Tích cực phát triển hạ tầng
Với xuất phát điểm thấp, huyện Văn Chấn luôn xác định việc huy động tổng hợp các nguồn vốn (ngân sách Trung ương, các dự án, ngân sách địa phương, ODA, chương trình 135, vốn xã hội hóa)… để xây dựng kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại và hiệu quả là nhiệm vụ then chốt tạo động lực cho phát triển kinh tế xã hội bền vững. Trên cơ sở nhu cầu phát triển hạ tầng của địa phương, huyện Văn Chấn đã tập trung ưu tiên, từng bước đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ hệ thống giao thông, đường liên huyện, liên xã, liên thôn, trong đó, ưu tiên các công trình quan trọng, có tính chiến lược, tạo sự đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới. Trong 5 năm qua, Huyện đã huy động hàng nghìn tỷ đồng cho xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông nông thôn. Nhờ các nguồn lực này, nhiều công trình quan trọng của Huyện như hệ thống kênh mương thủy lợi, hệ thống giao thông liên xã, giao thông nông thôn được đầu tư xây dựng hoặc nâng cấp. Riêng năm 2018, tổng huy động vốn đầu tư kết cấu hạ tầng đạt 286,4 tỷ đồng, nhờ đó, Huyện hoàn thành 57,3 km đường bê tông xi măng, 17 km đường láng nhựa, 30 km đường cấp phối đồng thời tu sửa được 519 km đường liên thôn bản. Các công trình hạ tầng khác như hệ thống các cầu, hệ thống điện lưới, nước sạch nông thôn, bệnh viện, trạm y tế xã được quan tâm, bố trí nguồn vốn kịp thời, qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, nâng cao mức sống cho nhân dân trong Huyện.
Với xuất phát điểm thấp, huyện Văn Chấn luôn xác định việc huy động tổng hợp các nguồn vốn (ngân sách Trung ương, các dự án, ngân sách địa phương, ODA, chương trình 135, vốn xã hội hóa)… để xây dựng kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại và hiệu quả là nhiệm vụ then chốt tạo động lực cho phát triển kinh tế xã hội bền vững. Trên cơ sở nhu cầu phát triển hạ tầng của địa phương, huyện Văn Chấn đã tập trung ưu tiên, từng bước đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ hệ thống giao thông, đường liên huyện, liên xã, liên thôn, trong đó, ưu tiên các công trình quan trọng, có tính chiến lược, tạo sự đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới. Trong 5 năm qua, Huyện đã huy động hàng nghìn tỷ đồng cho xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông nông thôn. Nhờ các nguồn lực này, nhiều công trình quan trọng của Huyện như hệ thống kênh mương thủy lợi, hệ thống giao thông liên xã, giao thông nông thôn được đầu tư xây dựng hoặc nâng cấp. Riêng năm 2018, tổng huy động vốn đầu tư kết cấu hạ tầng đạt 286,4 tỷ đồng, nhờ đó, Huyện hoàn thành 57,3 km đường bê tông xi măng, 17 km đường láng nhựa, 30 km đường cấp phối đồng thời tu sửa được 519 km đường liên thôn bản. Các công trình hạ tầng khác như hệ thống các cầu, hệ thống điện lưới, nước sạch nông thôn, bệnh viện, trạm y tế xã được quan tâm, bố trí nguồn vốn kịp thời, qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, nâng cao mức sống cho nhân dân trong Huyện.
Thiếu nữ người Mông, xã Suối Giàng phấn khởi vào mùa thu hái chè. Ảnh: Tư liệu
Tập trung phát triển du lịch
Văn Chấn có nhiều tiềm năng để đưa du lịch sinh thái, cộng đồng trở thành lĩnh vực kinh tế quan trọng. Trước hết, hệ thống giao thông đang được đầu tư đồng bộ và có tính kết nối cao. Nơi đây lại có nhiều sông suối, hồ đập, núi non hùng vỹ, cảnh đẹp nên thơ. Văn Chấn còn là vùng đất hội tụ của nhiều dân tộc với sắc thái văn hóa đa dạng, trong đó nổi bật nhất là văn hoá dân gian độc đáo của người Thái ở khu vực Mường Lò - một trong 3 vùng văn hoá tỉnh Yên Bái.
