Việt Nam đã và đang mở rộng quan hệ hợp tác thương mại quốc tế với nhiều quốc gia trên thế giới thông qua thúc đẩy đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương và khu vực. Những cơ hội, tác động tích cực của hội nhập là điều không thể phủ nhận, song cùng với đó là xu hướng ngày càng gia tăng của các vụ tranh chấp thương mại quốc tế. Điều này đang đặt ra không ít thách thức cho các doanh nghiệp trong nước, bởi nền kinh tế Việt Nam có trình độ phát triển chưa cao, năng lực cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp còn hạn chế. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã và đang không ngừng hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước giải quyết các tranh chấp thương mại.
Những nguy cơ tranh chấp thương mại
Tranh chấp thương mại (TCTM) là tranh chấp phát sinh xuất phát từ việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng hay nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, các TCTM quốc tế nảy sinh là vấn đề tất yếu và chủ yếu xoay quanh ba nội dung chính hiện nay là các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Để giải quyết các TCTM quốc tế, các bên có thể sử dụng phương thức thương lượng, hòa giải, thông qua trọng tài thương mại hoặc tòa án.
Tính đến nay, Việt Nam đã tham gia 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) là 2 hiệp định thế hệ mới với phạm vi cam kết rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực, mức độ cam kết mở cửa mạnh. Tham gia vào sân chơi lớn có các FTA thế hệ mới sẽ mở ra nhiều cơ hội song cũng là cảnh báo đối với doanh nghiệp Việt Nam về vấn đề TCTM khi thực hiện cam kết chặt chẽ trong các hiệp định này.
Được ký kết ngày 09/3/2018, Hiệp định CPTPP được đánh giá sẽ giúp Việt Nam tự do hóa thương mại nhiều hơn thông qua tăng cường tiếp cận thị trường, tăng xuất khẩu cũng như hàm lượng công nghệ của hàng xuất khẩu. Theo kết quả nghiên cứu chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp định CPTPP sẽ giúp GDP và xuất khẩu của Việt Nam tăng tương ứng là 1,32% và 4,04% đến năm 2035. Ngoài ra, CPTPP cũng sẽ thúc đẩy quá trình minh bạch hóa và xây dựng thể chế hiện đại tại Việt Nam, tạo ra cơ hội lớn để tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngoài những cơ hội mang lại, CPTPP cũng tạo ra thách thức đáng kể với hàng xuất khẩu của Việt Nam như hàng dệt may, điện tử, giày dép bởi những quy định chặt chẽ về quy tắc xuất xứ, hàm lượng nội khối và tỉ lệ nội địa hóa. Cùng với đó là những thỏa thuận mạnh mẽ về môi trường, lao động, quyền sở hữu trí tuệ. Điều này sẽ khiến các doanh nghiệp Việt Nam có thể đối mặt với nguy cơ cao phải giải quyết các TCTM.
Cũng như CPTPP, Hiệp định EVFTA ký kết vào ngày 30/6/2019 được kỳ vọng sẽ góp phần làm GDP của Việt Nam tăng thêm ở mức bình quân 2,18-3,25% (năm 2019-2023) và lên tới 7,07-7,72% trong giai đoạn 2029- 2033; kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 44,37% vào năm 2030. Mặc dù vậy, có một số điểm các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý trong quá trình thực thi EVFTA, nếu không sẽ dễ dẫn đến phát sinh TCTM. Cụ thể:
Thứ nhất, khó khăn trong việc đảm bảo quy tắc xuất xứ của EVFTA. Để được hưởng mức ưu đãi xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới 99,2% số dòng thuế mà Hiệp định EVFTA hướng tới, hàng xuất khẩu sang EU cần thoả mãn quy tắc xuất xứ. Đây là một trở ngại không nhỏ đối với hàng xuất khẩu Việt Nam, do nguồn nguyên liệu cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc và ASEAN.
Thứ hai, trở ngại trong việc tuân thủ những quy định về sở hữu trí tuệ, lao động và môi trường. Đối với EU, sở hữu trí tuệ là yêu cầu đặt lên hàng đầu, thậm chí còn cao hơn trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhưng vấn đề này lại chưa được các doanh nghiệp nước ta quan tâm đúng mức. Ngoài ra, dù đã có nhiều nỗ lực trong thời gian qua, song các doanh nghiệp Việt Nam vẫn tồn tại vướng mắc khi thực hiện các tiêu chuẩn lao động, nhất là về thời gian làm việc và an toàn vệ sinh lao động, lao động trẻ em... Thực tế hiện nay vẫn có không ít các doanh nghiệp thực hiện tăng ca quá mức quy định, đặc biệt trong ngành dệt may; vấn đề bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nhiều doanh nghiệp chưa được thực hiện tốt; trang thiết bị, công cụ bảo hộ an toàn còn thiếu... Bên cạnh đó, Việt Nam chưa có kinh nghiệm trong thực hiện các nghĩa vụ về môi trường trong khuôn khổ các ràng buộc và điều chỉnh thương mại; nguồn lực dành cho hoạt động bảo vệ môi trường còn hạn chế; ý thức và năng lực của cán bộ quản lý cũng như người dân chưa cao, ảnh hưởng đến việc thực thi một cách nghiêm túc các nghĩa vụ liên quan đến môi trường.
Thứ ba, rào cản kỹ thuật đối với hàng hoá nhập khẩu từ phía EU. Thực hiện cam kết trong Hiệp định EVFTA, hàng hóa Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường EU sẽ phải đối mặt với những thách thức đến từ các hàng rào phi thuế quan về kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đơn cử như mặt hàng nông sản, dù EVFTA có ưu đãi với những quy định biện pháp an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật (SPS) linh hoạt, nhưng đa số ngành hàng nông sản của nước ta như chè, rau quả... vẫn vấp phải những hạn chế do tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, thiếu tính đồng nhất trong từng lô hàng, công tác thu hoạch bảo quản chưa tốt dẫn đến chất lượng còn hạn chế.
Ngoài nguy cơ khi thực hiện các hiệp định thương mại tự do, Việt Nam cũng cần cẩn trọng vướng vào TCTM với Mỹ. Theo dữ liệu mới nhất của Cục Thống kê Mỹ về cán cân thương mại Việt - Mỹ cho thấy, trong khi TCTM giữa Mỹ và nhiều quốc gia khác đang diễn ra thì Mỹ đang ngày càng thâm hụt thương mại đối với Việt Nam (có nghĩa là giá trị nhập khẩu từ thị trường Việt Nam vào Mỹ lớn hơn giá trị xuất khẩu). Tuy nhiên hàng hóa của Việt Nam đang có nguy cơ chịu ảnh hưởng của làn sóng bảo hộ lan truyền từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc tại thị trường Mỹ và có khả năng thuộc diện nằm trong tầm ngắm đưa lên bàn cân thương lượng của chính phủ Mỹ với mục đích điều chỉnh cán cân thương mại.
Trên thực tế, Việt Nam vẫn thường xuyên phải đối mặt TCTM với các quốc gia có quan hệ thương mại, đặc biệt là thị trường Mỹ. Theo thống kê của Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), 9 tháng năm 2019, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam phải đối mặt với 154 vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) từ 19 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, Mỹ là nước khởi xướng điều tra nhiều nhất với 30 vụ (chiếm tỷ lệ 19%); tiếp theo sau là Thổ Nhĩ Kỳ với 21 vụ (chiếm 14%); Ấn Độ đứng thứ ba với 20 vụ (chiếm 13%) và thứ tư là EU với 14 vụ (chiếm 9%). Trong đó, các vụ việc điều tra chống bán phá giá có tỷ lệ cao nhất với 87 vụ việc, chiếm 56%; tiếp đó là các vụ việc tự vệ với 33 vụ, chiếm 21%; thứ ba là các vụ việc chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá với 19 vụ việc, chiếm 13% và cuối cùng là các vụ việc chống trợ cấp với 15 vụ việc, chiếm 10%. Việc các quốc gia điều tra và áp dụng các biện pháp PVTM thời gian qua đã ảnh hưởng không nhỏ tới kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng thủy sản, thép.
Những nguy cơ tranh chấp thương mại
Tranh chấp thương mại (TCTM) là tranh chấp phát sinh xuất phát từ việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng hay nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, các TCTM quốc tế nảy sinh là vấn đề tất yếu và chủ yếu xoay quanh ba nội dung chính hiện nay là các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Để giải quyết các TCTM quốc tế, các bên có thể sử dụng phương thức thương lượng, hòa giải, thông qua trọng tài thương mại hoặc tòa án.
Tính đến nay, Việt Nam đã tham gia 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) là 2 hiệp định thế hệ mới với phạm vi cam kết rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực, mức độ cam kết mở cửa mạnh. Tham gia vào sân chơi lớn có các FTA thế hệ mới sẽ mở ra nhiều cơ hội song cũng là cảnh báo đối với doanh nghiệp Việt Nam về vấn đề TCTM khi thực hiện cam kết chặt chẽ trong các hiệp định này.
