Báo cáo Môi trường kinh doanh 2020 - Doing Business 2020 (DB 2020) của Ngân hàng thế giới (World Bank) cho biết, đứng vị trí số một năm nay vẫn là New Zealand tiếp theo là Singapore, Hong Kong (Trung Quốc), Đan Mạch và Hàn Quốc. Mỹ giữ vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng này. Việt Nam đạt 69,8 điểm trên 100 điểm, tăng 1,2 điểm so với năm 2018 (68,6 điểm) và xếp thứ 70 trong số 190 nền kinh tế được đánh giá. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 5, xếp sau Singapore (2), Malaysia (12), Thái Lan (21) và Brunei (66).
Theo dữ liệu của Ngân hàng thế giới, trong năm qua, các nền kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương đã tiến hành 33 chương trình cải cách về môi trường kinh doanh. Mặc dù, nhiều nền kinh tế trong khu vực được đánh giá có môi trường thuận lợi hơn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ so với mặt bằng chung thế giới, song xét về tổng thể thì tốc độ cải cách đang chậm lại. Trong vòng 12 tháng qua (tính từ 01/5/2018 đến ngày 01/5/2019), trong khu vực đã giảm đi 10 cải cách và chưa tới một nửa số nền kinh tế (12 trên 25) có thực hiện cải cách. Tuy nhiên, trong số 25 nền kinh tế đứng đầu thế giới về môi trường kinh doanh vẫn có 5 đại diện của khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, bao gồm Singapore (thứ 2), Hồng Kông (thứ 3), Malaysia (thứ 12), Đài Loan (thứ 15) và Thái Lan (thứ 21). Theo đó, Ngân hàng thế giới đánh giá các nền kinh tế Đông Á - Thái Bình Dương đạt kết quả tương đối tốt trong các chỉ số: Vốn vay, tiếp cận điện năng và xin giấy phép xây dựng. Thủ tục cấp nối điện cho một cơ sở mới xây dựng trong khu vực này là 63 ngày, ít hơn gần 12 ngày so với mức trung bình của các nền kinh tế OECD. Tương tự, quy trình cấp phép xây dựng ở các quốc gia Đông Á - Thái Bình Dương ngắn hơn 20 ngày so với các nền kinh tế OECD.
Trung Quốc và Ấn Độ vẫn nằm trong nhóm 10 nền kinh tế tiến hành nhiều cải cách nhất trong năm qua để cải thiện môi trường kinh doanh. Với 8 cải cách, Trung Quốc đã cải thiện quy định trong hầu hết các lĩnh vực được đánh giá trong DB 2020. Các lĩnh vực Trung Quốc có tiến hành cải cách: Thành lập doanh nghiệp, xin giấy phép xây dựng, tiếp cận điện năng, bảo vệ lợi ích nhà đầu tư thiểu số, nộp thuế, giao thương quốc tế, thực thi hợp đồng và xử lý khi mất khả năng thanh toán.
Theo dữ liệu của Ngân hàng thế giới, trong năm qua, các nền kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương đã tiến hành 33 chương trình cải cách về môi trường kinh doanh. Mặc dù, nhiều nền kinh tế trong khu vực được đánh giá có môi trường thuận lợi hơn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ so với mặt bằng chung thế giới, song xét về tổng thể thì tốc độ cải cách đang chậm lại. Trong vòng 12 tháng qua (tính từ 01/5/2018 đến ngày 01/5/2019), trong khu vực đã giảm đi 10 cải cách và chưa tới một nửa số nền kinh tế (12 trên 25) có thực hiện cải cách. Tuy nhiên, trong số 25 nền kinh tế đứng đầu thế giới về môi trường kinh doanh vẫn có 5 đại diện của khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, bao gồm Singapore (thứ 2), Hồng Kông (thứ 3), Malaysia (thứ 12), Đài Loan (thứ 15) và Thái Lan (thứ 21). Theo đó, Ngân hàng thế giới đánh giá các nền kinh tế Đông Á - Thái Bình Dương đạt kết quả tương đối tốt trong các chỉ số: Vốn vay, tiếp cận điện năng và xin giấy phép xây dựng. Thủ tục cấp nối điện cho một cơ sở mới xây dựng trong khu vực này là 63 ngày, ít hơn gần 12 ngày so với mức trung bình của các nền kinh tế OECD. Tương tự, quy trình cấp phép xây dựng ở các quốc gia Đông Á - Thái Bình Dương ngắn hơn 20 ngày so với các nền kinh tế OECD.
