Trang phục truyền thống của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng riêng, không chỉ tôn lên vẻ đẹp của người dân khi khoác lên người mà còn thể hiện màu sắc đa văn hóa của mỗi quốc gia trên thế giới. Thông qua việc tìm hiểu những bộ trang phục truyền thống của các nước, chúng ta sẽ hiểu thêm về sự đa dạng phong phú về văn hóa, tín ngưỡng phong tục tập quán của họ.
Sari (Ấn Độ)
Sari được đánh giá là trang phục truyền thống đẹp nhất của Ấn Độ. Những bộ sari truyền thống thể hiện sự tinh tế, cầu kỳ, đây cũng là nét đẹp và là sự tự hào của người dân Ấn Độ nói chung và phụ nữ Ấn Độ nói riêng.
Những bộ trang phục Sari đã trải qua lịch sử hàng trăm năm nhưng vẫn không hề thay đổi hình thức, kiểu dáng thiết kế. Sari truyền thống được làm từ các mảnh vải quấn quanh người với nhiều hoa văn và màu sắc khác nhau, tạo nên vẻ quyến rũ và sang trọng cho phụ nữ. Khi may những bộ trang phục Sari, điều quan trọng nhất chính là chọn vải và màu sắc, bởi màu sắc là yếu tố phản ánh hoàn cảnh của người mặc. Ví dụ như, người đạo Hồi mặc Sari màu xanh lá, cô dâu mặc Sari màu đỏ, phụ nữ góa chồng mặc sari màu trắng còn tầng lớp hạ lưu mặc màu xanh da trời. Sau đó là đến thiết kế với những họa tiết in, thêu tay.
Ngày nay, tại các thành phố lớn của Ấn Độ, phụ nữ chỉ mặc Sari trong các dịp lễ quan trọng trong khi ở vùng nông thôn thì Sari vẫn là trang phục chủ yếu. Trang phục Sari hiện đại thường được trang trí bởi các họa tiết thêu tinh xảo, viền ren, hoa văn, thậm chí đính đá quý.
Kimono (Nhật Bản)
Có lịch sử hơn 1000 năm, trang phục Kimono theo tiếng Nhật nghĩa là trang phục để chỉ chung tất cả các loại quần áo, nhưng trải qua những thăm trầm, biến cố trong lịch sử với những lần thay đổi hình dáng, màu sắc, tên gọi Kimono đã trở thành cái tên quen thuộc và nổi tiếng toàn thế giới khi nói về trang phục người Nhật.
Một bộ kimono bình thường được thiết kế theo một phong cách tự do, được nhuộm màu toàn bộ bề mặt hoặc dọc theo đường viền. Kimono thường có 4 mảnh chính, hai mảnh làm nên thân áo, hai mảnh làm thành tay áo. Các mảnh nhỏ còn lại làm nên cổ áo và miếng lót hẹp. Mỗi bộ kimono đều được làm thủ công và mang tính đơn chiếc. Đó là một tác phẩm nghệ thuật công phu, tỉ mẩn từ khâu chọn vải, kết hợp màu sắc, trang trí hoa văn và lựa chọn các phụ kiện đi cùng.
Kimono không phải người nào, lứa tuổi nào, tầng lớp xã hội nào cũng mặc như nhau mà sẽ có sự phân biệt theo tuổi tác, tầng lớp xã hội và thậm chí theo từng mùa. Việc mặc Kimono khá phức tạp và công phu, theo nguyên tắc trước sau, trái phải, phụ kiện đi kèm… Trung bình việc mặc một bộ Kimono chính thống thường kéo dài từ 1-2h đồng hồ với việc mặc 3 lượt áo kimono, thắt 7 lần và đeo 2 dải lưng Obi, cài trâm, bới tóc… (Một dải dây lưng Obi dài đến 4,2 mét, rộng 30 cm và có hơn 100 kiểu thắt Obi). Ngoài ra, người mặc Kimono còn phải đi guốc gỗ và tất tabi trắng.
Mỗi loại Kimono được sử dụng cho một dịp riêng biệt và cũng vì vậy nó khác nhau về chất liệu, hoa văn, kiểu dáng. Thông thường, loại vải được dùng là lụa nhưng Yukata (Kimono mùa hè) thường được làm bằng vải cotton.
Ngày nay, người Nhật chỉ mặc Kimono vào các dịp lễ, Tết, đám cưới và tiệc trà đạo... để thể hiện tính trang nghiêm, lịch sự. Phụ nữ Nhật mặc Kimono phổ biến hơn nam giới, thường có màu sắc và hoa văn nổi bật. Nam giới dùng Kimono chủ yếu trong lễ cưới và buổi lễ trà đạo. Kimono dành cho nam giới thường không có hoa văn và màu sắc tối hơn. Tuy nhiên, Kimono là một trong những trang phục có mức giá khá đắt đỏ cũng như cách ăn mặc cầu kì, không phải ai cũng có thể sở hữu được một bộ Kimono ở thời hiện đại.
Hanbok (Hàn Quốc)
Hanbok là trang phục truyền thống của Hàn Quốc (tại Triều Tiên gọi là Joseon-ot). Cũng giống như Kimono của Nhật Bản, Hanbok có thiết kế rất cầu kỳ với màu sắc tươi sáng. Thiết kế của Hanbok thường gồm váy chima dài, áo Jeogori ngắn, bên trong là nhiều lớp váy khác nhau để chân váy phồng lên. Loại vải ramie dùng để may Hanbok được dệt từ vật liệu tự nhiên cũng như nhuộm bằng màu chiết từ vỏ cây và hoa.
Sari (Ấn Độ)
Sari được đánh giá là trang phục truyền thống đẹp nhất của Ấn Độ. Những bộ sari truyền thống thể hiện sự tinh tế, cầu kỳ, đây cũng là nét đẹp và là sự tự hào của người dân Ấn Độ nói chung và phụ nữ Ấn Độ nói riêng.
Những bộ trang phục Sari đã trải qua lịch sử hàng trăm năm nhưng vẫn không hề thay đổi hình thức, kiểu dáng thiết kế. Sari truyền thống được làm từ các mảnh vải quấn quanh người với nhiều hoa văn và màu sắc khác nhau, tạo nên vẻ quyến rũ và sang trọng cho phụ nữ. Khi may những bộ trang phục Sari, điều quan trọng nhất chính là chọn vải và màu sắc, bởi màu sắc là yếu tố phản ánh hoàn cảnh của người mặc. Ví dụ như, người đạo Hồi mặc Sari màu xanh lá, cô dâu mặc Sari màu đỏ, phụ nữ góa chồng mặc sari màu trắng còn tầng lớp hạ lưu mặc màu xanh da trời. Sau đó là đến thiết kế với những họa tiết in, thêu tay.
Ngày nay, tại các thành phố lớn của Ấn Độ, phụ nữ chỉ mặc Sari trong các dịp lễ quan trọng trong khi ở vùng nông thôn thì Sari vẫn là trang phục chủ yếu. Trang phục Sari hiện đại thường được trang trí bởi các họa tiết thêu tinh xảo, viền ren, hoa văn, thậm chí đính đá quý.
Kimono (Nhật Bản)
Có lịch sử hơn 1000 năm, trang phục Kimono theo tiếng Nhật nghĩa là trang phục để chỉ chung tất cả các loại quần áo, nhưng trải qua những thăm trầm, biến cố trong lịch sử với những lần thay đổi hình dáng, màu sắc, tên gọi Kimono đã trở thành cái tên quen thuộc và nổi tiếng toàn thế giới khi nói về trang phục người Nhật.
Một bộ kimono bình thường được thiết kế theo một phong cách tự do, được nhuộm màu toàn bộ bề mặt hoặc dọc theo đường viền. Kimono thường có 4 mảnh chính, hai mảnh làm nên thân áo, hai mảnh làm thành tay áo. Các mảnh nhỏ còn lại làm nên cổ áo và miếng lót hẹp. Mỗi bộ kimono đều được làm thủ công và mang tính đơn chiếc. Đó là một tác phẩm nghệ thuật công phu, tỉ mẩn từ khâu chọn vải, kết hợp màu sắc, trang trí hoa văn và lựa chọn các phụ kiện đi cùng.