Được ký kết ngày 09/3/2018, Hiệp định CPTPP được đánh giá sẽ giúp Việt Nam tự do hóa thương mại nhiều hơn thông qua tăng cường tiếp cận thị trường, tăng xuất khẩu cũng như hàm lượng công nghệ của hàng xuất khẩu. Theo kết quả nghiên cứu chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp định CPTPP sẽ giúp GDP và xuất khẩu của Việt Nam tăng tương ứng là 1,32% và 4,04% đến năm 2035. Ngoài ra, CPTPP cũng sẽ thúc đẩy quá trình minh bạch hóa và xây dựng thể chế hiện đại tại Việt Nam, tạo ra cơ hội lớn để tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngoài những cơ hội mang lại, CPTPP cũng tạo ra thách thức đáng kể với hàng xuất khẩu của Việt Nam như hàng dệt may, điện tử, giày dép bởi những quy định chặt chẽ về quy tắc xuất xứ, hàm lượng nội khối và tỉ lệ nội địa hóa. Cùng với đó là những thỏa thuận mạnh mẽ về môi trường, lao động, quyền sở hữu trí tuệ. Điều này sẽ khiến các doanh nghiệp Việt Nam có thể đối mặt với nguy cơ cao phải giải quyết các TCTM.
Cũng như CPTPP, Hiệp định EVFTA ký kết vào ngày 30/6/2019 được kỳ vọng sẽ góp phần làm GDP của Việt Nam tăng thêm ở mức bình quân 2,18-3,25% (năm 2019-2023) và lên tới 7,07-7,72% trong giai đoạn 2029- 2033; kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 44,37% vào năm 2030. Mặc dù vậy, có một số điểm các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý trong quá trình thực thi EVFTA, nếu không sẽ dễ dẫn đến phát sinh TCTM. Cụ thể:
Thứ nhất, khó khăn trong việc đảm bảo quy tắc xuất xứ của EVFTA. Để được hưởng mức ưu đãi xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới 99,2% số dòng thuế mà Hiệp định EVFTA hướng tới, hàng xuất khẩu sang EU cần thoả mãn quy tắc xuất xứ. Đây là một trở ngại không nhỏ đối với hàng xuất khẩu Việt Nam, do nguồn nguyên liệu cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc và ASEAN.
Thứ hai, trở ngại trong việc tuân thủ những quy định về sở hữu trí tuệ, lao động và môi trường. Đối với EU, sở hữu trí tuệ là yêu cầu đặt lên hàng đầu, thậm chí còn cao hơn trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhưng vấn đề này lại chưa được các doanh nghiệp nước ta quan tâm đúng mức. Ngoài ra, dù đã có nhiều nỗ lực trong thời gian qua, song các doanh nghiệp Việt Nam vẫn tồn tại vướng mắc khi thực hiện các tiêu chuẩn lao động, nhất là về thời gian làm việc và an toàn vệ sinh lao động, lao động trẻ em... Thực tế hiện nay vẫn có không ít các doanh nghiệp thực hiện tăng ca quá mức quy định, đặc biệt trong ngành dệt may; vấn đề bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nhiều doanh nghiệp chưa được thực hiện tốt; trang thiết bị, công cụ bảo hộ an toàn còn thiếu... Bên cạnh đó, Việt Nam chưa có kinh nghiệm trong thực hiện các nghĩa vụ về môi trường trong khuôn khổ các ràng buộc và điều chỉnh thương mại; nguồn lực dành cho hoạt động bảo vệ môi trường còn hạn chế; ý thức và năng lực của cán bộ quản lý cũng như người dân chưa cao, ảnh hưởng đến việc thực thi một cách nghiêm túc các nghĩa vụ liên quan đến môi trường.
Thứ ba, rào cản kỹ thuật đối với hàng hoá nhập khẩu từ phía EU. Thực hiện cam kết trong Hiệp định EVFTA, hàng hóa Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường EU sẽ phải đối mặt với những thách thức đến từ các hàng rào phi thuế quan về kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đơn cử như mặt hàng nông sản, dù EVFTA có ưu đãi với những quy định biện pháp an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật (SPS) linh hoạt, nhưng đa số ngành hàng nông sản của nước ta như chè, rau quả... vẫn vấp phải những hạn chế do tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, thiếu tính đồng nhất trong từng lô hàng, công tác thu hoạch bảo quản chưa tốt dẫn đến chất lượng còn hạn chế.