Trung Quốc và Ấn Độ vẫn nằm trong nhóm 10 nền kinh tế tiến hành nhiều cải cách nhất trong năm qua để cải thiện môi trường kinh doanh. Với 8 cải cách, Trung Quốc đã cải thiện quy định trong hầu hết các lĩnh vực được đánh giá trong DB 2020. Các lĩnh vực Trung Quốc có tiến hành cải cách: Thành lập doanh nghiệp, xin giấy phép xây dựng, tiếp cận điện năng, bảo vệ lợi ích nhà đầu tư thiểu số, nộp thuế, giao thương quốc tế, thực thi hợp đồng và xử lý khi mất khả năng thanh toán.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Các nền kinh tế ghi nhận nhiều cải cách khác có Indonesia và Myanmar (với 5 chương trình cải cách) và Philippines (với 3 chương trình cải cách). Trong đó, Indonesia đã cải thiện điểm số về nộp thuế thông qua áp dụng hệ thống thông tin và thanh toán trực tuyến cho các loại thuế chính. Đồng thời quốc gia này cũng cải thiện điểm số về thực thi hợp đồng thông qua áp dụng hệ thống quản lý hồ sơ điện tử để hỗ trợ thẩm phán.
Bên cạnh đó, giao dịch thương mại qua biên giới (giao thương quốc tế) cũng cải thiện thông qua xử lý trực tuyến các tờ khai hải quan xuất khẩu, nhờ đó giảm thời gian hoàn thiện thủ tục xuất khẩu từ 63 giờ xuống còn 56 giờ.
Bên cạnh đó, giao dịch thương mại qua biên giới (giao thương quốc tế) cũng cải thiện thông qua xử lý trực tuyến các tờ khai hải quan xuất khẩu, nhờ đó giảm thời gian hoàn thiện thủ tục xuất khẩu từ 63 giờ xuống còn 56 giờ.
Myanmar cũng cải thiện lĩnh vực giải quyết tranh chấp hợp đồng (thực thi hợp đồng) thông qua việc công bố báo cáo đo lường hiệu suất. Bên cạnh đó, quốc gia này cũng đưa vào áp dụng cổng đăng ký doanh nghiệp trực tuyến và giảm phí thành lập để cải thiện lĩnh vực khởi sự kinh doanh.
Brunei Darussalam, Lào, Papua New Guinea và Việt Nam mỗi quốc gia đều thực hiện 2 chương trình cải cách.
Tuy nhiên, Ngân hàng thế giới cũng cho rằng khu vực Đông Á - Thái Bình Dương vẫn còn ghi nhận nhiều yếu kém trong một số lĩnh vực thực thi hợp đồng, bởi đây là lĩnh vực cần áp dụng các thông lệ quốc tế bao gồm các hệ thống thay thế giúp giải quyết tranh chấp và thành lập các tòa án thương mại chuyên biệt. Giải quyết tranh chấp thương mại thông qua tòa án sơ thẩm địa phương có chi phí trung bình lên tới 47,2% giá trị khiếu nại, cao hơn gấp đôi mức trung bình là 21,5% của các nền kinh tế OECD. Các chỉ số này cho thấy khoảng cách khác biệt lớn giữa các nền kinh tế trong khu vực.
Brunei Darussalam, Lào, Papua New Guinea và Việt Nam mỗi quốc gia đều thực hiện 2 chương trình cải cách.
