Cụ thể, cơ quan đăng ký kinh doanh phải lấy ý kiến của chủ tịch UBND quận - huyện chấp thuận hay không chấp thuận để DN, hộ kinh doanh được đăng ký mới cùng ngành nghề kinh doanh tại địa chỉ trước đó đã bị xử lý vi phạm hành chính liên quan đến tệ nạn ma túy, cờ bạc, mại dâm; không đăng ký thay tên, đổi chủ đối với DN chưa chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến mại dâm, ma túy, cờ bạc; đình chỉ hoạt động kinh doanh của DN, đình chỉ hoạt động ngành nghề vi phạm, cấm kinh doanh tại địa chỉ vi phạm có thời hạn khi DN kinh doanh các ngành nghề dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội; cấm thành lập, quản lý DN có thời hạn đối với người thành lập, quản lý DN đã bị xử lý vi phạm về tệ nạn xã hội; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký DN trong trường hợp DN bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2 lần về cùng một hành vi vi phạm về tệ nạn xã hội; đình chỉ, bắt buộc di dời, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký khi DN tiến hành hoạt động kinh doanh nhưng không tuân thủ Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm, Luật Phòng cháy chữa cháy…
Bên cạnh đó, TPHCM cũng kiến nghị Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tham mưu Chính phủ ban hành nghị định về kiểm tra DN; có chế tài đối với trường hợp DN cố tình né tránh hoặc không hợp tác, không cử người đại diện có thẩm quyền tiếp đoàn kiểm tra, không cung cấp hoặc cung cấp không kịp thời, đầy đủ, không chính xác các hồ sơ, tài liệu liên quan công tác kiểm tra, không chấp hành quyết định xử phạt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có hành vi đối phó với đoàn kiểm tra như tạm ngưng kinh doanh vào ngày kiểm tra. Ngoài ra, Bộ Nội vụ cần ban hành quy định về cơ chế quản lý, cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý DN, hộ kinh doanh tại các địa phương có cùng cấp đơn vị hành chính, nhưng mỗi đơn vị hành chính lại có quy mô DN khác nhau.
Kiến nghị tăng cường quản lý cơ sở kinh doanh “từng nhạy cảm”
|