Ngoài nguy cơ khi thực hiện các hiệp định thương mại tự do, Việt Nam cũng cần cẩn trọng vướng vào TCTM với Mỹ. Theo dữ liệu mới nhất của Cục Thống kê Mỹ về cán cân thương mại Việt - Mỹ cho thấy, trong khi TCTM giữa Mỹ và nhiều quốc gia khác đang diễn ra thì Mỹ đang ngày càng thâm hụt thương mại đối với Việt Nam (có nghĩa là giá trị nhập khẩu từ thị trường Việt Nam vào Mỹ lớn hơn giá trị xuất khẩu). Tuy nhiên hàng hóa của Việt Nam đang có nguy cơ chịu ảnh hưởng của làn sóng bảo hộ lan truyền từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc tại thị trường Mỹ và có khả năng thuộc diện nằm trong tầm ngắm đưa lên bàn cân thương lượng của chính phủ Mỹ với mục đích điều chỉnh cán cân thương mại.
Trên thực tế, Việt Nam vẫn thường xuyên phải đối mặt TCTM với các quốc gia có quan hệ thương mại, đặc biệt là thị trường Mỹ. Theo thống kê của Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), 9 tháng năm 2019, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam phải đối mặt với 154 vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) từ 19 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, Mỹ là nước khởi xướng điều tra nhiều nhất với 30 vụ (chiếm tỷ lệ 19%); tiếp theo sau là Thổ Nhĩ Kỳ với 21 vụ (chiếm 14%); Ấn Độ đứng thứ ba với 20 vụ (chiếm 13%) và thứ tư là EU với 14 vụ (chiếm 9%). Trong đó, các vụ việc điều tra chống bán phá giá có tỷ lệ cao nhất với 87 vụ việc, chiếm 56%; tiếp đó là các vụ việc tự vệ với 33 vụ, chiếm 21%; thứ ba là các vụ việc chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá với 19 vụ việc, chiếm 13% và cuối cùng là các vụ việc chống trợ cấp với 15 vụ việc, chiếm 10%. Việc các quốc gia điều tra và áp dụng các biện pháp PVTM thời gian qua đã ảnh hưởng không nhỏ tới kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng thủy sản, thép.
Ảnh minh họa, nguồn Internet
Ngược lại, trong 3 quý đầu năm nay, Việt Nam cũng khởi xướng điều tra PVTM 15 vụ (8 vụ chống bán phá giá, 6 vụ việc tự vệ, 1 vụ việc chống lẩn tránh thuế tự vệ) – một con số khá khiêm tốn so với 154 vụ kiện nước ta phải đối mặt. Số vụ khởi xướng điều tra ít là do Việt Nam thực hiện chủ trương khuyến khích tự do hóa thương mại, nên chỉ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại trong những trường hợp thật sự cần thiết.
Giải quyết TCTM rất tốn kém về mặt chi phí, thời gian và đòi hỏi sự tìm hiểu, nghiên cứu và hỗ trợ pháp lý cụ thể, rõ ràng và chuẩn xác. Trong số các vụ kiện 9 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã kháng kiện thành công (không áp dụng biện pháp/không gia hạn áp dụng biện pháp) đối với 57/137 vụ việc đã kết thúc điều tra, chiếm tỷ lệ khoảng 42%; khiếu kiện 5 vụ ra Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO, trong đó 3 vụ đã kết thúc (với kết quả tích cực), 2 vụ đang trong quá trình xét xử. Tuy nhiên, có một số vụ việc hàng hóa Việt Nam bị phán xét, áp thuế bất hợp lý, gặp nhiều vướng mắc và dù đã thực hiện nhiều giải pháp trong đối ngoại nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết hiệu quả, như: Mặt hàng thủy hải sản trong Chương trình thanh tra cá da trơn, theo đạo Luật Farm Bill, lệnh cảnh báo “thẻ vàng” của EU; Mặt hàng điều nhân và hồ tiêu bị Ấn Độ tăng mức giá nhập khẩu tối thiểu MIP, tăng mức thuế suất thuế nhập khẩu cơ sở BCD; Mặt hàng gạo bị Philippines áp dụng thuế tự vệ...
Một trong những nguyên nhân của vấn đề trên là năng lực giải quyết các TCTM của Việt Nam chưa tốt. Nhận thức của các cơ quan, địa phương, đặc biệt là khối doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa về các thách thức, cũng như kỹ năng ứng phó, xử lý tranh chấp khi xảy ra TCTM còn hạn chế. Đối với các vụ tranh chấp tại thị trường nước ngoài, nhiều doanh nghiệp Việt Nam lúng túng do thiếu sự am hiểu luật pháp, văn hóa nước sở tại. Đối với các vụ tranh chấp tại thị trường trong nước, hiệu quả giải quyết TCTM tại tòa án chưa cao. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn tồn tại tâm lý ngại kiện tụng ra tòa án khi phát sinh tranh chấp do thời gian giải quyết tranh chấp quá dài, chi phí tốn kém. Theo Báo cáo thường niên Doing Business 2018 của Ngân hàng Thế giới, thời gian giải quyết một tranh chấp về thực hiện hợp đồng tại Tòa án TP. Hồ Chí Minh trung bình mất tới khoảng 400 ngày, khiến doanh nghiệp tốn kém khoảng 29% trị giá hợp đồng.