Kimono không phải người nào, lứa tuổi nào, tầng lớp xã hội nào cũng mặc như nhau mà sẽ có sự phân biệt theo tuổi tác, tầng lớp xã hội và thậm chí theo từng mùa. Việc mặc Kimono khá phức tạp và công phu, theo nguyên tắc trước sau, trái phải, phụ kiện đi kèm… Trung bình việc mặc một bộ Kimono chính thống thường kéo dài từ 1-2h đồng hồ với việc mặc 3 lượt áo kimono, thắt 7 lần và đeo 2 dải lưng Obi, cài trâm, bới tóc… (Một dải dây lưng Obi dài đến 4,2 mét, rộng 30 cm và có hơn 100 kiểu thắt Obi). Ngoài ra, người mặc Kimono còn phải đi guốc gỗ và tất tabi trắng.
Mỗi loại Kimono được sử dụng cho một dịp riêng biệt và cũng vì vậy nó khác nhau về chất liệu, hoa văn, kiểu dáng. Thông thường, loại vải được dùng là lụa nhưng Yukata (Kimono mùa hè) thường được làm bằng vải cotton.
Ngày nay, người Nhật chỉ mặc Kimono vào các dịp lễ, Tết, đám cưới và tiệc trà đạo... để thể hiện tính trang nghiêm, lịch sự. Phụ nữ Nhật mặc Kimono phổ biến hơn nam giới, thường có màu sắc và hoa văn nổi bật. Nam giới dùng Kimono chủ yếu trong lễ cưới và buổi lễ trà đạo. Kimono dành cho nam giới thường không có hoa văn và màu sắc tối hơn. Tuy nhiên, Kimono là một trong những trang phục có mức giá khá đắt đỏ cũng như cách ăn mặc cầu kì, không phải ai cũng có thể sở hữu được một bộ Kimono ở thời hiện đại.
Hanbok (Hàn Quốc)
Hanbok là trang phục truyền thống của Hàn Quốc (tại Triều Tiên gọi là Joseon-ot). Cũng giống như Kimono của Nhật Bản, Hanbok có thiết kế rất cầu kỳ với màu sắc tươi sáng. Thiết kế của Hanbok thường gồm váy chima dài, áo Jeogori ngắn, bên trong là nhiều lớp váy khác nhau để chân váy phồng lên. Loại vải ramie dùng để may Hanbok được dệt từ vật liệu tự nhiên cũng như nhuộm bằng màu chiết từ vỏ cây và hoa.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Hầu hết từ trẻ em cho đến phụ nữ tại Hàn Quốc đều sở hữu một bộ Hanbok. Trước kia nam giới cũng có Hanbok nhưng hiện nay đã không còn phổ biến như Hanbok nữ.
Vẻ đẹp của Hanbok thể hiện ở đường cong mềm mại của áo khoác lửng Jeogori bên ngoài và phần váy phồng. Tùy vào từng mùa, nghi lễ hoặc sự kiện mà Hanbok có màu sắc, chất liệu, cách mặc khác nhau.
Đối với người Hàn Quốc ngày trước thì Hanbok còn có ý nghĩa thể hiện sự phân biệt đẳng cấp xã hội với những quy tắc khắt khe về ký hiệu hoa văn, màu sắc và ý nghĩa biểu trưng của nó. Chẳng hạn thời xưa, Hanbok của giới thượng lưu mới được dệt từ cây gai hoặc một loại vải nhẹ cao cấp để người mặc thoải mái hơn, dễ chịu, nhẹ nhàng hơn khi số lớp vải nhiều và độ xòe nhìn chung khiến Hanbox khá nặng. Nhưng người dân thường thì chỉ được phép mặc Hanbok làm từ vải bông đơn thuần như vải gai, bông, muslin, lụa và satin. Tùy theo mùa và từng vùng khác nhau mà Hanbok có thể được khoác thêm lớp áo khoác hoặc may Hanbok có vải lót lông cho ấm.
