứng thứ 5. Trong đó, Phần Lan là quốc gia có lượng tiêu thụ cà phê bình quân đầu người cao nhất thế giới với con số khoảng 26,45 pound, tương đương 12 kg/người/năm, gấp 2 lần so với Việt Nam. Đứng thứ 2 là người dân Na Uy tiêu thụ khoảng 9,9 kg/người/năm, Iceland đứng thứ 3 tiêu thụ 9 kg/người/ năm, Đan Mạch và Thụy Điển đứng thứ 4 và 6, lần lượt tiêu thụ 8,7 và 8,2 kg/người/năm.
Cũng như nhiều quốc gia châu Âu, người tiêu dùng ở khu vực Bắc Âu rất quan tâm đến các sản phẩm hữu cơ chất lượng cao và thương mại công bằng, nên các chứng nhận về tích hợp sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao với bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển con người như Rainforest Alliance-UTZ, Fairtrade thường đóng vai trò rất quan trọng. Tại đây, cà phê đen được tiêu thụ nhiều nhất, người dân chủ yếu sử dụng loại hạt cà phê giá thành cao hơn là Arabica và một lượng nhỏ hạt cà phê Robusta. Các quốc gia như Na Uy, Thụy Điển và Đan Mạch được coi là những thị trường quan trọng trong tiêu thụ cà phê đặc sản toàn cầu và là đầu mối nhập khẩu cà phê chất lượng cao trọng tâm của cả khu vực Bắc Âu.
Tiềm năng xuất khẩu nhờ thị hiếu tiêu dùng cà phê tại Bắc Âu
Tại các quốc gia thuộc Bắc Âu, cà phê không chỉ được coi là một loại thức uống mà còn là nét văn hóa và lối sống mang đậm phong cách, không thể thiếu ở khu vực này. Theo Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, các nước Bắc Âu đứng đầu thế giới về khối lượng cà phê mỗi người dân tiêu thụ trong 1 năm. Trong 6 nước tiêu thụ cà phê nhiều nhất thế giới tính theo đầu người thì có đủ cả các nước Bắc Âu, ngoài khu vực lọt vào duy nhất là Hà Lan đứng thứ 5. Trong đó, Phần Lan là quốc gia có lượng tiêu thụ cà phê bình quân đầu người cao nhất thế giới với con số khoảng 26,45 pound, tương đương 12 kg/người/năm, gấp 2 lần so với Việt Nam. Đứng thứ 2 là người dân Na Uy tiêu thụ khoảng 9,9 kg/người/năm, Iceland đứng thứ 3 tiêu thụ 9 kg/người/ năm, Đan Mạch và Thụy Điển đứng thứ 4 và 6, lần lượt tiêu thụ 8,7 và 8,2 kg/người/năm.
Cũng như nhiều quốc gia châu Âu, người tiêu dùng ở khu vực Bắc Âu rất quan tâm đến các sản phẩm hữu cơ chất lượng cao và thương mại công bằng, nên các chứng nhận về tích hợp sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao với bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển con người như Rainforest Alliance-UTZ, Fairtrade thường đóng vai trò rất quan trọng. Tại đây, cà phê đen được tiêu thụ nhiều nhất, người dân chủ yếu sử dụng loại hạt cà phê giá thành cao hơn là Arabica và một lượng nhỏ hạt cà phê Robusta. Các quốc gia như Na Uy, Thụy Điển và Đan Mạch được coi là những thị trường quan trọng trong tiêu thụ cà phê đặc sản toàn cầu và là đầu mối nhập khẩu cà phê chất lượng cao trọng tâm của cả khu vực Bắc Âu.
Ảnh minh họa, nguồn Internet
Tại Thụy Điển, văn hóa cà phê, với mức tiêu thụ bình quân khoảng 8,2 kg/người/năm, người dân Thụy Điển tiêu thụ trung bình khoảng 70-80 nghìn tấn cà phê/năm. Thị trường tiếp tục tăng trưởng, doanh thu từ cà phê của Thụy Điển đạt khoảng 7,13 tỷ USD trong năm 2021. Giá trị thị trường được dự báo tăng trưởng trung bình 5,83%/năm trong giai đoạn 2021-2025. Mức tăng trưởng trung bình này đối với Đan Mạch và Na Uy lần lượt là 8,06% và 5,25% trong cùng giai đoạn.
Bên cạnh đó, các nước Bắc Âu được xếp hạng cao trong việc tiêu thụ thực phẩm hữu cơ ở châu Âu và cà phê hữu cơ đi theo trở thành món đồ uống đặc sản phát triển nhanh nhất trong các loại đồ uống hữu cơ ở đây. Các nhà rang xay cà phê ở Bắc Âu và các thương hiệu cà phê luôn có sản phẩm hữu cơ trong danh mục của họ. Nhu cầu ngày càng tăng đối với cà phê đặc sản đã kéo theo sự quan tâm của người tiêu dùng về việc nguồn gốc xuất xứ và tiêu chuẩn kỹ thuật khi sản xuất hạt cà phê, theo đó doanh số bán cà phê có chứng nhận bền vững liên tục tăng trưởng ở khu vực Bắc Âu. Năm 2018, trong một cuộc khảo sát của Sustainable Brand Index, hơn 40.000 người tiêu dùng khu vực Bắc Âu được phỏng vấn, 62% người tiêu dùng Na Uy nói rằng tính bền vững là điểm quan trọng nhất trong quyết định mua hàng của họ, ở Thụy Điển là 73% và ở Đan Mạch là 72%.
Như vậy, theo chất lượng cà phê thị trường khu vực Bắc Âu có thể chia làm 4 phân khúc, cụ thể: Cấp thấp là loại cà phê chủ yếu được dùng để pha trộn và sản xuất cà phê hòa tan, thường là Robusta (chiếm 40-100%) và không đòi hỏi nhiều chứng nhận, phân khúc này chiếm thị phần lớn mặc dù đang suy giảm và chủ yếu được bán trong các siêu thị, văn phòng, và trường đại học với giá bán lẻ dao động từ 6,67-7,5 euro/kg. Tầm trung là loại cà phê có chất lượng tốt, thường bao gồm cà phê trộn cả Arabica và Robusta, chẳng hạn như espresso chất lượng cao, đòi hỏi ít nhất có chứng nhận Rainforest Alliance/UTZ, vài loại cần chứng nhận hữu cơ hoặc thương mại công bằng, phân khúc này có thị phần lớn và khá ổn định, cà phê trong phân khúc này được bán trong các siêu thị và bán cho các công ty ngành dịch vụ thực phẩm với giá bán lẻ dao động từ 11,88-13,05 euro/kg. Cao cấp là cà phê Arabica chế biến ướt, điểm thử từ 80-85, thường có nguồn gốc duy nhất với có câu chuyện gắn liền và được bán qua các kênh đặc biệt với thị phần nhỏ nhưng đang phát triển. Cuối cùng là phân khúc thượng lưu bao gồm các loại cà phê đặc sản có chất lượng tuyệt vời, đạt điểm thử trên 85, thường trải qua quá trình xử lý sáng tạo như xử lý ướt, tự nhiên hoặc xử lý mật ong. Những loại cà phê này thường có nguồn gốc duy nhất và có thể truy xuất thường được bán trực tiếp bởi các nhà rang xay đặc biệt hoặc các cửa hàng cà phê đặc sản. Phân khúc này có thị phần nhỏ nhưng đang phát triển với giá bán lẻ cà phê cao cấp và thượng lưu khoảng 53,59-105,16 euro/kg. Đây cũng được coi là một lưu ý mang tính tham khảo cao đối với doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam.
Thách thức trở thành động lực nâng cao giá trị sản phẩm
Do xu hướng nhập khẩu cà phê chất lượng cao, chủ yếu là Arabica, còn cà phê Robusta phần lớn để pha trộn nên đến nay, cà phê Việt Nam xuất khẩu vào thị trường khu vực Bắc Âu còn khá khiêm tốn. Điển hình tại thị trường Na Uy, hàng năm nước này nhập khẩu khoảng 200 triệu USD cà phê nhưng nhập khẩu rất ít từ Việt Nam (chỉ chiếm khoảng 1% thị phần). Từ năm 2016 trở về trước, Việt Nam xuất khẩu một lượng cà phê tương đối sang Na Uy. Tuy nhiên, từ sau cuộc khủng hoảng nguồn cung cà phê năm 2017, lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang Na Uy sụt giảm gần 50% và tiếp tục giảm mạnh trong năm 2018-2019 mặc dù nguồn cung đã quay trở lại ổn định. Thậm chí, năm 2019, trị giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Na Uy chỉ bằng 20% năm 2016. Năm 2020, trị giá xuất khẩu đã bắt đầu tăng trở lại, đạt mức tăng khoảng 30% so với năm 2019, nhưng toàn giai đoạn 2016-2020, mức tăng trưởng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường này vẫn sụt giảm trung bình 25%/năm. Sản phẩm cà phê Việt Nam xuất khẩu sang Bắc Âu chủ yếu là cà phê nhân chưa rang và chưa khử caffein, còn các mặt hàng cà phê khác gần như không đáng kể.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp mới tham gia thị trường có thể phải đối mặt với một số cạnh tranh đến từ các nhà xuất khẩu cà phê lớn đã nắm giữ được phần lớn thị phần và có mối quan hệ lâu dài với đối tác tại thị trường này. Trong đó đặc biệt phải kể đến đối thủ cạnh tranh lớn là Brazil, nhà cung cấp cà phê chất lượng chính cho khu vực Bắc Âu. Ngoài ra còn có các nhà cung cấp đến từ Colombia, Peru và Honduras. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là doanh nghiệp cà phê Việt Nam không có cơ hội nắm bắt thị trường giá trị cao tiềm năng Bắc Âu. Brazil là nhà sản xuất cà phê lớn nhất thế giới và là nhà cung cấp chính cho khu vực Bắc Âu. Brazil sản xuất cả Arabica (75%) và Robusta (25%) và xuất khẩu tới 95% Arabica mà nước này sản xuất được. Dù vậy, các khu vực sản xuất cà phê của Brazil tương đối bằng phẳng, làm tăng cơ hội sử dụng máy móc thay cho người. Điều này đã làm giảm đáng kể chi phí lao động trong sản xuất cà phê của Brazil, nhưng cũng dẫn đến chất lượng thấp hơn, do máy móc không phân biệt được quả chín và chưa chín khiến cho giá cà phê tại Brazil đi xuống, đặc biệt so với các nước sản xuất cà phê khác. Arabica chất lượng thấp của Brazil chủ yếu được sử dụng để pha trộn. Vì vậy, những yêu cầu cao trong chất lượng cà phê của thị trường Bắc Âu cũng là một lợi thế về định hướng cho sản phẩm cà phê của Việt Nam khi muốn thâm nhập vào thị trường khó tính nhưng giàu tiềm năng về giá trị này. Tại Việt Nam chủ yếu là thủ công, người dân trực tiếp chăm sóc và sản xuất cà phê đặc sản với chất lượng cao, đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng tại đây. Ở tầm nhìn xa hơn, việc cà phê chất lượng cao của Việt Nam được chú ý tại thị trường nổi tiếng khó tính và yêu cầu cao về chất lượng cũng có thể mở ra cơ hội cho các loại nông sản khác của Việt Nam thâm nhập thị trường.
Một điều đáng lưu ý cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam nữa đó là các nhà rang xay cà phê tại thị trường Bắc Âu phục vụ các thị trường ngách và tuân theo các nguyên tắc thương mại trực tiếp dựa trên các mối quan hệ lâu dài bền chặt, tính minh bạch và sản phẩm chất lượng cao. Vì vậy việc doanh nghiệp thâm nhập được vào thị trường này là khó, nhưng trái thơm nằm ở chỗ khi doanh nghiệp đã có thể thâm nhập thì sẽ có cơ hội hợp tác lâu dài và ổn định với đối tác khu vực này. Bên cạnh đó, Hiệp định Thương mại Tự do giữa EU và Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, trong đó thuế đối với cà phê nhân, mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này bằng 0%, giúp cho cà phê Việt Nam có giá cạnh tranh hơn trước đây. Ngoài ra, 39 sản phẩm của Việt Nam được EU công nhận và bảo hộ chỉ dẫn địa lý, trong đó có cà phê Buôn Mê Thuột, doanh nghiệp có thể cân nhắc phát triển thương hiệu cà phê đặc sản, cà phê có thương hiệu được bảo hộ. Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) cũng nhận định cà phê cũng là mặt hàng Việt Nam còn có nhiều dư địa để xuất khẩu sang các quốc gia Bắc Âu.
Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển cũng lưu ý, doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu kỹ thị trường để có thể hiểu các quy định nhằm đưa hàng hoá Việt Nam vào đây. Cụ thể, về qui định, cà phê nhập khẩu vào khu vực Bắc Âu bắt buộc phải tuân theo các yêu cầu và qui định chung của Liên minh châu Âu đối với thực phẩm, tức là các qui định về chiều ngang áp dụng cho các mặt hàng thực phẩm ví dụ như Luật thực phẩm chung, qui định 1881/2006 về hàm lượng tối đa chất ô nhiễm trong thực phẩm, quy định 396/2005 về ngưỡng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, qui định 2073/2005 về các chỉ tiêu vi sinh vật cho thực phẩm.
Mặt hàng cà phê cần lưu ý nhất là truy xuất nguồn gốc và vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, chất Ochratoxin A là chất có trong cà phê Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu trước đây thường hay vượt mức. Hydrocarbon contamination - thường có trong túi đay cà phê do 'dầu trộn' được sử dụng để làm mềm các sợi đay trước khi dệt cũng là một lưu ý. Ngoài ra, một số giải pháp và kiến nghị cho doanh nghiệp cà phê Việt Nam trong quá trình chinh phục thị trường Bắc Âu phải kể đến việc tuân thủ các quy định bắt buộc của thị trường; đáp ứng các yêu cầu bổ sung; xác định đối thủ cạnh tranh để rút kinh nghiệm và xây dựng chiến lược tiếp thị phù hợp; phát triển thị trường ngách - cà phê đặc sản; xây dựng thương hiệu, nâng cao trải nghiệm người tiêu dùng; thích ứng với văn hóa kinh doanh của người Bắc Âu. Chuỗi cung ứng rút ngắn đang là xu hướng chung ở châu Âu cũng như ở Bắc Âu. Điều này có nghĩa rằng các nhà bán lẻ và các công ty rang cà phê ngày càng muốn tìm nguồn cung ứng trực tiếp cà phê nhân của họ. Thông qua thương vụ Việt Nam tại Thụy điển, các doanh nghiệp có thể khai thác được thông tin về nhu cầu nhập khẩu cà phê Việt Nam của các doanh nghiệp nước sở tại và chủ động kết nối giao thương./.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp mới tham gia thị trường có thể phải đối mặt với một số cạnh tranh đến từ các nhà xuất khẩu cà phê lớn đã nắm giữ được phần lớn thị phần và có mối quan hệ lâu dài với đối tác tại thị trường này. Trong đó đặc biệt phải kể đến đối thủ cạnh tranh lớn là Brazil, nhà cung cấp cà phê chất lượng chính cho khu vực Bắc Âu. Ngoài ra còn có các nhà cung cấp đến từ Colombia, Peru và Honduras. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là doanh nghiệp cà phê Việt Nam không có cơ hội nắm bắt thị trường giá trị cao tiềm năng Bắc Âu. Brazil là nhà sản xuất cà phê lớn nhất thế giới và là nhà cung cấp chính cho khu vực Bắc Âu. Brazil sản xuất cả Arabica (75%) và Robusta (25%) và xuất khẩu tới 95% Arabica mà nước này sản xuất được. Dù vậy, các khu vực sản xuất cà phê của Brazil tương đối bằng phẳng, làm tăng cơ hội sử dụng máy móc thay cho người. Điều này đã làm giảm đáng kể chi phí lao động trong sản xuất cà phê của Brazil, nhưng cũng dẫn đến chất lượng thấp hơn, do máy móc không phân biệt được quả chín và chưa chín khiến cho giá cà phê tại Brazil đi xuống, đặc biệt so với các nước sản xuất cà phê khác. Arabica chất lượng thấp của Brazil chủ yếu được sử dụng để pha trộn. Vì vậy, những yêu cầu cao trong chất lượng cà phê của thị trường Bắc Âu cũng là một lợi thế về định hướng cho sản phẩm cà phê của Việt Nam khi muốn thâm nhập vào thị trường khó tính nhưng giàu tiềm năng về giá trị này. Tại Việt Nam chủ yếu là thủ công, người dân trực tiếp chăm sóc và sản xuất cà phê đặc sản với chất lượng cao, đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng tại đây. Ở tầm nhìn xa hơn, việc cà phê chất lượng cao của Việt Nam được chú ý tại thị trường nổi tiếng khó tính và yêu cầu cao về chất lượng cũng có thể mở ra cơ hội cho các loại nông sản khác của Việt Nam thâm nhập thị trường.
Một điều đáng lưu ý cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam nữa đó là các nhà rang xay cà phê tại thị trường Bắc Âu phục vụ các thị trường ngách và tuân theo các nguyên tắc thương mại trực tiếp dựa trên các mối quan hệ lâu dài bền chặt, tính minh bạch và sản phẩm chất lượng cao. Vì vậy việc doanh nghiệp thâm nhập được vào thị trường này là khó, nhưng trái thơm nằm ở chỗ khi doanh nghiệp đã có thể thâm nhập thì sẽ có cơ hội hợp tác lâu dài và ổn định với đối tác khu vực này. Bên cạnh đó, Hiệp định Thương mại Tự do giữa EU và Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, trong đó thuế đối với cà phê nhân, mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này bằng 0%, giúp cho cà phê Việt Nam có giá cạnh tranh hơn trước đây. Ngoài ra, 39 sản phẩm của Việt Nam được EU công nhận và bảo hộ chỉ dẫn địa lý, trong đó có cà phê Buôn Mê Thuột, doanh nghiệp có thể cân nhắc phát triển thương hiệu cà phê đặc sản, cà phê có thương hiệu được bảo hộ. Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) cũng nhận định cà phê cũng là mặt hàng Việt Nam còn có nhiều dư địa để xuất khẩu sang các quốc gia Bắc Âu.
Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển cũng lưu ý, doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu kỹ thị trường để có thể hiểu các quy định nhằm đưa hàng hoá Việt Nam vào đây. Cụ thể, về qui định, cà phê nhập khẩu vào khu vực Bắc Âu bắt buộc phải tuân theo các yêu cầu và qui định chung của Liên minh châu Âu đối với thực phẩm, tức là các qui định về chiều ngang áp dụng cho các mặt hàng thực phẩm ví dụ như Luật thực phẩm chung, qui định 1881/2006 về hàm lượng tối đa chất ô nhiễm trong thực phẩm, quy định 396/2005 về ngưỡng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, qui định 2073/2005 về các chỉ tiêu vi sinh vật cho thực phẩm.
Mặt hàng cà phê cần lưu ý nhất là truy xuất nguồn gốc và vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, chất Ochratoxin A là chất có trong cà phê Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu trước đây thường hay vượt mức. Hydrocarbon contamination - thường có trong túi đay cà phê do 'dầu trộn' được sử dụng để làm mềm các sợi đay trước khi dệt cũng là một lưu ý. Ngoài ra, một số giải pháp và kiến nghị cho doanh nghiệp cà phê Việt Nam trong quá trình chinh phục thị trường Bắc Âu phải kể đến việc tuân thủ các quy định bắt buộc của thị trường; đáp ứng các yêu cầu bổ sung; xác định đối thủ cạnh tranh để rút kinh nghiệm và xây dựng chiến lược tiếp thị phù hợp; phát triển thị trường ngách - cà phê đặc sản; xây dựng thương hiệu, nâng cao trải nghiệm người tiêu dùng; thích ứng với văn hóa kinh doanh của người Bắc Âu. Chuỗi cung ứng rút ngắn đang là xu hướng chung ở châu Âu cũng như ở Bắc Âu. Điều này có nghĩa rằng các nhà bán lẻ và các công ty rang cà phê ngày càng muốn tìm nguồn cung ứng trực tiếp cà phê nhân của họ. Thông qua thương vụ Việt Nam tại Thụy điển, các doanh nghiệp có thể khai thác được thông tin về nhu cầu nhập khẩu cà phê Việt Nam của các doanh nghiệp nước sở tại và chủ động kết nối giao thương./.
Minh Hà