Kon Tum là tỉnh miền núi, biên giới ở phía Bắc Tây Nguyên. Năm 2021, dân số toàn tỉnh là 568.780 người; trong đó người dân tộc thiểu số có hơn 312 nghìn người, chiếm 54,9% với 43 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 07 dân tộc tại chỗ, gồm: Xơ Đăng, Ba Na, Gia Rai, Gié-Triêng, Hrê, Brâu và Rơ Măm. Về địa bàn hành chính, trong tổng số 102 xã, phường thị trấn của tỉnh Kon Tum thì có 52 xã khu vực III, 05 xã khu vực II, 35 xã khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Trong những năm qua, việc triển khai thực hiện các chương trình chính sách dân tộc luôn được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp của tỉnh Kon Tum quan tâm, chỉ đạo và sự tham gia đồng thuận của người dân. Qua đó, tình hình kinh tế - xã hội vùng dân tộc, miền núi đã có những chuyển biến rõ rệt, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số ở nhiều vùng được nâng lên; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội thiết yếu đã được quan tâm đầu tư, hoàn thiện.
Trong những năm qua, việc triển khai thực hiện các chương trình chính sách dân tộc luôn được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp của tỉnh Kon Tum quan tâm, chỉ đạo và sự tham gia đồng thuận của người dân. Qua đó, tình hình kinh tế - xã hội vùng dân tộc, miền núi đã có những chuyển biến rõ rệt, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số ở nhiều vùng được nâng lên; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội thiết yếu đã được quan tâm đầu tư, hoàn thiện.
Dạy nghề truyền thống cho người DTTS ở Kon Tum
Tính đến cuối năm 2022, toàn tỉnh đã có 42 xã cơ bản đạt chuẩn 19/19 tiêu chí (trong đó có 36 xã đã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới), 10 xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí, 32 xã đạt từ 10-14 tiêu chí, 01 xã đạt 07 tiêu chí (không có xã đạt chuẩn dưới 7 tiêu chí). Chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu không ngừng được cải thiện, số trẻ em, học sinh huy động ra lớp đạt 99,7%; 100% trạm y tế đã có bác sỹ; 99% xã trên toàn tỉnh đã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã. Tỷ lệ số dân nông thôn được cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 92,1%.
Tỉnh đã ban hành chính sách hỗ trợ lãi suất, quan tâm và tạo điều kiện cho các hộ nghèo vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, thu nhập của nhóm hộ nghèo ở nông thôn đang dần được cải thiện, ổn định nâng cao đời sống, các mô hình giảm nghèo được nhân rộng; văn hóa, đời sống các dân tộc thiểu số được quan tâm; giáo dục và đào tạo có sự chuyển biến tiến bộ; công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số được chú trọng; an sinh xã hội và phúc lợi xã hội được đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng; công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất và đời sống được đẩy mạnh; quốc phòng, an ninh được giữ vững, chính trị xã hội ổn định...
Giai đoạn tới, tỉnh Kon Tum đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giai đoạn 2022-2025 vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 4%; 25 xã ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn, tỷ lệ xã ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn 48,1%, 21 thôn ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn; tỷ lệ thôn ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn 51,2%. Phấn đấu mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần so với năm 2020.
Thôn, làng có đường ô tô đến trung tâm cứng hóa đạt tỷ lệ 70%; 99,8% hộ dân tộc thiểu số sử dụng điện lưới Quốc gia; trên 90% hộ dân tộc thiểu số sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% người dân tộc thiểu số được nghe đài phát thanh và xem truyền hình. Cơ bản hoàn thành công tác bố trí sắp xếp ổn định dân cư vùng đặc biệt khó khăn, thiên tai sạt lở.
Tỷ lệ trẻ dân tộc thiểu số trong độ tuổi mẫu giáo 5 tuổi đến trường đạt 99,9%; học sinh dân tộc thiểu số trong độ tuổi học tiểu học đạt 99,9%; trung học cơ sở đạt 96,6%; học trung học phổ thông đạt 40%.
Tăng cường công tác y tế để đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại; tiếp tục khống chế tiến tới loại bỏ dịch bệnh ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi; đảm bảo người dân tộc thiểu số thuộc đối tượng được ngân sách Nhà nước đóng và hỗ trợ bảo hiểm y tế được cấp, đổi thẻ bảo hiểm y tế. Đào tạo nghề đạt 44%; trong đó, 70% tỷ lệ người dân tộc thiểu số được đào tạo nghề.
Bảo tồn, phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; 100% thôn, làng có nhà Rông truyền thống được sửa chữa, trùng tu định kỳ; 10% thôn có đội văn hóa, văn nghệ (câu lạc bộ) truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng; 100% hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh có đất ở, đất sản xuất; thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số; 50% số thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số đạt chuẩn thôn nông thôn mới. Đảm bảo tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số phù hợp với tỷ lệ dân số là người dân tộc thiểu số ở từng địa phương. Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, đảm bảo ổn định an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội ở vùng dân tộc thiểu số.
Với nhiều mục tiêu cụ thể, cùng sự quyết tâm và nỗ lực triển khai hiệu quả Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cũng như các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn, tỉnh Kon Tum đã xác định một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để thực hiện trong giai đoạn tới, cụ thể:
Khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người dân tộc thiểu số; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số đi đôi với xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan, tổ chức và người dân trong thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với Chương trình; Tăng cường vai trò, trách nhiệm trong công tác phối hợp, hỗ trợ các địa phương rà soát, xác định, xây dựng và triển khai các nội dung, hoạt động, nhiệm vụ Chương trình; kịp thời hướng dẫn, giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện để hoàn thành mục tiêu trong năm 2023 và những năm tiếp theo./.
T.Hòa