Thực hiện Đề án “Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù miền Tây Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, huyện Văn Chấn tập trung vào một số giải pháp cụ thể như xây dựng sản phẩm du lịch đặc sắc, liên kết địa phương trong khu vực miền Tây, kết nối các tour, tuyến, xây dựng thương hiệu du lịch đặc thù, đồng thời tập trung nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ cho du lịch.
Sau khi rà soát, Huyện đang tập trung xây dựng một số điểm du lịch có tiềm năng và đặc sắc như: Tại xã Suối Giàng, Khu du lịch suối nước nóng cộng đồng bản Hốc ở xã Sơn Thịnh, du lịch cộng đồng bản Khá ở xã Thanh Lương… Đặc biệt, đến với Suối Giàng, du khách được tận hưởng không khí trong lành, chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ của thác nước Tập Lăng 1, vẻ nguyên sơ của rừng nguyên sinh, thăm các bản người Mông và thưởng thức các món ăn dân tộc như: Thắng cố, thịt lợn hun khói…
Đồng thời, Huyện chỉ đạo Phòng Văn hóa bảo tồn, giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc như: Khôi phục, tổ chức các lễ hội giới thiệu dân ca, dân vũ, kiến trúc nhà ở của các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Huyện đã đầu tư phát triển 11 di tích (trong đó có 2 di tích cấp Quốc gia) để trở thành điểm tham quan hấp dẫn cho du khách.
Để tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu về đất và người Văn Chấn đến với du khách, Huyện phối hợp tổ chức tốt các hoạt động trong Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Mường Lò và Lễ hội Khám phá Danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải; tổ chức Lễ hội giã cốm tại bản Pom Ban, xã Tú Lệ và tổ chức lễ hội tôn vinh cây chè tổ Suối Giàng vào tháng 9/2019…
Khai thác tốt những cơ hội, tiềm năng, thế mạnh, Văn Chấn đang đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu kết thúc năm 2019 sẽ hoàn thành 21 chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện khóa XX, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra./.
Thực hiện Đề án “Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù miền Tây Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, huyện Văn Chấn tập trung vào một số giải pháp cụ thể như xây dựng sản phẩm du lịch đặc sắc, liên kết địa phương trong khu vực miền Tây, kết nối các tour, tuyến, xây dựng thương hiệu du lịch đặc thù, đồng thời tập trung nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ cho du lịch.
Sau khi rà soát, Huyện đang tập trung xây dựng một số điểm du lịch có tiềm năng và đặc sắc như: Tại xã Suối Giàng, Khu du lịch suối nước nóng cộng đồng bản Hốc ở xã Sơn Thịnh, du lịch cộng đồng bản Khá ở xã Thanh Lương… Đặc biệt, đến với Suối Giàng, du khách được tận hưởng không khí trong lành, chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ của thác nước Tập Lăng 1, vẻ nguyên sơ của rừng nguyên sinh, thăm các bản người Mông và thưởng thức các món ăn dân tộc như: Thắng cố, thịt lợn hun khói…
Đồng thời, Huyện chỉ đạo Phòng Văn hóa bảo tồn, giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc như: Khôi phục, tổ chức các lễ hội giới thiệu dân ca, dân vũ, kiến trúc nhà ở của các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Huyện đã đầu tư phát triển 11 di tích (trong đó có 2 di tích cấp Quốc gia) để trở thành điểm tham quan hấp dẫn cho du khách.
Để tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu về đất và người Văn Chấn đến với du khách, Huyện phối hợp tổ chức tốt các hoạt động trong Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Mường Lò và Lễ hội Khám phá Danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải; tổ chức Lễ hội giã cốm tại bản Pom Ban, xã Tú Lệ và tổ chức lễ hội tôn vinh cây chè tổ Suối Giàng vào tháng 9/2019…
Khai thác tốt những cơ hội, tiềm năng, thế mạnh, Văn Chấn đang đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu kết thúc năm 2019 sẽ hoàn thành 21 chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện khóa XX, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra./.
Mai Mộng Tuân
Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái