Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, ngành Dệt may Việt Nam đang phải đối diện với nhiều thách thức do tác động của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, như: Đơn hàng sụt giảm, lãi suất tăng cao và chênh lệch tỷ giá, các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như Mỹ, EU đều giảm mạnh do nhu cầu tiêu dùng giảm, người dân thắt chặt chi tiêu... Trong bài viết này, nhóm tác giả nêu lên thực trạng xuất khẩu dệt may thời gian qua và đưa ra một số giải pháp căn bản để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam thời kỳ hậu Covid-19. Bài báo nằm trong đề tài cấp Bộ “Đánh giá tác động của Đại dịch Covid-19 đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, giải pháp đến năm 2021, định hướng đến năm 2030” mã số B2021-NTH-03".
Tình hình xuất khẩu dệt may thời gian qua
Tình hình xuất khẩu dệt may thời gian qua
Trước khi xảy ra dịch bệnh Covid-19, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đã có những bước tiến tích cực cả về sản xuất và xuất khẩu. Trong đó, tốc độ tăng trưởng trong sản xuất ngành dệt may bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 7,9%/năm, riêng năm 2018 tăng trên 33%.
Năm 2019, đại dịch Covid-19 bắt đầu làm đứt gãy nguồn cung nguyên liệu, thu hẹp thị trường tiêu thụ các sản phẩm may mặc, nhu cầu sản phẩm dệt may giảm sút mạnh. Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 39 tỷ USD (thấp hơn 1 tỷ USD so với mục tiêu đầu năm). Năm 2020, xuất khẩu toàn ngành dệt may Việt Nam tiếp tục giảm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu, với tỷ lệ giảm khoảng 10% so với năm 2019. Đối mặt với khó khăn, các doanh nghiệp dệt may đã thích ứng, chuyển dịch sang sản xuất các mặt hàng y tế như khẩu trang, quần áo bảo hộ,... để duy trì sản xuất, hạn chế một phần tổn thất mà đại dịch mang lại.
Bên cạnh đó, cùng với những chính sách hỗ trợ của Chính phủ, sự ra đời của vaccine Covid-19 đã giúp các quốc gia dần ổn định tình hình, mở cửa trở lại và cho phép nhập khẩu hàng hóa. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 01/08/2020 cũng là một tác động tích cực giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam mở rộng thị trường. Những tháng đầu năm 2021, thị trường dệt may toàn cầu có xu hướng hồi phục bởi các gói hỗ trợ về kinh tế và thông tin tích cực về triển khai vắc xin phòng dịch Covid-19; nhu cầu các mặt hàng nói chung và may mặc nói riêng đã phần nào hồi phục trở lại. Việc chuyển dịch đơn hàng từ các quốc gia cạnh tranh, đặc biệt từ Myanma giúp cho Việt Nam đón nhận một lượng đơn hàng đột biến ngay từ quý I/2021. Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam, cuối năm 2021, việc sản xuất của doanh nghiệp được khôi phục đã giúp ngành dệt may đạt 39 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tương đương với năm 2019. Trong đó, hàng may mặc đạt 28,9 tỷ USD, tăng 4% so với năm 2020; xơ, sợi dự kiến đạt 5,5 tỷ, tăng trên 49% chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc... Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của dệt may Việt Nam với 15,9 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2020; EU đạt 3,7 tỷ USD, tăng 14%; Hàn Quốc đạt 3,6 tỷ USD và Trung Quốc 4,4 tỷ USD chủ yếu là xuất khẩu sợi.
Năm 2019, đại dịch Covid-19 bắt đầu làm đứt gãy nguồn cung nguyên liệu, thu hẹp thị trường tiêu thụ các sản phẩm may mặc, nhu cầu sản phẩm dệt may giảm sút mạnh. Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 39 tỷ USD (thấp hơn 1 tỷ USD so với mục tiêu đầu năm). Năm 2020, xuất khẩu toàn ngành dệt may Việt Nam tiếp tục giảm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu, với tỷ lệ giảm khoảng 10% so với năm 2019. Đối mặt với khó khăn, các doanh nghiệp dệt may đã thích ứng, chuyển dịch sang sản xuất các mặt hàng y tế như khẩu trang, quần áo bảo hộ,... để duy trì sản xuất, hạn chế một phần tổn thất mà đại dịch mang lại.