Thai Chakkri, Thai Borompiman và Thai Siwalai (Thái Lan)
Trang phục truyền thống Thái Lan có nhiều loại trong đó có 3 loại phổ biến nhất được dùng cho tới tận bây giờ là Thai Chakkri, Thai Borompiman và Thai Siwalai.
Trang phục truyền thống của Thái Lan được may khá thoải mái, màu sắc đa dạng, tinh tế, vừa đem lại sự dễ chịu khi mặc, vừa tạo nên nét thanh lịch cuốn hút lạ thường. Trang phục truyền thống này thường được may bằng lụa, không chỉ dành cho phụ nữ mà còn có cả cho nam giới.
Thai Chakkri được sử dụng nhiều vào những dịp quan trọng. Trang phục này gồm một chiếc váy dài quấn quanh người và một chiếc khăn dệt để vắt qua vai. Vừa kín đáo vừa hờ hững, Thai Chakkri giúp tôn nên nét đẹp hiện đại của người phụ nữ. Có lẽ điều này sẽ khiến cho không ít các vị khách du lịch Thái Lan là nữ muốn một lần được trải nghiệm.
Trong khi đó, Thai Borompiman có phần“kín cổng cao tường”và giản dị hơn Thai Chakkri. Thai Borompiman được thiết kế với áo dài tay, chân váy cùng tông màu, dài hết chân. Kiểu trang phục này khá tôn dáng và thường được sử dụng trong tiệc tối.
Thai Siwalai cũng là trang phục đem lại sự sang trọng và quý phái cho nữ giới, thường được mặc trong những dịp quan trọng. Thai Siwalai cũng rất đa dạng về màu sắc, có thiết kế áo dài tay, chân váy dài và thêm chiếc khăn vắt qua vai tăng thêm về nữ tính.
Lederhosen và Dirndl (Đức)
Lederhosen là trang phục truyền thống của nam giới Đức. Lederhosen đã từng phổ biến rộng rãi ở vùng Alpine và các vùng lân cận, bao gồm Bavaria, Áo, Thụy Sĩ, và khu tự trị của Ý.
Được ra đời tại vùng Bavaria của nước Đức, Lederhosen là chiếc quần lửng quai đeo dành cho nam giới người Đức. Lederhosen dài đến đầu gối và làm từ da, kết hợp với giày mộc và tất len. Đi cùng với Lederhosen thường là một chiếc áo sơ mi giản dị, nhưng hiện nay người ta thường kết hợp với một chiếc áo sơ mi kẻ sọc trắng có màu sắc khác.
Dirndl, nghĩa là “cô gái trẻ”, được xem là trang phục truyền thống của phụ nữ miền Nam nước Đức, đặc biệt là vùng Baravia và nước Áo.
Bắt nguồn từ trang phục của nông dân vùng Alpine, Dirndl còn được gọi là Landhausmode. Xưa kia bộ trang phục này được phụ nữ Đức diện ở mọi nơi khi ở lễ hội, đi chợ hay cả khi ở nhà. Nhưng ngày nay những trang phục Dirndl chỉ được diện ở những lễ hội nông thôn.
Dirndl có thiết kế phần váy dài qua đầu gối, xếp li nhỏ với đai lưng thắt nơ. Phần thân trên màu trắng, cổ vuông khoét sâu, chẽn ngực và tay bồng, cùng một chiếc tạp dề cách điệu đằng trước. Tuỳ theo mùa mà bộ trang phục này sẽ có những khác biệt. Các bộ trang phục Dirndl phong cách mùa đông có váy nặng, ấm. Tạp dề làm bằng bông dày, vải lanh, nhung hoặc len với tay áo dài. Màu sắc thường rất phong phú và đa dạng. Phong cách mùa hè nhẹ nhàng và có họa tiết nổi bật hơn, với tay áo ngắn và thường được làm từ bông nhẹ.
