Nga là một quốc gia đa sắc tộc, với nền văn hóa đa dạng và đặc sắc, chịu ảnh hưởng của nền tư tưởng tôn giáo chính thống là Slav. Các phong tục trong cuộc sống hàng ngày cũng như những nét văn hóa truyền thống của người Nga có nhiều điểm đặc sắc, phong phú đa, dạng thu hút sự quan tâm của các du khách khi đến với xứ sở Bạch Dương xinh đẹp này.
Phong tục đón khách với bánh mì và muối
Khi đến Nga bạn sẽ được chào đón bằng nghi thức chào đón đặc biệt. Mọi vị khách sẽ nhận được bánh mì và muối để trong chiếc khay phủ khăn thêu rực rỡ. Khách du lịch hãy cúi xuống hôn lên chiếc bánh mì để đáp lại sự thân thiện của gia chủ. Đây là một nét văn hóa độc đáo tại Nga. Tục lệ đón khách bằng bánh mỳ và muối đã quen thuộc với người dân Nga từ rất lâu đời. Trong thế kỷ XVI vua chúa Nga trong bữa ăn gửi tới những vị khách của mình bánh mỳ và muối, theo đó bánh mỳ tượng trưng cho sự sùng ái, còn muối - tình yêu. Sự kết hợp của bánh mỳ và muối đóng vai trò quan trọng đặc biệt về biểu tượng: Bánh mỳ thể hiện mong muốn giàu có và sung túc, còn muối bảo vệ con người khỏi những ảnh hưởng và sức mạnh của kẻ thù. Tiếp đãi khách bằng bánh mỳ và muối tức là mối quan hệ giữa khách và chủ nhà là thân thiện và đầy tin cậy.
Phong tục đón khách với bánh mì và muối
Khi đến Nga bạn sẽ được chào đón bằng nghi thức chào đón đặc biệt. Mọi vị khách sẽ nhận được bánh mì và muối để trong chiếc khay phủ khăn thêu rực rỡ. Khách du lịch hãy cúi xuống hôn lên chiếc bánh mì để đáp lại sự thân thiện của gia chủ. Đây là một nét văn hóa độc đáo tại Nga. Tục lệ đón khách bằng bánh mỳ và muối đã quen thuộc với người dân Nga từ rất lâu đời. Trong thế kỷ XVI vua chúa Nga trong bữa ăn gửi tới những vị khách của mình bánh mỳ và muối, theo đó bánh mỳ tượng trưng cho sự sùng ái, còn muối - tình yêu. Sự kết hợp của bánh mỳ và muối đóng vai trò quan trọng đặc biệt về biểu tượng: Bánh mỳ thể hiện mong muốn giàu có và sung túc, còn muối bảo vệ con người khỏi những ảnh hưởng và sức mạnh của kẻ thù. Tiếp đãi khách bằng bánh mỳ và muối tức là mối quan hệ giữa khách và chủ nhà là thân thiện và đầy tin cậy.
Chào đón khách với Bánh mì và Muối ở nước Nga
Cách gọi “bánh mỳ - muối” tại Nga là một cách gọi chung cho việc tiếp đãi. Lời mời “bánh mỳ - muối” là hình thức mời tới dự tiệc. Người Nga cho rằng bánh mì và muối là nguồn lương thực quý giá nuôi sống con người và con người không thể sống thiếu muối.
Lễ cưới truyền thống ở Nga
Mùa cưới ở Nga thường diễn ra vào khoảng thời gian sau Lễ giáng sinh và kéo dài cho đến Lễ tiễn mùa đông, nó còn được gọi là “svadebnik”. Nhưng ngày nay, lễ cưới của thanh niên thường diễn ra vào mùa xuân, cuối hè hoặc vào mùa thu. Lễ cưới hiện đại vẫn thường kéo dài.
Lễ cưới truyền thống ở Nga
Mùa cưới ở Nga thường diễn ra vào khoảng thời gian sau Lễ giáng sinh và kéo dài cho đến Lễ tiễn mùa đông, nó còn được gọi là “svadebnik”. Nhưng ngày nay, lễ cưới của thanh niên thường diễn ra vào mùa xuân, cuối hè hoặc vào mùa thu. Lễ cưới hiện đại vẫn thường kéo dài.
Lễ cưới truyền thống của người Nga
Thông thường ở Nga lễ cưới sẽ được diễn ra tại nhà thờ. Tuy nhiên theo luật pháp của Nga thì lễ cưới chỉ có thể được phép tiến hành sau khi cô dâu chú rể đã làm đăng ký kết hôn tại phòng hộ tịch. Với người dân Nga, lễ cưới là một nghi thức rất đẹp và xúc động. Khi đứng làm phép cưới, cô dâu chú rể sẽ xin thề sẽ luôn chung thủy lúc hoạn nạn cũng như lúc sung sướng. Người Nga cho rằng, sau đó đôi vợ chồng sẽ nhận thức sâu sắc hơn sự phụ thuộc vào nhau và sẽ sống với nhau trong một thời gian dài vì đạo chính thống không cho phép ly hôn. Trước khi tiến hành đăng ký kết hôn, vị hôn phu phải “chuộc” cô dâu từ những vị khách theo truyền thống, anh ta cũng phải trải qua những thử thách là một loạt những cuộc thi nhỏ khi kết thúc người chồng chưa cưới theo truyền thống sẽ phải thanh toán với tất cả những người tham dự bằng tiền và quà tặng. Theo truyền thống Nga, váy cưới, nhẫn và giày cho cô dâu đều do chú rể mua, còn gia đình cô dâu sẽ chỉ cần đảm bảo của hồi môn cho cô dâu. Đó là một bộ đồ trải giường, bát đũa và đồ gỗ.
Trên bàn tiệc cưới buộc phải có những món ăn làm từ thịt chim - biểu tượng của một cuộc sống gia đình hạnh phúc và chung sống hòa bình. Bánh nướng trong ngày cưới ở Nga thì được gọi là “kurnik”. Nó được làm từ bánh tráng hoặc bột nhạt, có nấm, thịt gà, cơm đi kèm hoặc loại nhân khác.
Phong tục chúc sức khỏe khi hắt xì
Khi đến nước Nga và bạn vô tình hắt xì, bạn sẽ nhận được một lời chúc mừng của một người Nga nào gần đó. Theo phong tục của người Nga khi bạn hắt xì được thì cũng có nghĩa là điềm lành đến với bạn. Người Nga sẵn sàng chia sẻ niềm vui cùng bạn, mặc cho bạn có quen biết với họ hay không. Bạn hãy luôn chú ý rằng, khi bạn đang nói chuyện và bạn hắt hơi thì chắc hẳn những điều bạn vừa nói sẽ được mọi người tin tưởng rất nhiều. Bạn vừa ăn tối xong và bạn hắt hơi thì có nghĩa là niềm hạnh phúc dành cho các thành viên có mặt trong gia đình. Tập tục hắt hơi khá phổ biến ở các nước châu Âu và Châu Á. Ở nước Nga, người dân luôn cho là điềm lành từ việc cắt nghĩa từ hắt hơi theo tiếng Nga. Một số quốc gia còn cho rằng việc hắt hơi cũng là dịp đưa mọi bệnh tật và cả quỷ ma trong người đi xa. Ngoài ra hắt hơi còn khơi dậy sức mạnh bên trong của mỗi con người.
Các lễ hội truyền thống
Với đa dạng sắc màu dân tộc trên lãnh thổ, nước Nga cũng có những lễ hội văn hóa rất đặc trưng, tạo nên những nét đặc sắc cho những ngày trong năm. Một số lễ hội truyền thống nổi bật tại quốc gia này như: Lễ chào đón năm mới, Lễ phục sinh, Lễ Hội băng hay Lễ tiễn mùa đông.
