Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023-2028 sẽ diễn ra từ ngày 01 - 03/12 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia với số lượng đại biểu chính thức được triệu tập là 1.100. Đây là sự kiện chính trị quan trọng của giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam, là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cán bộ, đoàn viên, người lao động cả nước.
Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam là sự kiện chính trị quan trọng của giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam, là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cán bộ, đoàn viên, người lao động cả nước. Đại hội có nhiệm vụ đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam; xác định mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2023-2028; kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Việt Nam khóa XII, bầu Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII; đánh giá việc thi hành và thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam (sửa đổi, bổ sung).
Theo Phó Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Mạnh Kiên, trong nhiệm kỳ vừa qua, hơn 30 triệu lượt đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn đã được thăm hỏi, chúc Tết, động viên, tặng quà nhân dịp "Tết Sum vầy" với trên 28 nghìn tỷ đồng; thăm hỏi, hỗ trợ đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo, tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với tổng số tiền hơn 3.600 tỷ đồng.
Chương trình "Mái ấm Công đoàn" hỗ trợ hơn 14 nghìn người lao động xây dựng, sửa chữa nhà ở với tổng số tiền hơn 500 tỷ đồng cùng hàng vạn ngôi "nhà tình nghĩa", "nhà đại đoàn kết". Chương trình "Phúc lợi đoàn viên" lan tỏa, thấm sâu đến cơ sở với nhiều ưu đãi mang lại lợi ích cho hành chục triệu lượt đoàn viên, người lao động.
Công đoàn các cấp cũng triển khai hiệu quả 13 quỹ trợ vốn việc làm, gần 3 triệu lượt đoàn viên, người lao động vay với tổng số tiền hàng nghìn tỷ đồng. Riêng Quỹ CEP (tổ chức tài chính vi mô TNHH một thành viên cho người lao động ghèo tự tạo việc làm thuộc LĐLĐ TP HCM) đã cho hơn 1,8 triệu lượt công nhân lao động vay vốn với số tiền hơn 31 nghìn tỷ đồng, hơn 650 nghìn lượt lao động thuộc khu vực phi kết cấu được vay vốn với tổng số tiền hơn 14 nghìn tỷ đồng.
Hệ thống các cơ sở đào tạo, giáo dục nghề nghiệp của tổ chức Công đoàn bình quân hàng năm đào tạo, dạy nghề cho hơn 40 nghìn lượt người lao động.
Trong nhiệm kỳ 2018-2023, Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng đã tham mưu Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới; tập trung ban hành các quy định nhằm quản trị, điều hành hệ thống tốt hơn.
Công đoàn các cấp đã ký mới 15.832 bản thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, nâng tổng số thỏa ước lao động tập thể đã ký kết lên 42.550 bản, đạt tỷ lệ 72,12% tổng số doanh nghiệp đã thành lập công đoàn cơ sở.
Đặc biệt, chương trình "75 nghìn sáng kiến vượt khó, phát triển" và chương trình "1 triệu sáng kiến, nỗ lực vượt khó, sáng tạo quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19" là cách triển khai mới trong phong trào thi đua, đã thu hút đông đảo đoàn viên, người lao động trực tiếp tham gia, tạo dấu ấn trong nhiệm kỳ.
Hướng tới chào mừng đại hội, nhiều hoạt động đã được diễn ra, tiêu biểu như: Triển khai tổ chức gắn biển 2 công trình cấp Tổng Liên đoàn với tổng trị giá gần 1.800 tỷ đồng; Diễn đàn Người lao động 2023, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, với sự tham dự của 500 đại biểu cán bộ, đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động cả nước; cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân và công đoàn; Giải Vô địch bóng đá công nhân toàn quốc năm 2023...
Đặc biệt Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam có nhiều điểm mới trong cách thức tổ chức như: Mở 10 diễn đàn chuyên đề để thảo luận, đề xuất sáng kiến cho 10 vấn đề lớn đặt ra đối với tổ chức công đoàn. Tăng cường ứng dụng công nghệ số trong tổ chức và phục vụ đại hội. Thiết kế, vận hành ứng dụng về đại hội trên thiết bị di động để cung cấp thông tin, tài liệu, trao đổi, tương tác với đại biểu. Chương trình nghệ thuật được đầu tư kỹ càng về nội dung, ứng dụng công nghệ hiện đại để tạo điểm nhấn. Các chương trình chào mừng thành công đại hội sẽ được lồng ghép với các hoạt động chăm lo cho người lao động…/.
Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam là sự kiện chính trị quan trọng của giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam, là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cán bộ, đoàn viên, người lao động cả nước. Đại hội có nhiệm vụ đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam; xác định mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2023-2028; kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Việt Nam khóa XII, bầu Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII; đánh giá việc thi hành và thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam (sửa đổi, bổ sung).
Theo Phó Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Mạnh Kiên, trong nhiệm kỳ vừa qua, hơn 30 triệu lượt đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn đã được thăm hỏi, chúc Tết, động viên, tặng quà nhân dịp "Tết Sum vầy" với trên 28 nghìn tỷ đồng; thăm hỏi, hỗ trợ đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo, tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với tổng số tiền hơn 3.600 tỷ đồng.
Chương trình "Mái ấm Công đoàn" hỗ trợ hơn 14 nghìn người lao động xây dựng, sửa chữa nhà ở với tổng số tiền hơn 500 tỷ đồng cùng hàng vạn ngôi "nhà tình nghĩa", "nhà đại đoàn kết". Chương trình "Phúc lợi đoàn viên" lan tỏa, thấm sâu đến cơ sở với nhiều ưu đãi mang lại lợi ích cho hành chục triệu lượt đoàn viên, người lao động.
Công đoàn các cấp cũng triển khai hiệu quả 13 quỹ trợ vốn việc làm, gần 3 triệu lượt đoàn viên, người lao động vay với tổng số tiền hàng nghìn tỷ đồng. Riêng Quỹ CEP (tổ chức tài chính vi mô TNHH một thành viên cho người lao động ghèo tự tạo việc làm thuộc LĐLĐ TP HCM) đã cho hơn 1,8 triệu lượt công nhân lao động vay vốn với số tiền hơn 31 nghìn tỷ đồng, hơn 650 nghìn lượt lao động thuộc khu vực phi kết cấu được vay vốn với tổng số tiền hơn 14 nghìn tỷ đồng.
Hệ thống các cơ sở đào tạo, giáo dục nghề nghiệp của tổ chức Công đoàn bình quân hàng năm đào tạo, dạy nghề cho hơn 40 nghìn lượt người lao động.
Trong nhiệm kỳ 2018-2023, Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng đã tham mưu Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới; tập trung ban hành các quy định nhằm quản trị, điều hành hệ thống tốt hơn.
Công đoàn các cấp đã ký mới 15.832 bản thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, nâng tổng số thỏa ước lao động tập thể đã ký kết lên 42.550 bản, đạt tỷ lệ 72,12% tổng số doanh nghiệp đã thành lập công đoàn cơ sở.
Đặc biệt, chương trình "75 nghìn sáng kiến vượt khó, phát triển" và chương trình "1 triệu sáng kiến, nỗ lực vượt khó, sáng tạo quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19" là cách triển khai mới trong phong trào thi đua, đã thu hút đông đảo đoàn viên, người lao động trực tiếp tham gia, tạo dấu ấn trong nhiệm kỳ.
Hướng tới chào mừng đại hội, nhiều hoạt động đã được diễn ra, tiêu biểu như: Triển khai tổ chức gắn biển 2 công trình cấp Tổng Liên đoàn với tổng trị giá gần 1.800 tỷ đồng; Diễn đàn Người lao động 2023, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, với sự tham dự của 500 đại biểu cán bộ, đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động cả nước; cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân và công đoàn; Giải Vô địch bóng đá công nhân toàn quốc năm 2023...
Đặc biệt Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam có nhiều điểm mới trong cách thức tổ chức như: Mở 10 diễn đàn chuyên đề để thảo luận, đề xuất sáng kiến cho 10 vấn đề lớn đặt ra đối với tổ chức công đoàn. Tăng cường ứng dụng công nghệ số trong tổ chức và phục vụ đại hội. Thiết kế, vận hành ứng dụng về đại hội trên thiết bị di động để cung cấp thông tin, tài liệu, trao đổi, tương tác với đại biểu. Chương trình nghệ thuật được đầu tư kỹ càng về nội dung, ứng dụng công nghệ hiện đại để tạo điểm nhấn. Các chương trình chào mừng thành công đại hội sẽ được lồng ghép với các hoạt động chăm lo cho người lao động…/.
PV