Ngày nay, Dirndl được mặc nhiều trong các lễ hội bia ở Đức và Áo, đặc biệt là vùng Bavaria. Dirndl cũng là trang phục của các nữ tiếp viên trong các nhà hàng bia truyền thống của Đức và các phụ nữ trong ngành du lịch.
Đặc biệt, hàng năm vào tháng 10, các du khách từ khắp nơi trên thế giới đổ về Munich tham gia lễ hội bia lớn nhất thế giới: Oktoberfest. Đây là dịp để các cô gái diện cho mình những chiếc Dirndl rực rỡ đủ màu sắc, cùng ca hát, nhảy múa hoà mình vào cùng với âm nhạc và những vũ điệu. Còn các chàng trai Đức thì khoác lên mình những bộ Lederhosen mạnh mẽ và thanh lịch… Những hình ảnh đó đã tạo nên nét độc đáo trong văn hóa nước Đức.
Sườn xám (Trung Quốc)
Sườn xám Trung Quốc là một trong số những trang phục truyền thống gợi cảm nhất ở Châu Á. Đây là loại váy áo liền thân và có sự thiết kế pha trộn giữa văn hóa Trung Quốc và phong cách hiện đại của phương Tây. Người ta cho rằng sườn xám của Trung Quốc ra đời ở Thượng Hải vào những năm 1920, tuy nhiên, phải đến những năm 1930-1940 mới là thời kỳ rực rỡ nhất của sườn xám Trung Quốc. Đặc biệt là vào những năm 1930, sườn xám đã trở thành một phần không thể thay thế được đối với người phụ nữ, trở thành một biểu tượng tiêu biểu cho trang phục của phụ nữ Trung Quốc.
Là một bộ trang phục khá kén người mặc, sườn xám được may đo với phần cổ áo dựng may ôm sát thân cùng hàng cúc chéo sang một bên và phần dưới là hai tà xẻ cao tới đùi tạo sự thướt tha và quyến rũ. Chất liệu để may sườn xám thường là bằng tơ lụa với những họa tiết được thêu tỉ mỉ bằng chỉ ngũ sắc tạo nên sự mềm mại, duyên dáng cho người mặc. Ngày nay, người dân Trung Quốc không chỉ mặc sườn xám trong những dịp lễ đặc biệt mà còn được sử dụng trong ngày thường với những đường nét đã được cách tân hợp thời trang. Có rất nhiều kiểu dáng của sườn xám, có thể phân loại sườn xám theo kiểu vạt áo như kiểu vạt áo vát một bên dưới cánh tay, kiểu vạt áo vát một bên dưới hông, kiểu vạt áo vát hai bên dưới cánh tay, hoặc phân loại theo kiểu tay áo: Tay dài, tay rộng, tay lỡ,… hay theo kiểu cổ áo thường, cổ vạt cao, cổ bẻ, áo không cổ, cổ lá trúc, cổ khoét ngực…..
Về màu sắc, sườn xám thời nhà Thanh thường lấy hai màu xanh và đen làm chủ đạo, nhưng cũng có một số bộ phận thư sinh, nho sĩ mặc màu trắng, đỏ và tím. Duy chỉ có màu vàng là màu của hoàng gia nên người thường không được phép sử dụng.
Màu sắc sườn xám của người Mãn Thanh tương đối phức tạp, độ tương phản màu sắc cao, ở cổ áo và tay áo thường được thêm vào các đường viền hoa rực rỡ hoặc các đường vân nhiều màu sắc, người ta cho rằng càng nhiều những họa tiết này thì càng đẹp. Ngày nay chúng ta thường thấy các kiểu sườn xám, màu sắc rực rỡ, nổi bật, kiểu dáng độc đáo, thể hiện được đầy đủ bản sắc văn hóa dân tộc, làm nổi bật vẻ đẹp của người phụ nữ Trung Quốc.
Áo dài (Việt Nam)
Áo dài được xem là trang phục truyền thống của người Việt Nam. Trang phục này là có quá trình phát triển từ sự cải thiện không ngừng của áo tứ thân, đến áo ngũ thân thời nhà Nguyễn cho đến áo dài ngày nay.
Đúng như tên gọi, áo có vạt dài tới gót chân, cổ áo thường là cổ tròn, ôm khít tạo vẻ kín đáo. Thân áo gồm thân trước và thân sau dọc hai bên hông có đường xẻ từ eo xuống hết tà áo. Khuy áo thường được thiết kế từ cổ kéo sang vạt rồi xuống ngang hông. Thân áo may sát thân người để làm tôn lên những đường cong gợi cảm của người phụ nữ. Tay áo không có cầu vai, kéo dài từ cổ áo đến cổ tay, áo thường được mặc kết hợp với quần đồng màu hoặc với màu trắng. Áo dài thường được may từ nhiều loại vải khác nhau nhưng đều có đặc điểm chung là mềm, nhẹ, thoáng mát.
Trong lịch sử, dù được cách tân nhiều lần theo xu hướng của mỗi thời đại song áo dài Việt Nam vẫn luôn giữ được vẻ duyên dáng và gợi cảm, trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là trang phục mà tà áo dài đã trở thành biểu tượng của phụ nữ Việt, là sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt. Áo dài đã trở thành trang phục chuẩn mực cho những dịp đặc biệt, trang trọng như những ngày lễ quốc gia, lễ cưới, ngày tết, lễ tốt nghiệp hoặc trong những cuộc thi quan trọng. Áo dài truyền thống đã góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam ra khắp nơi trên thế giới./.
Vẻ đẹp của Hanbok thể hiện ở đường cong mềm mại của áo khoác lửng Jeogori bên ngoài và phần váy phồng. Tùy vào từng mùa, nghi lễ hoặc sự kiện mà Hanbok có màu sắc, chất liệu, cách mặc khác nhau.
Đối với người Hàn Quốc ngày trước thì Hanbok còn có ý nghĩa thể hiện sự phân biệt đẳng cấp xã hội với những quy tắc khắt khe về ký hiệu hoa văn, màu sắc và ý nghĩa biểu trưng của nó. Chẳng hạn thời xưa, Hanbok của giới thượng lưu mới được dệt từ cây gai hoặc một loại vải nhẹ cao cấp để người mặc thoải mái hơn, dễ chịu, nhẹ nhàng hơn khi số lớp vải nhiều và độ xòe nhìn chung khiến Hanbox khá nặng. Nhưng người dân thường thì chỉ được phép mặc Hanbok làm từ vải bông đơn thuần như vải gai, bông, muslin, lụa và satin. Tùy theo mùa và từng vùng khác nhau mà Hanbok có thể được khoác thêm lớp áo khoác hoặc may Hanbok có vải lót lông cho ấm.
Thai Chakkri, Thai Borompiman và Thai Siwalai (Thái Lan)
Trang phục truyền thống Thái Lan có nhiều loại trong đó có 3 loại phổ biến nhất được dùng cho tới tận bây giờ là Thai Chakkri, Thai Borompiman và Thai Siwalai.
Trang phục truyền thống của Thái Lan được may khá thoải mái, màu sắc đa dạng, tinh tế, vừa đem lại sự dễ chịu khi mặc, vừa tạo nên nét thanh lịch cuốn hút lạ thường. Trang phục truyền thống này thường được may bằng lụa, không chỉ dành cho phụ nữ mà còn có cả cho nam giới.
Thai Chakkri được sử dụng nhiều vào những dịp quan trọng. Trang phục này gồm một chiếc váy dài quấn quanh người và một chiếc khăn dệt để vắt qua vai. Vừa kín đáo vừa hờ hững, Thai Chakkri giúp tôn nên nét đẹp hiện đại của người phụ nữ. Có lẽ điều này sẽ khiến cho không ít các vị khách du lịch Thái Lan là nữ muốn một lần được trải nghiệm.
Trong khi đó, Thai Borompiman có phần“kín cổng cao tường”và giản dị hơn Thai Chakkri. Thai Borompiman được thiết kế với áo dài tay, chân váy cùng tông màu, dài hết chân. Kiểu trang phục này khá tôn dáng và thường được sử dụng trong tiệc tối.
Thai Siwalai cũng là trang phục đem lại sự sang trọng và quý phái cho nữ giới, thường được mặc trong những dịp quan trọng. Thai Siwalai cũng rất đa dạng về màu sắc, có thiết kế áo dài tay, chân váy dài và thêm chiếc khăn vắt qua vai tăng thêm về nữ tính.
Lederhosen và Dirndl (Đức)
Lederhosen là trang phục truyền thống của nam giới Đức. Lederhosen đã từng phổ biến rộng rãi ở vùng Alpine và các vùng lân cận, bao gồm Bavaria, Áo, Thụy Sĩ, và khu tự trị của Ý.
Được ra đời tại vùng Bavaria của nước Đức, Lederhosen là chiếc quần lửng quai đeo dành cho nam giới người Đức. Lederhosen dài đến đầu gối và làm từ da, kết hợp với giày mộc và tất len. Đi cùng với Lederhosen thường là một chiếc áo sơ mi giản dị, nhưng hiện nay người ta thường kết hợp với một chiếc áo sơ mi kẻ sọc trắng có màu sắc khác.
Dirndl, nghĩa là “cô gái trẻ”, được xem là trang phục truyền thống của phụ nữ miền Nam nước Đức, đặc biệt là vùng Baravia và nước Áo.
Bắt nguồn từ trang phục của nông dân vùng Alpine, Dirndl còn được gọi là Landhausmode. Xưa kia bộ trang phục này được phụ nữ Đức diện ở mọi nơi khi ở lễ hội, đi chợ hay cả khi ở nhà. Nhưng ngày nay những trang phục Dirndl chỉ được diện ở những lễ hội nông thôn.
Dirndl có thiết kế phần váy dài qua đầu gối, xếp li nhỏ với đai lưng thắt nơ. Phần thân trên màu trắng, cổ vuông khoét sâu, chẽn ngực và tay bồng, cùng một chiếc tạp dề cách điệu đằng trước. Tuỳ theo mùa mà bộ trang phục này sẽ có những khác biệt. Các bộ trang phục Dirndl phong cách mùa đông có váy nặng, ấm. Tạp dề làm bằng bông dày, vải lanh, nhung hoặc len với tay áo dài. Màu sắc thường rất phong phú và đa dạng. Phong cách mùa hè nhẹ nhàng và có họa tiết nổi bật hơn, với tay áo ngắn và thường được làm từ bông nhẹ.
Ngày nay, Dirndl được mặc nhiều trong các lễ hội bia ở Đức và Áo, đặc biệt là vùng Bavaria. Dirndl cũng là trang phục của các nữ tiếp viên trong các nhà hàng bia truyền thống của Đức và các phụ nữ trong ngành du lịch.
Đặc biệt, hàng năm vào tháng 10, các du khách từ khắp nơi trên thế giới đổ về Munich tham gia lễ hội bia lớn nhất thế giới: Oktoberfest. Đây là dịp để các cô gái diện cho mình những chiếc Dirndl rực rỡ đủ màu sắc, cùng ca hát, nhảy múa hoà mình vào cùng với âm nhạc và những vũ điệu. Còn các chàng trai Đức thì khoác lên mình những bộ Lederhosen mạnh mẽ và thanh lịch… Những hình ảnh đó đã tạo nên nét độc đáo trong văn hóa nước Đức.
Sườn xám (Trung Quốc)
Sườn xám Trung Quốc là một trong số những trang phục truyền thống gợi cảm nhất ở Châu Á. Đây là loại váy áo liền thân và có sự thiết kế pha trộn giữa văn hóa Trung Quốc và phong cách hiện đại của phương Tây. Người ta cho rằng sườn xám của Trung Quốc ra đời ở Thượng Hải vào những năm 1920, tuy nhiên, phải đến những năm 1930-1940 mới là thời kỳ rực rỡ nhất của sườn xám Trung Quốc. Đặc biệt là vào những năm 1930, sườn xám đã trở thành một phần không thể thay thế được đối với người phụ nữ, trở thành một biểu tượng tiêu biểu cho trang phục của phụ nữ Trung Quốc.
