Ngày 12/11/2021, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia năm 2021 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022. Luật đã được công bố theo Lệnh công bố số 03/2021/L-CTN ngày 25/11/2021 của Chủ tịch nước. So với Luật Thống kê năm 2015, Luật sửa đổi lần này đã sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 17, điểm d khoản 2 Điều 48 và thay thế Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia ban hành kèm theo Luật Thống kê số 89/2015/QH13, cụ thể:
Một là, bổ sung quy định giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành và địa phương xây dựng, trình Chính phủ ban hành quy trình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP), chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (GRDP).
Hai là, bổ sung quy định giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành và địa phương định kỳ 05 năm, rà soát quy mô tổng sản phẩm trong nước báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội xem xét, quyết định về việc đánh giá lại quy mô tổng sản phẩm trong nước.
Ba là, , sửa đổi, bổ sung quy định thẩm quyền công bố thông tin thống kê của người đứng đầu cơ quan thống kê cấp tỉnh đối với thông tin thống kê của chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh là phân tổ của chỉ tiêu thống kê quốc gia.
Bốn là, thay thế Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia kèm theo Luật Thống kê 2015.
Một là, bổ sung quy định giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành và địa phương xây dựng, trình Chính phủ ban hành quy trình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP), chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (GRDP).
Hai là, bổ sung quy định giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành và địa phương định kỳ 05 năm, rà soát quy mô tổng sản phẩm trong nước báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội xem xét, quyết định về việc đánh giá lại quy mô tổng sản phẩm trong nước.
Ba là, , sửa đổi, bổ sung quy định thẩm quyền công bố thông tin thống kê của người đứng đầu cơ quan thống kê cấp tỉnh đối với thông tin thống kê của chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh là phân tổ của chỉ tiêu thống kê quốc gia.
Bốn là, thay thế Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia kèm theo Luật Thống kê 2015.
Để nâng cao hơn chất lượng công tác thống kê, hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã và tăng cường hiệu quả thi hành Luật Thống kê, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, trong thời gian tới, cần thực hiện tốt nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể như sau:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác thống kê và thi hành pháp luật thống kê; xác định cung cấp thông tin thống kê trung thực, khách quan, kịp thời, đầy đủ và sử dụng thông tin thống kê đúng Luật là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trực tiếp chỉ đạo Thủ trưởng cơ quan, ban, ngành, đơn vị bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và yêu cầu thực tiễn của địa phương theo những nội dung định hướng trong các văn kiện của Đại hội, các nghị quyết, chỉ thị, đề án, kết luận của cấp ủy về từng lĩnh vực cụ thể, chủ động rà soát danh mục Hệ thống chỉ tiêu thống kê thuộc các lĩnh vực quản lý để đề xuất các chỉ tiêu đáp ứng với yêu cầu quản lý điều hành của địa phương, đơn vị, kịp thời xử lý những nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập hoặc không phù hợp thực tiễn nhằm ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm an sinh xã hội, hội nhập quốc tế và thực hiện các cam kết quốc tế.
Thứ hai, thực hiện nghiêm Luật Thống kê năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia năm 2021. Các sở, ngành, đơn vị nâng cao trách nhiệm, hiệu quả công tác phối hợp với Cơ quan Thống kê cùng cấp để chia sẻ dữ liệu thống kê. Nâng cao tính dự báo, bảo đảm tính ổn định và chất lượng của việc cung cấp, chia sẻ thông tin thống kê. Có giải pháp cụ thể, đồng bộ để bố trí cán bộ, công chức có năng lực làm công tác thống kê theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại, đáp ứng các yêu cầu công việc đặt ra. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ thống kê cho đội ngũ này.
Thứ ba, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác thực hiện pháp luật thống kê; phân công rõ trách nhiệm của từng sở, ban, ngành, đơn vị, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác tổ chức thực hiện Hệ thống chi tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã được giao. Khắc phục triệt để tình trạng chậm hoặc không thực hiện Hệ thống chi tiêu thống kê đã được giao. Kết quả của hoạt động này được xem xét là một trong các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, là tiêu chuẩn xét các danh hiệu thi đua, khen thưởng đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan, nhất là người đứng đầu.
Thứ tư, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật thống kê (cả cung cấp thông tin và sử dụng thông tin thống kê); cơ chế giám sát của cơ quan nhà nước và xã hội; phát hiện ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật thống kê; đối với các vụ việc vi phạm trong tổ chức thi hành pháp luật, cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền các cấp, kịp thời có biện pháp xử lý kiên quyết, triệt để, đúng pháp luật.
Thứ năm, chú trọng phổ biến, tuyên truyền Luật Thống kê năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia năm 2021, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật và tuân thủ pháp luật. Đổi mới phương pháp, tăng cường nguồn lực cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, coi đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là khâu đầu vào trong tổ chức thi hành pháp luật.
Thứ sáu, khai thác, ứng dụng tối đa thành tựu khoa học, kỹ thuật, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thống kê, nhằm bảo đảm tiến độ, nâng cao chất lượng thông tin thống kê và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật./.
Khổng Văn Thắng
Phó Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh