Hiểu rõ để đến gần hơn với mua đương đại

|

Hiểu rõ để đến gần hơn với mua đương đại

Múa đương đại có thể kết hợp với hầu hết mọi loại âm nhạc hoặc với những hình thức múa khác nhau để sáng tạo nên các chuyển động mới. Không yêu cầu quá khắt khe về đối tượng tham gia, diễn viên múa đương đại có thể đến từ các nền tảng đào tạo khác nhau như Ballet cổ điển, múa dân tộc, thậm chí nghệ sĩ nhảy hiphop, breakdance hay yoga đều có thể tham gia. Phong cách múa đương đại nhấn mạnh vào sự kết nối giữa cơ thể và tâm trí; khuyến khích khám phá cảm xúc; có liên quan mật thiết đến sự cân bằng, không gian, tiếp xúc mặt sàn, phục hồi và ứng biến.
 


Ảnh minh họa, nguồn Internet

Có bốn kỹ thuật chính được sử dụng trong hình thức múa đương đại: Thứ nhất là Cunningham: Đặt theo tên giáo sư dạy nghệ thuật múa Merce Cunningham, kỹ thuật này chú trọng về nghệ thuật tạo hình trong không gian, nhịp điệu và sự ăn khớp; Cunningham dùng quan điểm “đường nét năng động” riêng của thân hình để tăng thêm động tác tự nhiên, thoải mái. Thứ hai, là Graham: Đặt theo tên của Martha Graham, tập trung vào cách sử dụng quy ước, sự thả lỏng, ngã và phục hồi; kỹ thuật này chú trọng về mặt sàn, cách sử dụng bụng và hông (xương chậu). Thứ ba là Limon: Đặt theo tên của José LiMón, khám phá cách dùng sức mạnh liên quan đến trọng lực và làm việc với sức nặng trong lúc ngã, bật dậy, phục hồi và treo lửng. Thứ tư là Release (Thả lỏng): Đặt trọng tâm về giảm thiểu căng thẳng để tìm sự nhẹ nhàng, trôi chảy, cách sử dụng hiệu quả sức mạnh và hơi thở; trong kỹ thuật này, vũ công buông lỏng các khớp và bắp thịt để tạo động tác thoải mái, thả hơi thở ra để giúp thư giãn cơ thể.

Những năm gần đây, múa đương đại trở nên khá phổ biến tại Việt Nam do đây là môn nghệ thuật tính ngẫu hứng, gắn liền với cảm xúc; âm nhạc kết hợp với hình ảnh chuyển động biết kể chuyện. Người múa được thỏa mãn đam mê, được tìm tòi, sáng tạo và phát triển những chuyển động của cơ thể một cách tự nhiên, được phiêu trong từng nốt nhạc. Người xem được thưởng thức một vở kịch không phải bằng lời mà bằng ngôn ngữ hình thể kết hợp với âm nhạc, khiến họ bị cuốn theo chuyển động của diễn viên, dễ dàng hiểu được nội dung mà bài múa muốn truyền tải. Có những nghệ Việt Nam sống và làm việc nước ngoài đã mang múa đương đại về cống hiến cho khán giả nước nhà. Có thể kể đến vở múa “Đáy mắt”-được kết hợp giữa biên đạo múa Kiều bào Pháp nhạc người Việt tại Đan Mạch Trí Minh cùng các diễn viên Nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam. Hay vở “Không chỉ là ký ức”-tác phẩm của biên đạo múa người Pháp gốc Việt Sebastien được trình diễn bởi các nghệPhápViệt Nam tại Trung tâm văn hóa Pháp ở Hà Nội. Đồng thời các buổi diễn múa đương đại của các nghệViệt Nam cũng đã xuất hiện trên một số sân khấu ở Mỹ, Pháp, Anh…

Múa đương đại ngày nay còn được biết đến như một loại hình Âm nhạc trị liệu (music therapy), được một số nghệ sĩ nghiên cứu và phổ biến. Được coi như một“liều thuốc” cho cuộc sống hiện đại nhiều áp lực do nó có ảnh hưởng tích cực đến não bộ, kích thích cảm xúc và cảm giác, làm dịu những căng thẳng, tăng động, giảm trạng thái khó chịu và cân bằng tâm lý./.

 
                                                                                                                                     Thu Hiền