Tuy nhiên, Ngân hàng thế giới cũng cho rằng khu vực Đông Á - Thái Bình Dương vẫn còn ghi nhận nhiều yếu kém trong một số lĩnh vực thực thi hợp đồng, bởi đây là lĩnh vực cần áp dụng các thông lệ quốc tế bao gồm các hệ thống thay thế giúp giải quyết tranh chấp và thành lập các tòa án thương mại chuyên biệt. Giải quyết tranh chấp thương mại thông qua tòa án sơ thẩm địa phương có chi phí trung bình lên tới 47,2% giá trị khiếu nại, cao hơn gấp đôi mức trung bình là 21,5% của các nền kinh tế OECD. Các chỉ số này cho thấy khoảng cách khác biệt lớn giữa các nền kinh tế trong khu vực.
Báo cáo DB 2020 cho rằng, điều kiện kinh doanh dễ dàng hơn có thể tác động tới mức độ khởi nghiệp, từ đó làm tăng cơ hội nghề nghiệp, nguồn thu thuế của chính phủ và thu nhập của người dân. Các nghiên cứu đã chỉ ra có mối liên hệ giữa đơn giản hóa, cải thiện quy định kinh doanh và tốc độ tăng trưởng cao. Theo đó, gỡ bỏ rào cản kinh doanh là biện pháp tích cực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cải cách liên tục là chìa khóa để cải thiện môi trường kinh doanh trong nước và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân.
Đối với Việt Nam, trong số 10 chỉ số được đánh giá trong DB 2020, Việt Nam có 5 chỉ số tăng điểm gồm: Thành lập doanh nghiệp, xin giấy phép xây dựng, tiếp cận điện năng, vay vốn, nộp thuế. Có 4/10 chỉ số giữ nguyên điểm số, gồm: Đăng ký tài sản, bảo vệ lợi ích nhà đầu tư thiểu số, giao thương quốc tế và thực thi hợp đồng. Có 1 chỉ số giảm 0,1 điểm là chỉ số xử lý khi mất khả năng thanh toán. Trong các tiêu chí được đánh giá, Ngân hàng thế giới đánh giá Việt Nam có cải cách, giúp việc kinh doanh dễ dàng hơn là vay vốn và nộp thuế. Tiêu chí có thứ hạng cao nhất là xin giấy phép xây dựng (xếp thứ 25) và thấp nhất là xử lý khi mất khả năng thanh toán (xếp thứ 122).
Trong 5 chỉ số tăng điểm, có 2 chỉ số được ghi nhận cải cách về quy định và thực thi. Đây cũng là hai trong ba chỉ số tăng hạng, đó là vay vốn và nộp thuế. Trong đó, về chỉ số vay vốn, Ngân hàng thế giới ghi nhận cải cách về tiếp cận thông tin tín dụng với việc cung cấp dữ liệu từ nhà bán lẻ. Nhờ vậy, chỉ số vay vốn tăng 5 điểm và 7 bậc (từ thứ hạng 32 lên thứ hạng 25).
Đáng chú ý là chỉ số nộp thuế (Paying Taxes) của Việt Nam tăng 22 bậc, đưa Việt Nam từ vị trí thứ 131 lên xếp thứ 109 trong tổng số 190 quốc gia được đánh giá.
Với việc chỉ số nộp thuế của Việt Nam tăng 22 bậc, ngành thuế Việt Nam đã vượt chỉ tiêu của Chính phủ đề ra tại Nghị quyết số 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021. Theo đó, mục tiêu chỉ số nộp thuế năm 2019 tăng lên 7-10 bậc, tiệm cận mục tiêu đến năm 2021 lên 30-40 bậc.
Để đánh giá về chỉ số nộp thuế, Ngân hàng thế giới đã căn cứ vào các tiêu chí như: Số giờ nộp thuế, số lần nộp thuế trong năm, tổng mức thuế suất trên lợi nhuận, chỉ số sau kê khai (hoàn thuế giá trị gia tăng, thanh/kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp). Báo cáo DB 2020 của Ngân hàng thế giới cũng cho biết, phần lớn các chỉ số này đều có sự cải thiện so với năm trước đó và được ghi nhận nhờ những nỗ lực của Chính phủ và các cơ quan bộ, ngành tại Việt Nam. Cụ thể, thời gian nộp thuế giảm 114 giờ (từ 498 xuống 384 giờ); trong đó, 94 giờ giảm là do cải cách, đơn giản hóa tại các thủ tục về khai thuế giá trị gia tăng và 20 giờ giảm là do những cải cách, đơn giản hóa các thủ tục về nộp và quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Số lần nộp thuế giảm từ 10 lần năm 2019 xuống còn 6 lần năm 2020. Tổng mức thuế suất (tỷ lệ tổng thuế và đóng góp) giảm 0,2%, từ mức 37,8% năm 2019 xuống còn 37,6% năm 2020.
Ngoài ra, theo DB 2020, Việt Nam có 01 chỉ số duy trì thứ hạng, đó là tiếp cận điện năng. Theo đó, chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam tiếp tục đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN - nằm trong nhóm ASEAN-4, đồng thời duy trì vị trí xếp hạng 27 trên tổng số 190 quốc gia và nền kinh tế. Trong khi đó, theo DB 2020 chỉ số tiếp cận điện năng khu vực ASEAN năm 2019 đã chứng kiến sự tụt hạng của một số quốc gia như Singapore từ vị trí thứ 16 xuống vị trí thứ 19 thế giới, Philippines tụt xuống đứng thứ 6 khu vực sau Brunei.
Chỉ số điện năng được DB 2020 đánh giá theo các tiêu chí: Thủ tục, thời gian và chi phí để kết nối với lưới điện, độ tin cậy cung cấp điện và tính minh bạch của giá điện. Trong đó, về số thủ tục và thời gian thực hiện của ngành Điện Việt Nam tiếp tục duy trì vị trí thứ 2 trong khu vực ASEAN. Và khi so sánh Việt Nam với các quốc gia tham gia ký kết Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cho thấy chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam đang ở nhóm 4 nước tốt nhất của các nước tham gia hiệp định này.
Tuy nhiên, cũng từ báo cáo DB 2020, Việt Nam có tới 6/10 chỉ số còn lại giảm bậc, trong đó, thành lập doanh nghiệp tuy tăng điểm (nhờ giảm 1 ngày thực hiện thủ tục), nhưng giảm tới 11 bậc. Xin giấy phép xây dựng giảm 4 bậc, không có cải cách nào được ghi nhận, nhưng tăng điểm nhẹ bởi tỷ lệ chi phí chính thức/giá trị công trình giảm (do giá trị công trình tăng lên nên tỷ lệ này giảm).
4 chỉ số giảm bậc, không có cải cách nào được ghi nhận và điểm số giữ nguyên, gồm: Đăng ký tài sản (giảm 4 bậc); bảo vệ lợi ích nhà đầu tư thiểu số (giảm 8 bậc); giao thương quốc tế (giảm 4 bậc) và thực thi hợp đồng (giảm 6 bậc).
Chỉ số xử lý khi mất khả năng thanh toán mặc dù giảm 0,1 điểm, nhưng tăng 11 bậc. Điều này có thể lý giải là do một số nước khác có bước lùi về chỉ số này.
Bức tranh môi trường kinh doanh tại Việt Nam qua DB 2020 cho thấy, Việt Nam đã có sự cải thiện về chất lượng môi trường kinh doanh (qua việc tăng điểm), song sự cải thiện này còn ít và chậm; trong khi một số nền kinh tế cải cách nhanh và mạnh mẽ hơn. Cụ thể như, trong ASEAN, Singapore duy trì ổn định vị trí thứ 2 từ năm 2016; Malaysia tăng hạng nhiều và liên tiếp trong hai năm gần đây (qua hai năm tăng 12 bậc); Thái Lan tăng tốc mạnh trong năm 2017 (tăng 20 bậc) và tiếp tục tăng trong 6 bậc trong 2019; Indonesia sau 3 năm cải thiện mạnh mẽ và liên tục (năm 2017 tăng 42 bậc so với 2014), từ 2018 có xu hướng chững lại; Philippines tăng tới 29 bậc trong năm nay.
