Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế

|

Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế

Phóng viên: Ngày 15/1/2019, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng phát huy các nguồn lực của nền kinh tế. Tổng cục Thống là cơ quan chắp bút Nghị quyết, ông có thể cho biết những nét chính được đề cập tại Nghị quyết này?
 
TS. Nguyễn Bích Lâm - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (TCTK): Thực hiện Kết luận của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về việc “Ban Cán sự Đảng Chính phủ chỉ đạo kiểm kê, đánh giá thực chất tình hình các nguồn lực của nền kinh tế hiện nay để báo cáo Bộ Chính trị”, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Tổ công tác chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ này do Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ làm Tổ trưởng, trong đó Tổng cục Thống kê là cơ quan thường trực của Tổ công tác trực tiếp chắp bút biên soạn dự thảo Nghị quyết.
 
Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị đã nêu khái quát những kết quả chủ yếu, hạn chế, bất cập và nguyên nhân trong quản lý, khai thác, huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế thời gian vừa qua. Nghị quyết khẳng định rõ quan điểm chỉ đạo của Đảng trong việc quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của đất nước, trong đó đa dạng hóa các hình thức huy động và sử dụng nguồn lực, thúc đẩy xã hội hóa, thu hút mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước; áp dụng nguyên tắc thị trường trong quản lý, khai thác, sử dụng các nguồn lực phát triển; đẩy mạnh kinh tế hóa nguồn vật lực; tập trung khai thác tối đa tiềm năng khoa học và công nghệ cho phát triển kinh tế - xã hội; tránh xảy ra thất thoát, lãng phí, cạn kiệt nguồn lực của đất nước và hủy hoại môi trường; đồng thời chỉ đạo về công tác kiểm kê, đánh giá các nguồn lực của nền kinh tế. Nghị quyết đã đề ra mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể đối với từng nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) gắn với các mốc thời gian đến năm 2025, năm 2035 và năm 2045 - thời điểm kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đồng thời chỉ ra các nhiệm vụ, giải pháp chung và nhiệm vụ, giải pháp cụ thể đối với từng nguồn lực nhằm thực hiện quan điểm và mục tiêu đề ra.
 

Năm 2018, công tác phân tích và dự báo của Ngành Thống kê tiếp tục được quan tâm và đẩy mạnh, nhất là các chuyên đ phân tích chuyên sâu. Trong năm này, Tổng cục Thống kê đã hoàn thành một số báo cáo như: Báo cáo đánh giá thí điểm quá trình cơ cấu lại nn kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng giai đoạn 2016-2018; Báo cáo đánh giá thực trạng Năng suất lao động của Việt Nam theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phục vụ Diễn đàn phát triển Việt Nam năm 2018; Biên soạn báo cáo Thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam so với các nước trong khu vực; Báo cáo Tăng trưởng các vùng kinh tế trọng điểm và tác động tới tăng trưởng chung của nn kinh tế giai đoạn 2011-2016; Báo cáo Động thái và thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam 3 năm 2016-2018... Đặc biệt, Tổng cục Thống kê đã hoàn thành Báo cáo kết quả kiểm kê, đánh giá thực chất tình hình các nguồn lực của nn kinh tế theo Kết luận của Bộ Chính trị và Dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị v nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nn kinh tế. Đây là căn cứ để ngày 15/01/2019, Bộ Chính trị đã ra quyết định ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TW v nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nn kinh tế.


Phóng viên: Nhiều ý kiến cho rằng, thời gian qua, việc quản lý, khai thác, sử dụng, phát huy các nguồn lực còn hạn chế, bất cập; việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực chưa hợp lý, hiệu quả chưa cao, gây lãng phí và làm cạn kiệt nguồn lực của đất nước. Thưa ông, mục tiêu của Nghị quyết số 39-NQ/TW đưa ra các nội dung gì nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên?

TS. Nguyễn Bích Lâm - Tổng cục trưởng TCTK: Để nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế, Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/1/2019 của Bộ Chính trị đã đề ra các mục tiêu cụ thể cho từng nguồn lực gắn với các mốc thời gian được xác định. Trong đó:

Nguồn nhân lực đặt ra mục tiêu: Tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đến năm 2025 dưới 33% tổng số lao động của cả nước, đến năm 2035 dưới 25% và đến năm 2045 dưới 15%. Đến năm 2025, chỉ số phát triển con người (HDI) đạt mức cao trên thế giới. Đến năm 2045, năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của Việt Nam đạt mức trung bình các nước ASEAN-4…
 
V nguồn vật lực: Mục tiêu đến năm 2025 sẽ hoàn thiện đồng bộ hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách, công cụ thúc đẩy quản lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; đến năm 2035 bảo đảm khoảng 99% diện tích đất tự nhiên được đưa vào khai thác, sử dụng; phục hồi 25% diện tích hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái và đến năm 2045 có thể chủ động ngăn ngừa, hạn chế tình trạng suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên. Đối với hệ thống cơ sở vật chất và hạ tầng kinh tế - xã hội, Nghị quyết đặt mục tiêu đến năm 2025 phải hoàn thành dứt điểm các công trình có tính chất cấp bách, trọng tâm, trọng điểm, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, nâng cấp hạ tầng kết nối giữa các vùng, miền trong cả nước và kết cấu hạ tầng đô thị để đến năm 2045 đất nước ta có hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối thông suốt trong nước với quốc tế, ngang bằng với các nước phát triển...
 
 
- Đối với nguồn tài lực, Nghị quyết đề ra các mục tiêu nhằm giữ vững an ninh quốc gia, bảo đảm cân đối ngân sách tích cực như: Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước đến năm 2020 xuống dưới 4% GDP, đến năm 2030 xuống khoảng 3% GDP; mức dự trữ quốc gia đến năm 2025 đạt 0,8%-1,0% GDP, đến năm 2035 đạt 1,5% GDP và đến năm 2045 đạt 2% GDP; Bên cạnh đó, Nghị quyết đặt ra mục tiêu đến năm 2030 nợ công không quá 60% GDP, nợ Chính phủ không quá 50% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP…
 

Phóng viên: Để đạt được các mục tiêu của Nghị quyết số 39-NQ/TW đề ra; cụ thể, bảo đảm cân đối ngân sách tích cực, giảm dần tỉ lệ bội chi ngân sách nhà nước, đến năm 2020 xuống dưới 4% GDP, hướng tới cân bằng thu - chi ngân sách nhà nước. Đến năm 2030, nợ công không quá 60% GDP, nợ chính phủ không quá 50% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP. Vậy thưa ông, Nghị quyết số 39-NQ/TW đã đề cập đến những giải pháp gì?

TS. Nguyễn Bích Lâm - Tổng cục trưởng TCTK: Để đạt được các mục tiêu trên, Nghị quyết đề cập tới một loạt giải pháp, trong đó các giải pháp chủ yếu gồm: Thực hiện nghiêm Luật Ngân sách nhà nước, tăng cường kỷ luật tài chính - ngân sách nhà nước ở tất cả các ngành, các cấp. Nuôi dưỡng nguồn thu ngân sách nhà nước, bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, chống thất thu, chuyển giá và nợ đọng thuế. Giám sát chặt chẽ các khoản chi từ ngân sách nhà nước, bảo đảm triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, tăng nguồn thu sự nghiệp. Thực hiện chính sách tài khoá chặt chẽ, phối hợp đồng bộ với chính sách tiền tệ. Giảm các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước để tập trung nguồn lực cho phát triển. Đồng thời, kiểm soát và quản lý nợ công trong giới hạn cho phép, đẩy mạnh cơ cấu lại nợ công, kiểm soát chặt chẽ các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn; hoàn thiện luật pháp, chính sách quản lý nợ công phù hợp với tình hình thực tiễn trong nước và thông lệ quốc tế. Nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công, gắn trách nhiệm phân bổ, sử dụng vốn vay với trách nhiệm giải trình, cân đối nghĩa vụ trả nợ; tập trung phát triển thị trường vốn trong nước theo hướng đa dạng hoá công cụ nợ và nhà đầu tư, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
 
Phóng viên: Thưa ông, trong Nghị quyết số 39-NQ/TW có đ cập đến nhiệm vụ của nguồn nhân lực, vật lực tài lực. Là cơ quan cung cấp thông tin tham mưu để Chính phủ xây dựng, hoạch định chính sách, Tổng cục Thống có thể cho biết những giải pháp chính để phát huy một cách hiệu quả 3 nguồn lực này trong thời gian tới?
 
TS. Nguyễn Bích Lâm - Tổng cục trưởng TCTK: Theo chúng tôi, để nâng cao hiệu quả của các nguồn lực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, chúng ta cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: Tiếp tục hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách để khơi thông, giải phóng tối đa và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực hiện có. Đồng thời, đẩy nhanh quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng chuyển từ chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, vốn đầu tư và lao động sang sử dụng tổng hợp, có hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng  cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và phát triển bền vững của nền kinh tế. Cơ cấu lại nền kinh tế, ngành, vùng và sản phẩm chủ yếu theo hướng hiện  đại, phát huy lợi thế so sánh và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tập trung các nguồn lực phát triển những sản phẩm có lợi thế so sánh, sức cạnh tranh, giá trị gia tăng cao và có thị trường tiêu thụ. Cần chủ động nắm bắt cơ hội, tận dụng tối đa thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chia sẻ thông tin về các nguồn lực trong nền kinh tế để sử dụng tối ưu và hiệu quả; phân phối, chia sẻ và tái sử dụng có hiệu quả các nguồn lực dư thừa, làm gia tăng giá trị các nguồn lực của nền kinh tế.
 
Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương cần khẩn trương cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết; xây dựng và triển khai các Đề án nhằm quản lý, khai thác, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!

 
Thúy Hin (thực hiện)