Là một bộ trang phục khá kén người mặc, sườn xám được may đo với phần cổ áo dựng may ôm sát thân cùng hàng cúc chéo sang một bên và phần dưới là hai tà xẻ cao tới đùi tạo sự thướt tha và quyến rũ. Chất liệu để may sườn xám thường là bằng tơ lụa với những họa tiết được thêu tỉ mỉ bằng chỉ ngũ sắc tạo nên sự mềm mại, duyên dáng cho người mặc. Ngày nay, người dân Trung Quốc không chỉ mặc sườn xám trong những dịp lễ đặc biệt mà còn được sử dụng trong ngày thường với những đường nét đã được cách tân hợp thời trang. Có rất nhiều kiểu dáng của sườn xám, có thể phân loại sườn xám theo kiểu vạt áo như kiểu vạt áo vát một bên dưới cánh tay, kiểu vạt áo vát một bên dưới hông, kiểu vạt áo vát hai bên dưới cánh tay, hoặc phân loại theo kiểu tay áo: Tay dài, tay rộng, tay lỡ,… hay theo kiểu cổ áo thường, cổ vạt cao, cổ bẻ, áo không cổ, cổ lá trúc, cổ khoét ngực…..
Về màu sắc, sườn xám thời nhà Thanh thường lấy hai màu xanh và đen làm chủ đạo, nhưng cũng có một số bộ phận thư sinh, nho sĩ mặc màu trắng, đỏ và tím. Duy chỉ có màu vàng là màu của hoàng gia nên người thường không được phép sử dụng.
Màu sắc sườn xám của người Mãn Thanh tương đối phức tạp, độ tương phản màu sắc cao, ở cổ áo và tay áo thường được thêm vào các đường viền hoa rực rỡ hoặc các đường vân nhiều màu sắc, người ta cho rằng càng nhiều những họa tiết này thì càng đẹp. Ngày nay chúng ta thường thấy các kiểu sườn xám, màu sắc rực rỡ, nổi bật, kiểu dáng độc đáo, thể hiện được đầy đủ bản sắc văn hóa dân tộc, làm nổi bật vẻ đẹp của người phụ nữ Trung Quốc.
Áo dài (Việt Nam)
Áo dài được xem là trang phục truyền thống của người Việt Nam. Trang phục này là có quá trình phát triển từ sự cải thiện không ngừng của áo tứ thân, đến áo ngũ thân thời nhà Nguyễn cho đến áo dài ngày nay.
Đúng như tên gọi, áo có vạt dài tới gót chân, cổ áo thường là cổ tròn, ôm khít tạo vẻ kín đáo. Thân áo gồm thân trước và thân sau dọc hai bên hông có đường xẻ từ eo xuống hết tà áo. Khuy áo thường được thiết kế từ cổ kéo sang vạt rồi xuống ngang hông. Thân áo may sát thân người để làm tôn lên những đường cong gợi cảm của người phụ nữ. Tay áo không có cầu vai, kéo dài từ cổ áo đến cổ tay, áo thường được mặc kết hợp với quần đồng màu hoặc với màu trắng. Áo dài thường được may từ nhiều loại vải khác nhau nhưng đều có đặc điểm chung là mềm, nhẹ, thoáng mát.
Trong lịch sử, dù được cách tân nhiều lần theo xu hướng của mỗi thời đại song áo dài Việt Nam vẫn luôn giữ được vẻ duyên dáng và gợi cảm, trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là trang phục mà tà áo dài đã trở thành biểu tượng của phụ nữ Việt, là sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt. Áo dài đã trở thành trang phục chuẩn mực cho những dịp đặc biệt, trang trọng như những ngày lễ quốc gia, lễ cưới, ngày tết, lễ tốt nghiệp hoặc trong những cuộc thi quan trọng. Áo dài truyền thống đã góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam ra khắp nơi trên thế giới./.
P.V (Sưu tầm)