Cải cách môi trường kinh doanh ở Việt Nam còn thách thức với nhiều chỉ số trong nhiều năm không cải thiện hoặc cải thiện chậm. Vì thế, việc đạt mục tiêu của Chính phủ vào nhóm nước ASEAN 4 càng trở nên khó khăn, thách thức hơn.
Mặc dù thời gian qua Chính phủ đã có nhiều nỗ lực, quyết tâm trong cải cách, song việc hiện thực hoá bằng hành động cải cách của các bộ, ngành, địa phương còn hạn chế. Bởi vậy, để Việt Nam cải thiện mạnh mẽ hơn môi trường kinh doanh, tạo niềm tin cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy đầu tư, tạo việc làm, thu nhập và tăng trưởng bền vững, trong thời gian tới, ngoài quyết tâm và nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, cần có sự đồng hành tham gia của các doanh nghiệp thông qua chia sẻ vấn đề, cùng tìm kiếm giải pháp và các kinh nghiệm thực thi tốt. Có như vậy môi trường kinh doanh của nước ta mới thật sự cởi mở, minh bạch, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững, đồng thời cũng giúp cộng đồng doanh nghiệp tuân thủ pháp luật tốt hơn./.
NCS. Võ Công Chánh
TS. Nguyễn Nữ Đoàn Vy
Đối với Việt Nam, trong số 10 chỉ số được đánh giá trong DB 2020, Việt Nam có 5 chỉ số tăng điểm gồm: Thành lập doanh nghiệp, xin giấy phép xây dựng, tiếp cận điện năng, vay vốn, nộp thuế. Có 4/10 chỉ số giữ nguyên điểm số, gồm: Đăng ký tài sản, bảo vệ lợi ích nhà đầu tư thiểu số, giao thương quốc tế và thực thi hợp đồng. Có 1 chỉ số giảm 0,1 điểm là chỉ số xử lý khi mất khả năng thanh toán. Trong các tiêu chí được đánh giá, Ngân hàng thế giới đánh giá Việt Nam có cải cách, giúp việc kinh doanh dễ dàng hơn là vay vốn và nộp thuế. Tiêu chí có thứ hạng cao nhất là xin giấy phép xây dựng (xếp thứ 25) và thấp nhất là xử lý khi mất khả năng thanh toán (xếp thứ 122).
Trong 5 chỉ số tăng điểm, có 2 chỉ số được ghi nhận cải cách về quy định và thực thi. Đây cũng là hai trong ba chỉ số tăng hạng, đó là vay vốn và nộp thuế. Trong đó, về chỉ số vay vốn, Ngân hàng thế giới ghi nhận cải cách về tiếp cận thông tin tín dụng với việc cung cấp dữ liệu từ nhà bán lẻ. Nhờ vậy, chỉ số vay vốn tăng 5 điểm và 7 bậc (từ thứ hạng 32 lên thứ hạng 25).
Đáng chú ý là chỉ số nộp thuế (Paying Taxes) của Việt Nam tăng 22 bậc, đưa Việt Nam từ vị trí thứ 131 lên xếp thứ 109 trong tổng số 190 quốc gia được đánh giá.
Với việc chỉ số nộp thuế của Việt Nam tăng 22 bậc, ngành thuế Việt Nam đã vượt chỉ tiêu của Chính phủ đề ra tại Nghị quyết số 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021. Theo đó, mục tiêu chỉ số nộp thuế năm 2019 tăng lên 7-10 bậc, tiệm cận mục tiêu đến năm 2021 lên 30-40 bậc.