Bên cạnh đó, cùng với những chính sách hỗ trợ của Chính phủ, sự ra đời của vaccine Covid-19 đã giúp các quốc gia dần ổn định tình hình, mở cửa trở lại và cho phép nhập khẩu hàng hóa. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 01/08/2020 cũng là một tác động tích cực giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam mở rộng thị trường. Những tháng đầu năm 2021, thị trường dệt may toàn cầu có xu hướng hồi phục bởi các gói hỗ trợ về kinh tế và thông tin tích cực về triển khai vắc xin phòng dịch Covid-19; nhu cầu các mặt hàng nói chung và may mặc nói riêng đã phần nào hồi phục trở lại. Việc chuyển dịch đơn hàng từ các quốc gia cạnh tranh, đặc biệt từ Myanma giúp cho Việt Nam đón nhận một lượng đơn hàng đột biến ngay từ quý I/2021. Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam, cuối năm 2021, việc sản xuất của doanh nghiệp được khôi phục đã giúp ngành dệt may đạt 39 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tương đương với năm 2019. Trong đó, hàng may mặc đạt 28,9 tỷ USD, tăng 4% so với năm 2020; xơ, sợi dự kiến đạt 5,5 tỷ, tăng trên 49% chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc... Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của dệt may Việt Nam với 15,9 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2020; EU đạt 3,7 tỷ USD, tăng 14%; Hàn Quốc đạt 3,6 tỷ USD và Trung Quốc 4,4 tỷ USD chủ yếu là xuất khẩu sợi.
Ảnh minh họa
Bước sang năm 2022, ngành dệt may tiếp tục chịu nhiều áp lực lớn. Mặc dù xuất khẩu dệt may tăng trưởng tương đối tốt trong nửa đầu năm 2022, song, trong 6 tháng cuối năm 2022, các thị trường chính của dệt may Việt Nam rơi vào lạm phát, sức mua suy giảm mạnh, đến quý IV/2022, đơn hàng đã giảm đến 30%, có doanh nghiệp giảm đến 70% đơn hàng ở thị trường châu Âu (do lạm phát cao làm giảm chi tiêu của người dân, trong đó may mặc là mặt hàng được cắt giảm chi tiêu nhiều). Ngoài ra, bất lợi về tỷ giá với các đối thủ cạnh tranh, tình trạng thiếu lao động sau đại dịch, yêu cầu truy soát nguồn gốc bông, vải, sợi hay xanh hóa dệt may từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cũng là những thách thức mà doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải đối mặt. Bên cạnh đó, các thị trường là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam, như: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc)... vẫn đang áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt chống Covid-19, ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng nguyên, phụ liệu và tiêu thụ sản phẩm dệt may của Việt Nam. Song với rất nhiều nỗ lực phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, chung cả năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam vẫn đạt khoảng 4,4 tỷ USD, tăng 8,8% so với năm 2021.
Năm 2023, ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu khoảng 46 - 47 tỷ USD. Tuy nhiên số liệu thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong ba tháng đầu năm 2023 đạt hơn 8,7 tỷ USD, giảm 18,63% so với cùng kỳ năm 2022. Áp lực tiếp tục gia tăng khi ngành may bị giảm đơn hàng trung bình từ 25% đến 27% do sức mua toàn cầu giảm, hàng tồn kho tăng cao, các thị trường xuất khẩu chính đều giảm hoặc tăng không đáng kể. Bên cạnh đó, những đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ nhiều chính sách khác của nhãn hàng, như phát triển bền vững, xanh hóa, tiết kiệm năng lượng, giảm khí thải... đã gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp; lực lượng lao động của ngành có xu hướng giảm vì tình trạng đơn hàng chưa được phục hồi và cạnh tranh gay gắt với các ngành công nghiệp khác. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chính sách phù hợp để giữ chân người lao động, duy trì hoạt động và hiệu quả sản xuất.
Bên cạnh những áp lực đó, nhiều công ty dệt may phải giảm giá trị đơn hàng do chịu sức ép giảm giá từ các nhà bán lẻ nước ngoài. Hiện tượng giãn hủy đơn hàng, điều kiện kinh doanh khó khăn khiến các doanh nghiệp dự báo phải đối mặt với rủi ro chậm thanh toán từ đối tác, ảnh hưởng đến dòng tiền, thậm chí là phát sinh nợ xấu. Trong khi sức cầu tại thị trường đầu ra suy yếu, nhiều doanh nghiệp còn phải đối mặt với biến động tỷ giá, lãi suất. Một số công ty chấp nhận những đơn hàng giá gia công thấp, thậm chí lỗ để duy trì lượng khách hàng, tạo việc làm cho người lao động.
Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam thời kỳ hậu Covid-19
Năm 2023, ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu khoảng 46 - 47 tỷ USD. Tuy nhiên số liệu thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong ba tháng đầu năm 2023 đạt hơn 8,7 tỷ USD, giảm 18,63% so với cùng kỳ năm 2022. Áp lực tiếp tục gia tăng khi ngành may bị giảm đơn hàng trung bình từ 25% đến 27% do sức mua toàn cầu giảm, hàng tồn kho tăng cao, các thị trường xuất khẩu chính đều giảm hoặc tăng không đáng kể. Bên cạnh đó, những đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ nhiều chính sách khác của nhãn hàng, như phát triển bền vững, xanh hóa, tiết kiệm năng lượng, giảm khí thải... đã gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp; lực lượng lao động của ngành có xu hướng giảm vì tình trạng đơn hàng chưa được phục hồi và cạnh tranh gay gắt với các ngành công nghiệp khác. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chính sách phù hợp để giữ chân người lao động, duy trì hoạt động và hiệu quả sản xuất.
Bên cạnh những áp lực đó, nhiều công ty dệt may phải giảm giá trị đơn hàng do chịu sức ép giảm giá từ các nhà bán lẻ nước ngoài. Hiện tượng giãn hủy đơn hàng, điều kiện kinh doanh khó khăn khiến các doanh nghiệp dự báo phải đối mặt với rủi ro chậm thanh toán từ đối tác, ảnh hưởng đến dòng tiền, thậm chí là phát sinh nợ xấu. Trong khi sức cầu tại thị trường đầu ra suy yếu, nhiều doanh nghiệp còn phải đối mặt với biến động tỷ giá, lãi suất. Một số công ty chấp nhận những đơn hàng giá gia công thấp, thậm chí lỗ để duy trì lượng khách hàng, tạo việc làm cho người lao động.
Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam thời kỳ hậu Covid-19
Thời gian tới, dự báo tình hình kinh tế thế giới nói chung và ngành dệt may nói riêng còn nhiều khó khăn. Trên thế giới, suy thoái kinh tế toàn cầu, chính sách tiền tệ thắt chặt hiện nay sẽ làm giảm nhu cầu tại các quốc gia nhập khẩu hàng dệt may lớn của Việt Nam. Ðồng thời, trong nước, doanh nghiệp phải cạnh tranh ngày càng gay gắt với các doanh nghiệp của Trung Quốc khi họ mở cửa trở lại, đặc biệt, Trung Quốc đang là đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam tại thị trường Mỹ. Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam thời kỳ hậu Covid-19 cần thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành tìm kiếm nhà phân phối, sản xuất, xuất khẩu nguyên phụ liệu của nước ngoài để thông tin cho các ngành sản xuất trong nước, phát triển công nghiệp hỗ trợ, thực hiện các giải pháp hỗ trợ để phát triển sản xuất hàng hóa làm nguyên liệu đầu vào, đảm bảo sự ổn định của doanh nghiệp.
Thứ hai, các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới đặt ra yêu cầu về quy tắc xuất xứ, sợi và vải phải sản xuất tại Việt Nam, sử dụng tại Việt Nam hoặc ở các nước trong khối FTA mới được chứng nhận quy tắc xuất xứ và được hưởng thuế ưu đãi. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may buộc phải tập trung phát triển theo toàn bộ chuỗi, hình thành nên chuỗi giá trị trong nước. Đây cũng vừa là những khó khăn, thách thức, đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may cần nỗ lực hơn nữa và có sự hỗ trợ từ phía Chính phủ.
Thứ ba, đối với doanh nghiệp may, cần linh hoạt cơ cấu chuyển đổi mặt hàng để đảm bảo đơn hàng đáp ứng nhu cầu thị trường. Tập trung vào các giải pháp hình thành chuỗi sản xuất dệt kim trọn gói, phát triển sản xuất xanh, phát triển nguồn nhân lực chất lượng. Doanh nghiệp cần đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề lao động, sẵn sàng ký nhận những đơn hàng thời vụ, thời gian giao nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Thứ tư, các doanh nghiệp cần chủ động nghiên cứu thị trường, đổi mới phương thức kinh doanh để phòng, tránh rủi ro; đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu thông qua kênh thương mại điện tử, qua các sàn thương mại điện tử trên thế giới như: Amazon, Ebay, Alibaba để có thể tiếp cận thị trường hiệu quả.