Lễ chào đón năm mới: Đây là ngày lễ lớn đầu tiên trong năm mới. Ngày lễ này có quy mô và được tổ chức có quy mô và tính chất như ngày Lễ Giáng Sinh. Ở nước Nga cũng như những nước Châu Âu khác, Lễ mừng Giáng Sinh là lễ lớn mang ý nghĩa tinh thần về mặt tôn giáo của người Nga. Trong ngày này, mọi người sẽ cùng nhau đi tham dự lễ hội. Chương trình lễ hội có khá nhiều hoạt động: Ông già Noel và nàng Bạch Tuyết trong trang phục truyền thống cùng nhau đi phát quà cho trẻ em. Vào ngày lễ này, cả gia đình Nga quay quần bên nhau cùng ăn tiệc mừng cùng tổ chức vui chơi. Thường, lễ giáng sinh ở Nga được tổ chức vào ngày 7/1 hàng năm. Ngày lễ này vẫn được duy trì hàng năm ở Nga và được xem là quốc lễ.
Lễ phục sinh: Cũng như những nước châu Âu khác, nước Nga chào đón lễ phục sinh với quy mô khá lớn. Từ hôm trước đêm khuya ngày Chúa phục sinh và kéo dài cho đến tận sáng ngày hôm sau. Dù cho thời gian diễn ra lễ có muộn song lượng người dân tham gia lễ Phục sinh là khá đông. Theo nghi lễ vào ngày này vị linh mục sẽ dẫn đầu đám rước tay cầm nến sáng đi vòng quanh nhà thờ để làm lễ. Nghi lễ thực hiện nhằm tái hiện lại hình ảnh cũng như những truyền thuyết cũ của chúa Giê Su. Vào buổi sáng, khi bình minh đến cũng là lúc nghi thức thực hiện lễ kết thúc. Sau khi kết thúc lễ, mọi người cùng nhau trở về nhà và kết thúc tuần lễ ăn chay bằng bữa tiệc thịnh soạn của mùa lễ phục sinh với những món ăn thật hấp dẫn. Món trứng nhuộm màu là món ăn không thể thiếu trong bữa tiệc của ngày lễ phục sinh.
Lễ Hội băng: Mùa đông nước Nga thường kéo dài và người Nga cũng tận dụng khoảng thời gian đặc biệt này để có thể tổ chức những hoạt động vui chơi giải trí mà chỉ có thể tổ chức vào mùa đông. Trong số những hoạt động đo, lễ hội băng được mong chờ nhiều nhất. Tại Lễ hội, rất nhiều tác phẩm nghệ thuật bằng băng với quy mô lớn, mô phỏng lại những công trình kiến trúc hoặc khắc họa chân dung các nhà lãnh tụ nổi tiếng của Nga... được các nghệ nhân thực hiện luôn thu hút đông đảo những nhà điêu khắc và khán giả đến xem và đánh giá.
Lễ tiễn mùa đông: Lễ hội tiễn mùa đông có nguồn gốc truyền thống gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp của nước Nga. Người nông dân Nga mong mùa đông mau qua vì tuyết phủ trắng ruộng đồng làm cho họ không thể làm gì được trên mảnh đất của mình. Đây là lễ hội truyền thống dân gian lâu đời và được duy trì đến ngày nay, với những đặc trưng mang đậm nét truyền thống của dân tộc Nga. Trẻ em và người lớn cùng vui chơi ca hát mừng mùa đông đã qua, hân hoan chào đón mùa xuân mới đến.
Đồ chơi búp bê Nga
Búp bê Nga là biểu tượng mà bất cứ ở đâu và khi nào khi nhìn thấy đều có thể nhanh chóng liên tưởng về nước Nga. Búp bê Nga còn có tên gọi là Matrioshka. Không những là đồ chơi cho những em bé nước Nga, Matrioshka còn là biểu tượng hay món quà không thể thiếu của khách du lịch khi đến với đất nước Nga xinh đẹp. Matrioshka có nguồn gốc từ Nhật Bản. Nhưng khi có mặt tại nước Nga thì Matrioshka được biến hóa thành đồ chơi mang đậm phong cách Nga. Búp bê Nga mang hình ảnh của cô gái Nga với khăn trùm đầu, áo xaraphan. Và mỗi búp bê đều có khoảng 8 búp bê trở lên. Sau này hình tượng búp bê gái được phát triển thêm hình tượng búp bê trai. Matrioshka ngày nay được gọi cho bao gồm những đồ chơi mà có thể lồng vào nhau. Ngày nay búp bê Matrioshka trở thành nét văn hóa đặc trưng cho người Nga.