Để đánh giá về chỉ số nộp thuế, Ngân hàng thế giới đã căn cứ vào các tiêu chí như: Số giờ nộp thuế, số lần nộp thuế trong năm, tổng mức thuế suất trên lợi nhuận, chỉ số sau kê khai (hoàn thuế giá trị gia tăng, thanh/kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp). Báo cáo DB 2020 của Ngân hàng thế giới cũng cho biết, phần lớn các chỉ số này đều có sự cải thiện so với năm trước đó và được ghi nhận nhờ những nỗ lực của Chính phủ và các cơ quan bộ, ngành tại Việt Nam. Cụ thể, thời gian nộp thuế giảm 114 giờ (từ 498 xuống 384 giờ); trong đó, 94 giờ giảm là do cải cách, đơn giản hóa tại các thủ tục về khai thuế giá trị gia tăng và 20 giờ giảm là do những cải cách, đơn giản hóa các thủ tục về nộp và quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Số lần nộp thuế giảm từ 10 lần năm 2019 xuống còn 6 lần năm 2020. Tổng mức thuế suất (tỷ lệ tổng thuế và đóng góp) giảm 0,2%, từ mức 37,8% năm 2019 xuống còn 37,6% năm 2020.
Ngoài ra, theo DB 2020, Việt Nam có 01 chỉ số duy trì thứ hạng, đó là tiếp cận điện năng. Theo đó, chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam tiếp tục đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN - nằm trong nhóm ASEAN-4, đồng thời duy trì vị trí xếp hạng 27 trên tổng số 190 quốc gia và nền kinh tế. Trong khi đó, theo DB 2020 chỉ số tiếp cận điện năng khu vực ASEAN năm 2019 đã chứng kiến sự tụt hạng của một số quốc gia như Singapore từ vị trí thứ 16 xuống vị trí thứ 19 thế giới, Philippines tụt xuống đứng thứ 6 khu vực sau Brunei.
Chỉ số điện năng được DB 2020 đánh giá theo các tiêu chí: Thủ tục, thời gian và chi phí để kết nối với lưới điện, độ tin cậy cung cấp điện và tính minh bạch của giá điện. Trong đó, về số thủ tục và thời gian thực hiện của ngành Điện Việt Nam tiếp tục duy trì vị trí thứ 2 trong khu vực ASEAN. Và khi so sánh Việt Nam với các quốc gia tham gia ký kết Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cho thấy chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam đang ở nhóm 4 nước tốt nhất của các nước tham gia hiệp định này.
Tuy nhiên, cũng từ báo cáo DB 2020, Việt Nam có tới 6/10 chỉ số còn lại giảm bậc, trong đó, thành lập doanh nghiệp tuy tăng điểm (nhờ giảm 1 ngày thực hiện thủ tục), nhưng giảm tới 11 bậc. Xin giấy phép xây dựng giảm 4 bậc, không có cải cách nào được ghi nhận, nhưng tăng điểm nhẹ bởi tỷ lệ chi phí chính thức/giá trị công trình giảm (do giá trị công trình tăng lên nên tỷ lệ này giảm).
4 chỉ số giảm bậc, không có cải cách nào được ghi nhận và điểm số giữ nguyên, gồm: Đăng ký tài sản (giảm 4 bậc); bảo vệ lợi ích nhà đầu tư thiểu số (giảm 8 bậc); giao thương quốc tế (giảm 4 bậc) và thực thi hợp đồng (giảm 6 bậc).
Chỉ số xử lý khi mất khả năng thanh toán mặc dù giảm 0,1 điểm, nhưng tăng 11 bậc. Điều này có thể lý giải là do một số nước khác có bước lùi về chỉ số này.