Sự hỗ trợ tích cực từ phía Chính phủ
Trước xu hướng số vụ TCTM ngày càng gia tăng, Chính phủ xác định hỗ trợ tối đa, làm điểm tựa cho các doanh nghiệp trong nước trong TCTM. Đối với việc thực thi Hiệp định CPTPP, tháng 01/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP. Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ và bám sát Kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP, tính đến thời điểm ngày 09/7/2019, cả nước đã có 23 Bộ, ngành, cơ quan trung ương và 55 cơ quan cấp địa phương ban hành kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP. Cùng với đó, nhiều hội thảo, hội nghị, tọa đàm được tổ chức nhằm phổ biến thông tin về hiệp định và thị trường của các nước thành viên, tập trung vào nội dung: Thu hút đầu tư từ các nước thành viên CPTPP; Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản; Nội dung chuyên sâu về thị trường từng nước thành viên CPTPP... Kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP của Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam giảm thiểu các TCTM tại thị trường đối tác.
Bên cạnh đó, với vai trò là đầu mối thông tin về các hiệp định thương mại tự do nói chung, Bộ Công Thương đã tích cực cung cấp thông tin và giải đáp, tháo gỡ các vướng mắc cho cộng đồng doanh nghiệp, người dân trong quá trình thực thi các hiệp định thông qua kênh trực tiếp như các buổi tập huấn hay qua phương tiện điện tử, cũng như xây dựng các chương trình hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành hàng, doanh nghiệp… Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cũng đang tiến hành thực hiện báo cáo “Xây dựng Chương trình tổng thể về sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số ngành sản xuất”, một trong những chương trình thuộc Đề án “Tái cơ cấu ngành công thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, nhằm nâng cao năng lực sử dụng biện pháp PVTM cho ngành công nghiệp trong nước; nâng cao năng lực về phòng vệ thương mại của các cơ quan quản lý Nhà nước và tăng cường bảo vệ lợi ích của các ngành công nghiệp để ứng phó với các vụ việc tranh chấp, PVTM của nước ngoài.
Trong thời gian tới, Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương sẽ tiếp tục tích cực và chủ động bám sát Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05/11/2016 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; Kế hoạch hành động thực thi Hiệp định CPTPP và sắp tới là Hiệp định EVFTA để định hướng, hỗ trợ và hướng dẫn các địa phương, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp chủ động ứng phó vượt qua các thách thức.
Trong bối cảnh các nước tăng cường khởi xướng điều tra đối với hàng hóa Việt, Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo, cảnh báo đối với các biện pháp PVTM áp dụng lên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đồng thời sẽ tư vấn, hướng dẫn và đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc đấu tranh và khởi kiện ra cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO các biện pháp phòng vệ thương mại, các biện pháp bảo hộ bất hợp lý, có dấu hiệu vi phạm quy định của WTO. Bộ cũng sẽ thường xuyên trao đổi, tham vấn với các cơ quan điều tra phòng vệ thương mại trên thế giới trong các vụ việc cụ thể để doanh nghiệp xuất khẩu của ta được đối xử công bằng. Ngoài ra, các cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài sẽ hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa, tìm kiếm cơ hội đầu tư cũng như bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp tại thị trường đối tác.
Sự hỗ trợ của Chính phủ là cần thiết, song quan trọng hơn cả là các doanh nghiệp trong nước cần có sự chủ động trong vấn đề này. Để hạn chế những khả năng phát sinh tranh chấp, doanh nghiệp cần quản trị được nội bộ doanh nghiệp và quản trị chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng của mình; có một chiến lược tổng thể, dài hạn trong việc phát triển chuỗi sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. Thêm vào đó, các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu, trang bị kiến thức, hiểu biết các quy định pháp luật về PVTM của các thị trường xuất khẩu cũng như các biện pháp, công cụ để kiện và chống kiện phòng vệ khi có tranh chấp xảy ra./.
ThS.Nguyễn Thị Phương Liên - ThS.Mai Thị Châu Lan
Đại học Công nghiệp Hà Nội