Thứ năm, doanh nghiệp dệt may cần tăng cường đầu tư công nghệ mới, tiết kiệm năng lượng, giảm sử dụng hóa chất, giảm phát thải; sử dụng tối đa năng lượng tái tạo; đẩy mạnh sản xuất sản phẩm tái chế, cập nhật để đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường và trách nhiệm xã hội. Thực hiện thành công công tác chuyển đổi số, đặc biệt chú trọng tới nguồn nhân lực thiết kế cho ngành công nghiệp thời trang để từng bước tiến tới làm hàng FOB (mua vật liệu, sản xuất, bán sản phẩm) và ODM (thiết kế, sản xuất, bán sản phẩm).
Thứ sáu, doanh nghiệp cần đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu đồng thời đảm bảo yêu cầu về quy tắc xuất xứ của các Hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là Hiệp định Thương mại tự do EVFTA, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP./.
Tài liệu tham khảo
Thứ nhất, Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành tìm kiếm nhà phân phối, sản xuất, xuất khẩu nguyên phụ liệu của nước ngoài để thông tin cho các ngành sản xuất trong nước, phát triển công nghiệp hỗ trợ, thực hiện các giải pháp hỗ trợ để phát triển sản xuất hàng hóa làm nguyên liệu đầu vào, đảm bảo sự ổn định của doanh nghiệp.
Thứ hai, các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới đặt ra yêu cầu về quy tắc xuất xứ, sợi và vải phải sản xuất tại Việt Nam, sử dụng tại Việt Nam hoặc ở các nước trong khối FTA mới được chứng nhận quy tắc xuất xứ và được hưởng thuế ưu đãi. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may buộc phải tập trung phát triển theo toàn bộ chuỗi, hình thành nên chuỗi giá trị trong nước. Đây cũng vừa là những khó khăn, thách thức, đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may cần nỗ lực hơn nữa và có sự hỗ trợ từ phía Chính phủ.
Thứ ba, đối với doanh nghiệp may, cần linh hoạt cơ cấu chuyển đổi mặt hàng để đảm bảo đơn hàng đáp ứng nhu cầu thị trường. Tập trung vào các giải pháp hình thành chuỗi sản xuất dệt kim trọn gói, phát triển sản xuất xanh, phát triển nguồn nhân lực chất lượng. Doanh nghiệp cần đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề lao động, sẵn sàng ký nhận những đơn hàng thời vụ, thời gian giao nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Thứ tư, các doanh nghiệp cần chủ động nghiên cứu thị trường, đổi mới phương thức kinh doanh để phòng, tránh rủi ro; đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu thông qua kênh thương mại điện tử, qua các sàn thương mại điện tử trên thế giới như: Amazon, Ebay, Alibaba để có thể tiếp cận thị trường hiệu quả.
Thứ năm, doanh nghiệp dệt may cần tăng cường đầu tư công nghệ mới, tiết kiệm năng lượng, giảm sử dụng hóa chất, giảm phát thải; sử dụng tối đa năng lượng tái tạo; đẩy mạnh sản xuất sản phẩm tái chế, cập nhật để đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường và trách nhiệm xã hội. Thực hiện thành công công tác chuyển đổi số, đặc biệt chú trọng tới nguồn nhân lực thiết kế cho ngành công nghiệp thời trang để từng bước tiến tới làm hàng FOB (mua vật liệu, sản xuất, bán sản phẩm) và ODM (thiết kế, sản xuất, bán sản phẩm).
Thứ sáu, doanh nghiệp cần đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu đồng thời đảm bảo yêu cầu về quy tắc xuất xứ của các Hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là Hiệp định Thương mại tự do EVFTA, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP./.
Tài liệu tham khảo
- Chương, P.H., (2020). Tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam. Kinh tế & Phát triển, số 274, tháng 4/2020.
- Hiếu, N.T., Anh, T.T., Đông, Đ.T. and Tùng, H.S., (2020). Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Nghiên cứu thực tiễn ở miền Bắc Việt Nam. Kinh tế & Phát triển, số 274, tháng 4/2020.
- Minh, N.D., (2020). Sự chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu dưới tác động của Covid-19 - Thuận lợi và khó khăn đối với Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số 221, tháng 10/2020.
Vũ Thị Minh Ngọc, Hoàng Hương Giang, Lưu Quý Nhân, Ngô Thanh Hiền
Trường Đại học Ngoại thương