Nghệ thuật sân khấu: Ba-lê, opera
Nga còn nổi tiếng với lĩnh vực nghệ thuật sân khấu Ba-lê và Opera. Được xem là cái nôi đào tạo và phát triển cho bộ môn nghệ thuật này, hàng năm ở Nga thu hút lượng lớn sinh viên đến học tập. Đồng thời ở Nga cũng thường xuyên diễn ra những buổi biểu diễn có quy mô lớn cho hai loại hình nghệ thuật mang tính hàn lâm cao cấp này./.
Trên bàn tiệc cưới buộc phải có những món ăn làm từ thịt chim - biểu tượng của một cuộc sống gia đình hạnh phúc và chung sống hòa bình. Bánh nướng trong ngày cưới ở Nga thì được gọi là “kurnik”. Nó được làm từ bánh tráng hoặc bột nhạt, có nấm, thịt gà, cơm đi kèm hoặc loại nhân khác.
Phong tục chúc sức khỏe khi hắt xì
Khi đến nước Nga và bạn vô tình hắt xì, bạn sẽ nhận được một lời chúc mừng của một người Nga nào gần đó. Theo phong tục của người Nga khi bạn hắt xì được thì cũng có nghĩa là điềm lành đến với bạn. Người Nga sẵn sàng chia sẻ niềm vui cùng bạn, mặc cho bạn có quen biết với họ hay không. Bạn hãy luôn chú ý rằng, khi bạn đang nói chuyện và bạn hắt hơi thì chắc hẳn những điều bạn vừa nói sẽ được mọi người tin tưởng rất nhiều. Bạn vừa ăn tối xong và bạn hắt hơi thì có nghĩa là niềm hạnh phúc dành cho các thành viên có mặt trong gia đình. Tập tục hắt hơi khá phổ biến ở các nước châu Âu và Châu Á. Ở nước Nga, người dân luôn cho là điềm lành từ việc cắt nghĩa từ hắt hơi theo tiếng Nga. Một số quốc gia còn cho rằng việc hắt hơi cũng là dịp đưa mọi bệnh tật và cả quỷ ma trong người đi xa. Ngoài ra hắt hơi còn khơi dậy sức mạnh bên trong của mỗi con người.
Các lễ hội truyền thống
Với đa dạng sắc màu dân tộc trên lãnh thổ, nước Nga cũng có những lễ hội văn hóa rất đặc trưng, tạo nên những nét đặc sắc cho những ngày trong năm. Một số lễ hội truyền thống nổi bật tại quốc gia này như: Lễ chào đón năm mới, Lễ phục sinh, Lễ Hội băng hay Lễ tiễn mùa đông.
Lễ chào đón năm mới: Đây là ngày lễ lớn đầu tiên trong năm mới. Ngày lễ này có quy mô và được tổ chức có quy mô và tính chất như ngày Lễ Giáng Sinh. Ở nước Nga cũng như những nước Châu Âu khác, Lễ mừng Giáng Sinh là lễ lớn mang ý nghĩa tinh thần về mặt tôn giáo của người Nga. Trong ngày này, mọi người sẽ cùng nhau đi tham dự lễ hội. Chương trình lễ hội có khá nhiều hoạt động: Ông già Noel và nàng Bạch Tuyết trong trang phục truyền thống cùng nhau đi phát quà cho trẻ em. Vào ngày lễ này, cả gia đình Nga quay quần bên nhau cùng ăn tiệc mừng cùng tổ chức vui chơi. Thường, lễ giáng sinh ở Nga được tổ chức vào ngày 7/1 hàng năm. Ngày lễ này vẫn được duy trì hàng năm ở Nga và được xem là quốc lễ.
Lễ phục sinh: Cũng như những nước châu Âu khác, nước Nga chào đón lễ phục sinh với quy mô khá lớn. Từ hôm trước đêm khuya ngày Chúa phục sinh và kéo dài cho đến tận sáng ngày hôm sau. Dù cho thời gian diễn ra lễ có muộn song lượng người dân tham gia lễ Phục sinh là khá đông. Theo nghi lễ vào ngày này vị linh mục sẽ dẫn đầu đám rước tay cầm nến sáng đi vòng quanh nhà thờ để làm lễ. Nghi lễ thực hiện nhằm tái hiện lại hình ảnh cũng như những truyền thuyết cũ của chúa Giê Su. Vào buổi sáng, khi bình minh đến cũng là lúc nghi thức thực hiện lễ kết thúc. Sau khi kết thúc lễ, mọi người cùng nhau trở về nhà và kết thúc tuần lễ ăn chay bằng bữa tiệc thịnh soạn của mùa lễ phục sinh với những món ăn thật hấp dẫn. Món trứng nhuộm màu là món ăn không thể thiếu trong bữa tiệc của ngày lễ phục sinh.
Lễ Hội băng: Mùa đông nước Nga thường kéo dài và người Nga cũng tận dụng khoảng thời gian đặc biệt này để có thể tổ chức những hoạt động vui chơi giải trí mà chỉ có thể tổ chức vào mùa đông. Trong số những hoạt động đo, lễ hội băng được mong chờ nhiều nhất. Tại Lễ hội, rất nhiều tác phẩm nghệ thuật bằng băng với quy mô lớn, mô phỏng lại những công trình kiến trúc hoặc khắc họa chân dung các nhà lãnh tụ nổi tiếng của Nga... được các nghệ nhân thực hiện luôn thu hút đông đảo những nhà điêu khắc và khán giả đến xem và đánh giá.
Lễ tiễn mùa đông: Lễ hội tiễn mùa đông có nguồn gốc truyền thống gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp của nước Nga. Người nông dân Nga mong mùa đông mau qua vì tuyết phủ trắng ruộng đồng làm cho họ không thể làm gì được trên mảnh đất của mình. Đây là lễ hội truyền thống dân gian lâu đời và được duy trì đến ngày nay, với những đặc trưng mang đậm nét truyền thống của dân tộc Nga. Trẻ em và người lớn cùng vui chơi ca hát mừng mùa đông đã qua, hân hoan chào đón mùa xuân mới đến.
Đồ chơi búp bê Nga
Búp bê Nga là biểu tượng mà bất cứ ở đâu và khi nào khi nhìn thấy đều có thể nhanh chóng liên tưởng về nước Nga. Búp bê Nga còn có tên gọi là Matrioshka. Không những là đồ chơi cho những em bé nước Nga, Matrioshka còn là biểu tượng hay món quà không thể thiếu của khách du lịch khi đến với đất nước Nga xinh đẹp. Matrioshka có nguồn gốc từ Nhật Bản. Nhưng khi có mặt tại nước Nga thì Matrioshka được biến hóa thành đồ chơi mang đậm phong cách Nga. Búp bê Nga mang hình ảnh của cô gái Nga với khăn trùm đầu, áo xaraphan. Và mỗi búp bê đều có khoảng 8 búp bê trở lên. Sau này hình tượng búp bê gái được phát triển thêm hình tượng búp bê trai. Matrioshka ngày nay được gọi cho bao gồm những đồ chơi mà có thể lồng vào nhau. Ngày nay búp bê Matrioshka trở thành nét văn hóa đặc trưng cho người Nga.
Nghệ thuật sân khấu: Ba-lê, opera
Nga còn nổi tiếng với lĩnh vực nghệ thuật sân khấu Ba-lê và Opera. Được xem là cái nôi đào tạo và phát triển cho bộ môn nghệ thuật này, hàng năm ở Nga thu hút lượng lớn sinh viên đến học tập. Đồng thời ở Nga cũng thường xuyên diễn ra những buổi biểu diễn có quy mô lớn cho hai loại hình nghệ thuật mang tính hàn lâm cao cấp này./.
Bảo Linh