Bức tranh môi trường kinh doanh tại Việt Nam qua DB 2020 cho thấy, Việt Nam đã có sự cải thiện về chất lượng môi trường kinh doanh (qua việc tăng điểm), song sự cải thiện này còn ít và chậm; trong khi một số nền kinh tế cải cách nhanh và mạnh mẽ hơn. Cụ thể như, trong ASEAN, Singapore duy trì ổn định vị trí thứ 2 từ năm 2016; Malaysia tăng hạng nhiều và liên tiếp trong hai năm gần đây (qua hai năm tăng 12 bậc); Thái Lan tăng tốc mạnh trong năm 2017 (tăng 20 bậc) và tiếp tục tăng trong 6 bậc trong 2019; Indonesia sau 3 năm cải thiện mạnh mẽ và liên tục (năm 2017 tăng 42 bậc so với 2014), từ 2018 có xu hướng chững lại; Philippines tăng tới 29 bậc trong năm nay.
Cải cách môi trường kinh doanh ở Việt Nam còn thách thức với nhiều chỉ số trong nhiều năm không cải thiện hoặc cải thiện chậm. Vì thế, việc đạt mục tiêu của Chính phủ vào nhóm nước ASEAN 4 càng trở nên khó khăn, thách thức hơn.
Mặc dù thời gian qua Chính phủ đã có nhiều nỗ lực, quyết tâm trong cải cách, song việc hiện thực hoá bằng hành động cải cách của các bộ, ngành, địa phương còn hạn chế. Bởi vậy, để Việt Nam cải thiện mạnh mẽ hơn môi trường kinh doanh, tạo niềm tin cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy đầu tư, tạo việc làm, thu nhập và tăng trưởng bền vững, trong thời gian tới, ngoài quyết tâm và nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, cần có sự đồng hành tham gia của các doanh nghiệp thông qua chia sẻ vấn đề, cùng tìm kiếm giải pháp và các kinh nghiệm thực thi tốt. Có như vậy môi trường kinh doanh của nước ta mới thật sự cởi mở, minh bạch, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững, đồng thời cũng giúp cộng đồng doanh nghiệp tuân thủ pháp luật tốt hơn./.
Báo cáo mức độ thuận lợi đối với hoạt động kinh doanh (gọi tắt là Báo cáo Môi trường kinh doanh - Doing Business (DB) của Ngân hàng thế giới là Báo cáo kết quả điều tra, khảo sát về các quy định dẫn tới thúc đẩy hoặc hạn chế hoạt động kinh doanh. Đây là báo cáo thường niên, được thực hiện hàng năm kể từ năm 2003. Báo cáo đưa ra bảng xếp hạng tổng hợp về môi trường kinh doanh dựa trên bộ chỉ số đánh giá về các quy định liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và về bảo vệ quyền sở hữu, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước. Để thực hiện bảng xếp hạng này, Ngân hàng thế giới tập hợp thông tin về những thay đổi trong khuôn khổ pháp lý, thủ tục hành chính và những trở ngại về kỹ thuật trong việc bắt đầu thành lập hoặc mở rộng hoạt động của một doanh nghiệp. Báo cáo Môi trường kinh doanh lần đầu tiên được gọi là Doing Business 2004, xem xét 5 chỉ số và 133 nền kinh tế. Năm 2019, Doing Business 2020 của Ngân hàng thế giới chấm điểm và xếp hạng 190 nền kinh tế bao gồm cả những nền kinh tế nhỏ nhất và một số nước nghèo nhất, dựa trên 10 tiêu chí, gồm: Thành lập doanh nghiệp, Xin giấy phép xây dựng, Nộp thuế, Tiếp cận điện năng, Bảo vệ lợi ích nhà đầu tư thiểu số, Giao thương quốc tế, Thực thi hợp đồng, Đăng ký tài sản, Vay vốn và Xử lý khi mất khả năng thanh toán. 2 tiêu chí khác là Thuê nhân công và Hợp đồng với Chính phủ cũng được nghiên cứu nhưng không dùng để chấm điểm. |
NCS. Võ Công Chánh
TS. Nguyễn Nữ Đoàn Vy